Tiểu Luận Một số hạn chế của các quy định về chế tài vi phạm hợp đồng thương mại theo luật thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word




    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2
    I HOÀN CẢNH VÀ MỤC ĐÍCH RA ĐỜI CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2
    1 . Hoàn cảnh ra đời của luật thương mại Việt Nam . 2
    2. . Mục đích ra đời của luật thương mại Việt Nam 3
    II VAI TRÒ CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI 4
    PHẦN II CÁC CHẾ TÀI ÁP DỤNG CHO VIỆC VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 6
    I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG . 6
    II CÁC CHẾ TÀI ÁP DỤNG 15
    1 . Buộc thực hiên đúng hợp đồng 15
    2 . Phạt vi phạm . 17
    3. . Bồi thường thiệt hại 17
    4 . Tạm ngừng thực hiện hợp đồng 17
    5 . Đình chỉ thực hiện hợp đồng 18
    6 . Hủy bỏ hợp đồng 19
    7. . Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế. . 20
    PHẦN III MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ TÀI VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 21
    I. VỀ CHẾ TÀI BUỘC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG . 21
    II. VỀ VẤN ĐỀ PHẠT VI PHẠM 23
    III. . MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 27
    KẾT LUẬN . 28
    TƯ LIỆU THAM KHẢO . 28





    LỜI NÓI ĐẦU


    Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, với chính sách mở cửa và hội nhập, Việt Nam đang từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại. Năm 1997, Luật thương mại Việt Nam ra đời đánh dấu một bước phát triển lớn trong chặng đường xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật nước ta. Một trong những nội dung quan trọng có thể kể đến đó là những quy định của luật thương mại về chế tài áp dụng cho việc vi phạm hợp đồng, điều này góp phần tạo điều kiện cho nhu cầu ngày một tăng cao của hoạt động mua bán hàng hóa cũng như giải quyết những vi phạm và tranh chấp xảy ra khi các bên không thực hiện đúng hợp đồng một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
    Bên cạnh đó, đi kèm với nhu cầu kí kết hợp đồng về hoạt động mua bán hàng hóa ngày một tăng cao sẽ kéo theo những rủi ro , những sai phạm trong việc thực hiện hợp đồng. Vì vậy cần phải có những chế tài áp dụng cho những sai phạm này để đảm bảo tính công bằng cho các bên tham gia.
    Được ra đời năm 1997, chậm hơn nhiều so với pháp luật thương mại của các quốc gia khác, luật thương mại Việt Nam đã có những quy định được đúc kết từ những bài học thực tiễn thương mại Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên những chế tài áp dụng cho việc vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại liệu có thực sự hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của đông đảo các bên tham gia hoạt động thương mại hay không thì thực tế sẽ cho ta thấy câu trả lời xác đáng nhất.
    Dù phạm vi điều chỉnh của luật thương mại rất rộng, nhưng trong nội dung đề án của, mình em chỉ xin trình bày về những chế tài áp dụng cho việc vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại để trình bày, cùng với đó là những kiến nghị để giúp hoàn thiện hơn những quy định của luật thương mại, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao trong những hoạt động thương mại Việt Nam. Kính mong nhận được những ý kiến nhận xét và đánh giá của thầy giáo để đề án của em được hoàn thiện hơn.
    PHẦN I
    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


    I. HOÀN CẢNH VÀ MỤC ĐÍCH RA ĐỜI CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
    1.Hoàn cảnh ra đời của luật thương mại Việt Nam
    Luật Thương mại ra đời hết sức kịp thời trong bối cảnh cơ cấu kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó văn phòng Quốc hội Ngày 10 tháng 5 năm 1997 đã đánh dấu một sự kiện rất quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật nói riêng và trong khoa học pháp lý nói chung ở Việt Nam. Đó là việc Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua “ Luật thương mại”. Sự kiện này là rất quan trọng bởi hai nghĩa. Trước hết là bởi lần đầu tiên một đạo luật về thương mại của Nhà nước cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam, ra đời. Nó khẳng định quyết tâm xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hớng xã hội chủ nghĩa. ở nghĩa thứ hai thì đây cũng là lần đầu tiên một đạo luật ra đời mà tập trung rất nhiều rắc rối, băn khoăn, trăn trở về mặt lý luận, cũng như thực tiễn pháp lý. Người ta đặt ra rất nhiều câu hỏi qua sự kiện này, chẳng hạn như: Có cần thiết phải xây dựng một đạo luật riêng về thương mại không? Có một ngành luật thương mại độc lập hay không? Ngành luật này được phân biệt như thế nào với ngành luật kinh tế và ngành luật dân sự? Nếu có một ngành luật thương mại như vậy thì đối tượng và phạm vi điều chỉnh của nó là gì? Khi một tranh chấp cụ thể xảy ra thì áp dụng Bộ luật dân sự, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hay Luật thương mại để giải quyết tranh chấp? Có nên thành lập toà án thương mại thay cho toà án kinh tế hay không? Ngành luật kinh tế có còn tồn tại nữa hay không? v .v
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...