Báo Cáo Một số hiểu biết về tiền lương, tiền thưởng ở Xí nghiệp đầu máy Hà Nội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1
    QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY HÀ NỘI


    1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
    Xí nghiệp Đầu máy Hà nội là 1 xí nghiệp thành viên trực thuộc Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I - Liên hiệp Đường sắt Việt Nam và đến 2003 chuyển đổi thành Công ty vận tải Hành khách đường sắt Hà nội thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Xí nghiệp Đầu máy Hà nội là một đơn vị quản lý sức kéo lớn nhất của ngành đường sắt Việt Nam.
    Xí nghiệp Đầu máy Hà nội được thành lập ngày 22/10/1995)thuộc chủ quản lý xí nghiệp Liên hợp đường sắt khu vực I (Nay là Công ty Vận tải hành khách Hà nội) nên không có tư cách pháp nhân đầy đủ mặc dù cơ quan chủ quản muốn tăng cường tính chủ động cao trong sản xuất kinh doanh, phân cấp phân quyền mạnh đến đâu thì cả 18 thành viên hợp lại mới hoàn thành một sản phẩm đưa ra thị trường xã hội đó là tấn hàng hoá km và hành khách km.
    Xí nghiệp đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Nhiều năm liền được công nhận là đơn vị lao động XHCN có 2 công nhân được phong tặng Anh hùng Lao động đó là Anh hùng lao động Nguyễn Minh Đức và Trịnh Hanh v.v.v.Ngày 25/2/1996 xí nghiệp được vinh dự đón Tổng bí thư Đỗ Mười về thăm. Năm 1997 XN được Nhà nước phong tặng "Huân chương Lao động hạng 3".
    1. Quá trình xây dựng và trưởng thành của XN :
    - Giai đoạn 1: (1955 - 1965).
    + Sau 10 năm hoà bình, ngành đường sắt tiến hành khôi phục và xây dựng lại các tuyến đường sắt trên miền bắc. Đây là giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất, bộ máy quản lý lực lượng lao động của XN.
    + XN đã tiếp quản hơn 80 đầu máy hơi nước của Pháp để lại. Thiết bị máy móc giai đoạn này được gia tăng đáng kể Thiết bị của Pháp vừa ít, vừa lạc hậu chỉ có 5 máy tiện vài máy bào, phay. XNđã được trang bị nhiều máy móc mới và các máy chuyên dùng, trong đó có bộ ky 120 tấn của Trung Quốc các bộ phận phụ trợ như cơ điện nước được tặng cường bổ sung về cơ sở vật chất.
    + XN được đầu tư kinh phí để nâng cấp cơ sở hạ tầng, sửa chữa được nhiều máy ra kéo được các đoàn tàu hàng, khách phục vụ đáng kể cho việc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước.
    + Khối lượng vận tải được tăng từ 182 triệu tấn km năm 1955 lên 1165 triệu tấn km năm 1965.
    + Số lượng cán bộ công nhân viên cũng được tăng từ 550 người năm 1955 lên tới 1360 người năm 1965.
    - Giai đpạn 2: (1966 - 1975).
    + Ngành đường sắt và XN bước vào thời kỳ mới, là đảm bảo giao thông quyết taam đánh thăng giặc Mỹ xâm lược. XN được đầu tư thêm sức kéo đó là 46 đầu máy hơi nước tự lực do Trung Quốc sản xuất theo thiết kế của Việt Nam. 16 đầu máy hơi nước khổ đường (1435). 20 đầu máy Điezen Đông Phương Hồng 3 của Trung Quốc chế tạo và bắt đầu chỉnh bị đầu máy TY5E do Liên Xô (cũ) sản xuất.
    + Trong giai đoạn này. Sản lượng vận tải tăng đáng kể từ 1182 trên tấn km năm 1966 lên 1611 trên tấn km năm 1975 (tăng 1,37 lần). Khối lượng máy sửa chữa theo cấp hoàn thành tương ứng đảm bảo cung ứng đủ số lượng, chất lượng tốt đưa ra kéo tàu đáp ứng nhu cầu của vận tải.
    - Giai đoạn 3: (1976-1985).
    + Đất nước hoàn toàn giải phóng nhu cầu vận tải ngày càng tăng nhất là vận tải hành khách. Để đảm bảo vận tải phục vụ cho việc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước.
    Sản lượng vận tải bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 1140 triệu tấn km. Sản lượng sửa các cấp trên đầu máy tăng từ 11 đến 14%. Hàng chục máy móc thiết bị sơ tán trong chiến tranh được chuyển về lắp đặt ổn định sản xuất. Hàng ngàn m2 mặt bằng sản xuất, nhà xưởng được cải tạo nâng cấp nhằm đáp ứng số lượng sửa chữa đầu máy ngày càng tăng. Đặc biệt là cấp sửa chữa đại tu đầu máy. Trong giai đoạn này xí nghiệp có thêm nhiệm vụ sửa chữa cấp Ky đầu máy GP6 khổ đường 1435, đó là nhiệm vụ nặng nề mới mẻ nhưng CBCNV toàn xí nghiệp đã vượt qua khó khăn gian khổ để hoàn thành suất sắc nhiệm vụ.
    - Giai đoạn 4: (1986 đến nay ).
    + Đất nước chuyển mình, chuyển đổi sang cơ chế thị trường xoá bỏ dần chế độ quan liêu bao cấp, XN được đầu tư phát triển xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới sức kéo nâng cấp năng lực vận tải và sửa chữa đầu máy các cấp, đáp ứng sự nghiệp đổi mới của ngành.
    + Hiện nay XN đang quản lý và vận dụng 22 đầu máy Tiệp với công suất 1200 mã lực, 48 đầu máy TY7E có công suất 400 mã lực, 3 đầu máy TGM8 loại 800 mã lực, có khổ đường 1435. Đầu máy Đông Phong(Trung Quốc) khổ đường 1435 Loại 1500 mã lực. 5 đầu máy Đông Phương Hồng khổ đường 1435. và 10 đầu máy Đổi mới khổ đường 1m, với công xuất 1900 mã lực.
    Trang thiết bị được trang bị đáng kể như các máy chuyên dùng cho tháo lắp Băng đa bánh xe, máy gia công cơ khí mới, các bộ ky với tải trọng lớn, hiện đại nhất Việt Nam .
    + Trong giai đoạn này XN đạt được nhiều thành tích đáng kể, sản lượng vận tải đạt bình quân 1107 triệu tấn km/năm. Chất lượng vận tải được nâng cao rõ rệt. Tàu đi đến đúng giờ trên 90% với nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật được đưa vào sản xuất như cải tạo nâng cấp tốc độ chạy của đầu máy TY7E từ 40 km/h lên 70 km/h. Đời sống của CBCNV ngành được nâng lên rõ rệt.
    + Hành trình tàu thống nhất Bắc Nam cũng được rút ngắn từ 72 giờ xuống còn 30 giờ. ​ [​IMG]
     
Đang tải...