Chuyên Đề Một số hình thức chuyển giao công nghệ để phục vụ quá trình CNH-HĐH

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số hình thức chuyển giao công nghệ để phục vụ quá trình CNH-HĐH

    Phần I: Mở đầu

    I. Tính cấp thiết của đề tài.

    Trong nền “Văn minh trí tuệ” khoa học - công nghệ đem lại những thành tựu to lớn, đang tác động sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài người làm biến đổi tận gốc mọi yếu tố của lực lượng sản xuất, của tự nhiên- xã hội và ngay bản thân con người.

    Nước ta điểm xuất phát là nước nông nghiệp, khoa học - công nghệ tuy đã có những bước tiến song vẫn thuộc loại lạc hậu. Do vậy, việc chuyển giao công nghệ là vấn đề vô cùng cấp bách. Nghị quyết hội nghị TW lần thứ 2 (khoá 8) đã khẳng định “ cùng với giáo dục- đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để khẳng giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội” [8,59]

    Trước đây cũng như hiện nay công nghiệp hoá, hiện đại hoá vẫn được coi là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ, nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực chất của công nghiệp hoá là đưa nền sản xuất xã hội từ thủ công lạc hậu sang lao động bằng máy móc và phương tiện kỹ thuật mới hiện đại, tăn năng suất lao động xã hội, mở rộng tích luỹ nâng cao đời sống của nhân dân.

    Trong giai đoạn hiện nay công nghệp hoá , hiện đại hoá ở nước ta được thực hiện theo đường lối đổi mới, thực hiện chính sách kinh tế mở cửa: theo quan điểm kinh mở nền kinh tế nước ta phải hội nhập với kinh tế thế giới phát huy lợi thế so sánh của mình, đồng thời khai thác cái hay, cái tốt của bên ngoài thông qua xuất nhập khẩu thu hút vốn đầu tư và công nghệ.

    Vì vậy việc nghiên cứu đề tài : " Một số hình thức chuyển giao công nghệ để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
    II. Tình hình nghiên cứu.

    Chuyển giao công nghệ là một đề tài hấp dẫn của khoa học kinh tế, cho nên đã có nhiều công trình nghiên cứu nó ở cấp độ quốc tế. tuy nhiên, ở Việt Nam trước đại hội VI ít công trình đánh giá mặt ưu điểm khoa học công nghệ thường phân tích minh hoạ theo hướng phê phán, cảnh giác trước sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Sau đại hộiVI, trên quan điểm đổi mới nên việc nhận thức vai trò KH- CN đã có những nét mới, nhất là qua thực tiễn tiếp cận, hợp tác, mua . công nghệ mới. Đã có một số đè tài có nghiên cứu về công nghệ như: Đổi mới công nghệ nghành, chuyển giao công nghệ trong điều kiện kinh tế thị trường .Nhưng chủ yếu dưới giác độ kinh tế kỹ thuật, ít có công trình nghiên cứu theo giác độ KTCT. vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu vấn đề này là một vấn đề đặt ra rất phong phú theo bước tiến của thời đại.

    III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

    a/ Mục đích: Qua phân tich vai trò của khoa học công nghệ chuyển giao công nghệ, thực trạng và những thách thức đang đặt ra trong việc tiếp thu đổi mới công nghệ mà tác giả khoá luận lựa chọn các phương hướng và giải pháp hợp lý nhằm tiếp thu và sử dụng công nghệ có hiệu quả để phát triển kinh tế đất nước.

    b/ Nhiệm vụ:

    - Xem xét vai trò của khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ nhằm định hướng cho việc lựa chọn, tiếp thu công nghệ mới vào nước ta.

    - Phân tích và đánh giá thực trạng tiếp thu- đổi mưói công nghệ ở nước ta và kinh nghiệm chuyển giao công nghệ ở một số nước trong khu vực.

    - Đề ra những phương hướng và giải pháp hợp lý nhằm tiếp thu đổi mới công nghệ có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nước.

    IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

    Khoá luận dựa trên phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các tài liệu về chiến lược phát triển khoa học- công nghệ và các văn kiện hội nghị của BCHTW Đảng về khoa học - công nghệ

    Ngoài ra khoá luận còn sử dụng phương pháp logíc kết hợp với phưong pháp lịch sử, so sánh phân tích, tổng hợp, thống kê.

    V. ý nghĩa của khoá luận.

    Đối với cá nhân: Việc viết khoá luận bước đầu giúp tôi làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tiếp cận nghiên cứu những vấn đề mới có tính thực tiễn ở Việt Nam, nâng cao nhận thức về chuyên nghành kinh tế chính trị

    ý nghĩa lý luận và thực tiễn: Khoá luận có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu bước đầu cho những ai quan tâm đến vấn đề chuyển giao công nghệ cuả một số nước trong khu vực và Việt Nam

    VI. Kết cấu của khoá luận.

    Ngoài phần mơ đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 2 chương:

    Chương I: Lý luận chung về chuyển giao công nghệ

    Chương II: Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh và phát triển chuyển giao công nghệ.


     
Đang tải...