Tài liệu Một số giảp pháp phát triển vận tải biển Việt Nam.

Thảo luận trong 'Ngoại Thương - Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Một số giảp pháp phát triển vận tải biển Việt Nam.

    LỜI MỞ ĐẦU

    Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm phục vụ nền kinh tế trong nước phát triển trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh lao động, đất đai và các tài nguyên khác của nền kinh tế nước ta, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và quy trình công nghệ sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất nước, đáp ứng các yêu cầu cơ bản và cấp bách về sản xuất và đời sống, góp phần điều hoà cung cầu để ổn định thị trường trong nước .
    Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được tiến hành theo nguyên tắc hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền tự chủ và tự chụi trách nhiệm trong kinh doanh của tất cả các tổ chức kinh tế tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác của nhà nước có quyền tự chủ về tài chính, chủ động trong kinh doanh, tự hoàn vốn bằng tiền Việt Nam và hàng ngoại tệ, tự chụi trách nhiệm về kết qủa và hiệu quả kinh doanh, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.
    Vì điều kiện trang bài viết có hạn và để có thể đi sâu vào phân tích nội dung của đề tài. Nên em xin được giới hạn nội dung vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển .
    Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng dã giúp đỡ để em hoàn thành tốt bài tiểu luận này.

    CHƯƠNG 1
    KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VẬN TẢI VÀ KINH DOANH
    THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.

    1.1 Khái niệm chung về vận tải.
    1.1.1 Khái niệm vận tải:
    Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đấp ứng nhu cầu di chuyển vị trí của đối tượng vận chuyển. Đối tượng vận chuyển gồm con người và vật phẩm (hàng hoá).Sự di chuyển vị trí trong không gian rất phong phó, đa dạng và không phải mọi di chuyển đều là vận tải. Vận tải chỉ bao gồm những di chuyển do con người tạo ra nhằm mục đích kinh tế( lợi nhuận) để đáp ứng nhu cầu vận chuyển đó mà thôi.
    1.1.2 Phân loại vận tải:
    Có nhiều cách phân loại vận tải, phụ thuộc vào các tiêu thức lựa chọn.
    - Căn cứ vào tính chất vận tải.
    + Vận tải nội bội xí nghiệp : Là việc vận chuyển trông nội bối nghiệp, nhà máy ,công ty . Nhằm di chuyển nguyên vật liệu, thành phẩn, bán thành phẩm, con người phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty.
    + Vận tải công cộng : Là việc chuyên chở con người hoặc vật phẩm cho mọi đối tượng trong xã hội để thu tiền cước.
    - Căn cứ vào môi trường sản xuất.
    + Vận tải đường biển
    + Vận tải đường thuỷ nội địa
    + Vận tải hàng không
    + Vận tải ô tô
    + Vận tải đường sắt
    + Vận tải đường ống
    + Vận tải vũ trụ
    - Căn cứ vào đối tượng vận chuyển.
    + Vận tải hành khách
    + Vận tải hàng hoá.
    - Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải:
    + Vận tải đơn phương thức: Là trường hợp hàng hoá hoặc con người được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng một phương thức vận tải duy nhất.
    + Vận tải đa phương thức: Là trường hợp hàng hoá hoặc con người được vận chuyển Ýt nhất 2 phương thức.
    + Vận tải đứt đọan: Là vận chuyển hàng hoá bằng 2 hay nhiều phương thức vận tải, sử dụng 2 hay nhiều chứng từ vận tải và có 2 hay nhiều người phải chụi trách nhiệm về hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
    1.1.3 Vai trò, tác dụng của vận tải trong nền kinh tế quốc dân.
    * Vận tải giữ vai trò rất quan trọng và nó có tác dụng to lớn đối vớ nÒn kinh tế quốc dân của mỗi nước. Hệ thống vận tải được ví nh­ mạch máu trong cơ thể con người, nó phản ánh trình độ phát triển của mỗi nước . Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực đời xã hội : sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, quốc phòng. Trong sản xuất , ngành vận tải chuyển nguyên , nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất, vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông.
    * Tác dụng của vận tải đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện trên những mặt sau:
    + Ngành vận tải sáng tạo ra một phần đáng kể tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.
    + Vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng của hàng hoá và hành khách trong xã hội.
     
Đang tải...