Luận Văn Một số gợi ý để nâng cao chất lượng luận văn cử nhân và thạc sĩ quản trị kinh doanh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ GỢI Ý ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LUẬN VĂN

    CỬ NHÂN VÀ THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

    Nguyễn Đình Thọ

    Khoa QTKD, Trường ĐH Kinh tế TPHCM

    TÓM TẮT

    Để nâng cao chất lượng nghiên cứu cho các loại luận văn của sinh viên và công

    việc hướng dẫn của giảng viên, các trường đại học cần có những qui định cụ thể về nội

    dung và yêu cầu về hàm lượng khoa học của chúng. Bài viết này có mục đích giới thiệu

    nội dung và qui trình thực hiện nghiên cứu nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp bậc cử

    nhân và thạc sĩ trong ngành QTKD.

    Nội dung chính của luận văn cử nhân chưa thật sự là công trình nghiên cứu

    khoa học mà là một dự án kinh doanh. Nghiên cứu là một khâu dùng để thu thập thông

    tin giúp cho quá trình xác định, phân tích và giải quyết vấn đề kinh doanh. Vì vậy, nội

    dung của một luận văn cử nhân nên ở dạng của một dự án kinh doanh với qui trình thực

    hiện bao gồm ba bước cơ bản, đó là xác định vấn đề, đề ra giải pháp để giải quyết vấn đề,

    và đánh giá hiệu quả của giải pháp. Nội dung của luận văn thạc sĩ có thể là một dự án
    kinh doanh (tương tự như luận văn cử nhân nhưng đòi hỏi cao hơn về kỹ năng xác định

    và giải quyết vấn đề cũng như phương pháp nghiên cứu sử dụng để thu thập thông tin

    phục vụ quá trình xác định và giải quyết vấn đề) hoặc là một nghiên cứu hàn lâm theo

    hướng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, thông thường là nghiên cứu hàn lâm hướng giải

    quyết vấn đề, đặc biệt là những học viên muốn tiếp tục chương trình bậc tiến sĩ. Do đó,

    nội dung chính của luận văn thạc sĩ dạng này tương tự như nội dung của một dự nghiên

    cứu khoa học hàn lâm và qui trình nghiên cứu tương tự như các nghiên cứu hàn lâm cho

    bậc tiến sĩ. Tuy nhiên, hàm lượng khoa học của nó không yêu cầu cao như nghiên cứu

    cho luận án tiến sĩ mà là ở dạng nghiên cứu lặp lại để phục vụ giải quyết các vấn đề về

    kinh doanh.
    Để nâng cao chất lượng các luận văn, cơ sở đào tạo QTKD cần xác định nội

    dung và yêu cầu cơ bản của luận văn cho sinh viên. Một khi đã nắm rõ yêu cầu cơ bản

    học viên sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện luận văn của mình. Hơn nữa, việc này cũng

    giúp cho khâu đánh giá chất lượng luận văn chính xác hơn. Về phía sinh viên, họ cần

    phải nắm rõ nội dung và yêu cầu của nghiên cứu mình thực hiện cho luận văn cũng như

    phương pháp nghiên cứu sử dụng. Cuối cùng cũng là quan trọng nhất là phải gắn liền với

    thực tiễn. Luận văn cử nhân và thạc sĩ dù ở dạng nào thì mục tiêu cuối cùng vẫn là khám

    phá và giải quyết một vấn đề thực tiễn trong kinh doanh. Hay nói cách khác, sinh viên

    cần phải rõ nguyên tắc: Làm gì, làm như thế nào và làm như vậy sẽ được gì cho những

    người sử dụng nó.

    Xác định nội dung và qui trình thực hiện các nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp

    đã được nhiều nhà nghiên cứu của các trường đại học trên thế giới tập trung nghiên cứu

    (vd, Perry 1998; Garson 2002). Lý do là chất lượng các nghiên cứu trong các luận văn

    đóng góp một phần rất lớn trong chất lượng đào tạo của trường đại học. Vì vậy, các

    trường đại học thường xác định rõ ràng và đầy đủ nội dung (mục tiêu, phạm vi, hàm

    lượng khoa học, qui trình thực hiện) và hình thức cho từng loại luận văn (Garson 2002; UTSFoB 1999).

    Để góp phần cho việc thống nhất về nội dung và qui trình thực hiện các nghiên

    cứu cho luận văn tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh (QTKD), góp phần nâng cao chất

    lượng đào tạo của ngành QTKD cũng như giúp cho sinh viên có một qui trình tổng quát

    trong quá trình thực hiện luận văn, bài viết này nhằm vào các mục tiêu: (1) xác định nội

    dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp (2) đề xuất qui trình thực hiện các nghiên cứu

    cho từng loại luận văn. Bài viết này chỉ tập trung vào luận văn bậc cử nhân và thạc sĩ

    trong ngành QTKD. Tuy nhiên, bài viết có đề cập đến luận án tiến sĩ nhằm mục đích

    phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa nghiên cứu của các bậc đào tạo QTKD. Bài

    viết này được chia thành ba phần chính. Trước tiên, tác giả giới thiệu khái quát về các hệ

    đào tạo trong ngành QTKD. Tiếp theo, tác giả giới thiệu các ví dụ về nội dung và qui
    trình thực hiện luận văn cử nhân và thạc sĩ. Cuối cùng là một số đề xuất để tăng cường

    chất lượng của các luận văn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...