Tiểu Luận Một số hiểu biết về văn học so sánh

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ VĂN HỌC SO SÁNH
    Lời mở đầu


    Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, xã hội phương Tây giai cấp tư sản phát triển lên đến đỉnh cao. Xã hội loài người chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản. Xã hội tư bản đòi hỏi sự giao lưu về khoa học kỹ thuật, văn hóa trong đó có sự giao lưu văn học giữa các nước. Đó chính là điều kiện để bộ môn văn học so sánh ra đời, đánh dấu bằng sự kiện thành lập tổ bộ môn Văn học so sánh tại Đại học Lyon (Pháp) vào năm 1896.


    Trước tiên, chúng ta cần khẳng định văn học so sánh không phải là so sánh văn học. Bởi lẽ so sánh là một thao tác, một thủ pháp. So sánh văn học là phương pháp của tất cả các ngành nghiên cứu văn học, không phải riêng của văn học so sánh.


    Văn học so sánh là một bộ môn trong văn học sử, xuất hiện do những điều kiện lịch sử cụ thể, do sự phân công lao động trong ngành nghiên cứu văn học. Văn học so sánh hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành một bộ môn độc lập. Nó có đối tượng nghiên cứu riêng, mục đích và phương pháp luận riêng.
    Đối tượng nghiên cứu của văn học so sánh:


    Là bộ môn trong văn học sử nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc (hay văn học quốc gia) nên chúng ta phải chú ý mối quan hệ giữa hiện tượng văn học của văn học dân tộc không phải là đối tượng của văn học so sánh. Nó chỉ là so sánh văn học mà thôi. Đối tượng của văn học so sánh xuất hiện theo dòng lịch sử:

    - Văn học so sánh nghiên cứu các mối quan hệ trực tiếp (kéo dài gần thế kỷ) từ đó nảy sinh nhiều vấn đề chưa thỏa đáng. Đó là việc xuất hiện sự phân biệt giữa các nền văn học lớn đối với các nền văn học nhược tiểu, coi văn học thế giới là văn học của các quốc gia có nền văn học lớn.​- Văn học so sánh nghiên cứu các hiện tượng tương đồng từ đó phát hiện ra quy luật phát triển văn học, những quy luật chung chi phối sự phát triển của văn học dân tộc và cả những hiện tượng đặc thù của mỗi nền văn học dân tộc, do đó đưa văn học so sánh thoát khỏi vòng luẩn quẩn khi chỉ đi vào nghiên cứu các mối quan hệ trực tiếp. Văn học so sánh nhờ thế mà phát triển mạnh, mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới, không mâu thuẫn với mục đích của văn học so sánh.​- Văn học so sánh nghiên cứu những tính chất, yếu tố đặc thù của các nền ch dân tộc được xác định qua so sánh. Ví dụ như khi nói văn học trung đại Việt Nam là bản sao của văn học trung đại Trung Quốc, ta đi tìm hiểu điểm riêng của văn học trung đại Việt Nam từ đó có thể khẳng định văn học trung đại Việt Nam là một nền văn học riêng, không phải là bản sao của văn học trung đại Trung Quốc.​Mục đích của văn học so sánh.​Có hai mục đích sau:​- So sánh các nền văn học dân tộc để tìm ra tính quy luật phát triển của văn học, phục vụ cho việc nghiên cứu văn học thế giới.​- Chứng minh cho tính đặc thù của các nền cho dân tộc.

    ​Như vậy, mục đích của văn học so sánh đã đề cập đến cặp phạm trù cái chung, cái riêng trong văn học, cụ thể là mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế. Cái chung nằm trong cái riêng. Cái riêng bao gồm cái chung và cái đặc thù. Mối quan hệ này luôn luôn vận động, phát triển cái chung phải dựa trên cái riêng. Không thể lấy một cái riêng để áp đặt cho những cái riêng khác, cũng không thể lấy tiêu chuẩn văn học của một dân tộc để áp đặt cho các nền văn học dân tộc khác.


    Phương pháp luận văn học so sánh


    Phương pháp luận là khoa học nghiên cứu về các nguyên tắc chỉ đạo công việc thực hành khoa học và nghiên cứu các phương pháp thực hành khoa học đó. Phương pháp luận đồng nghĩa với tập hợp các phương pháp. Trường bao quát của phương pháp luận đi từ các nguyên tắc đến các phương pháp, kỹ thuật thao tác và quy cách thực hiện một công trình khoa học. Bất cứ khâu nào trong này cũng có thể gọi là một vấn đề thuộc phương pháp luận.


    Phương pháp là đối tượng chính của phương pháp luận, là cách thức dùng nghiên cứu đối tượng để đạt đến hiệu quả. Phương pháp có một vị trí độc lập tương đối, là tài sản chung của mọi môn khoa học và mọi ngành nghiên cứu. Không có phương pháp nào chiếm vị trí độc tôn so với các phương pháp khác. Vì vậy, khi xây dựng một đối tượng nghiên cứu và áp dụng các phương pháp để nghiên cứu đối tượng ta cần căn cứ vào tính chất của đối tượng và mục đích nghiên cứu để chọn phương pháp chính, phụ.


    Dòng nước trong thành ra trong veo, độ trong tinh khiết và sáng. Hình như nó cũng vì mối tình trong trẻo kia mà trở nên thanh tịnh hơn. Không gian trên cao như có dây tơ, tơ liễu nhuộm trong bóng chiều bừng sáng “thướt tha” vừa yêu kiều lại vừa luyến lưu, bịn rịn. Đã bao lần Nguyễn Du nhắc đến thời gian chiều ta trong đoạn thơ này. Đến đây bóng tà chuyển thành “bóng chiều” nhuộm vào tơ liễu và lưu giữa mãi vẻ sáng đẹp, tha thướt in xuống gương nước dưới cầu. Dòng nước trong veo như tấm gương phản chiếu tạo cho cảnh lung linh
    Chỉ một đoạn “Truyền Kiều”, Nguyễn Du đã đem vào bao nhiêu mới mẻ của riêng ông. Cả “Truyền Kiều” còn bao nhiều điều sáng tạo: từ chuyện chi tiết nhỏ bé, đến những yếu tố lớn hơn về tình cảm, thái độ. Từ tiểu thuyết chuyển thể thành truyện thơ Nôm, mặc dầu không có gì mới về nội dung, tư tưởng, song “Truyền Kiều” của Nguyễn Du được người Việt yêu mến bởi nó phù hợp với tâm lý tiếp nhận của người Việt, nơi mà bất cứ ai cũng có thể làm và đọc lên được vài câu lục bát, phổ vào đó một phông văn hóa mới - phông văn hóa Việt Nam.


    Phương pháp luận nghiên cứu văn học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu các nguyên tắc chỉ đạo việc thực hành trong nghiên cứu văn học.
     
Đang tải...