Chuyên Đề Một số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty CP Sông Đà 7

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ ĐT&KCN SÔNG ĐÀ 7 4
    1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty CP Đầu tư ĐT&KCN Sông Đà 7 4
    1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Sông Đà 7 4
    1.1.2. Hoạt động kinh doanh tại Công ty CP đầu tư ĐT&KCN Sông Đà 7 7
    1.2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty CP đầu tư ĐT&KCN Sông Đà 7 10
    1.2.1. Xác định tầm nhìn thương hiệu 10
    1.2.2. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu 10
    1.2.2.1. Tên gọi 10
    1.2.2.2. Biểu tượng thương hiệu – Logo 11
    1.2.2.3. Slogan 12
    1.2.2.4. Nhạc hiệu 12
    1.2.3. Chiến lược marketing trong xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty CP đầu tư ĐT&KCN Sông Đà 7 13
    1.2.3.1. Chiến lược sản phẩm 13
    1.2.3.2. Chiến lược giá 15
    1.2.3.3. Chiến lược phân phối 17
    1.2.3.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 18
    1.3. Đánh giá chung về công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty CP đầu tư ĐT&KCN Sông Đà 7 20
    1.3.1. Những thành tựu đạt được 20
    1.3.2. Những tồn tại 21
    1.3.3. Nguyên nhân 22
    1.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 22
    1.3.3.2. Nguyên nhân khách quan 22
    CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ ĐT&KCN SÔNG ĐÀ 7 24
    2.1. Định hướng thương hiệu của Công ty CP đầu tư ĐT&KCN Sông Đà 7 24
    2.2. Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty CP đầu tư ĐT&KCN Sông Đà 7 24
    2.2.1. Nâng cao nhận thức của công ty về thương hiệu 24
    2.2.2. Hoàn thiện chiến lược xây dựng thương hiệu tổng thể 26
    2.2.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty 27
    2.2.4. Hình thành mức giá hợp lý và linh hoạt 28
    2.2.5. Xây dựng kênh phân phối 30
    2.2.6. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán 31
    2.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 38
    2.2.8. Xây dựng một phòng marketing chuyên trách 39
    2.2.9. Một số giải pháp khác 39
    2.3. Kiến nghị với nhà nước 41

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trên thế giới việc xây dựng và phát triển thương hiệu đã được thực hiện từ rất lâu. Có những tập đoàn đã xây dựng và phát triển thành công các thương hiệu nổi tiếng như Coca-cola, Microsoft, IBM, Mercedes, Honda, Colgate Những thương hiệu này đã trở thành thương hiệu quốc tế, được người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới đánh giá cao và hàng năm được bình bầu trong Top những thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới. Những thương hiệu này đã ăn sâu trong tâm thức của người tiêu dùng, chỉ cần nghe tên người tiêu dùng đã biết được sản phẩm.
    Ở Việt Nam, thương hiệu vẫn còn là một khái niệm khá mới.Vấn đề thương hiệu trên thị trường Việt Nam chỉ mới được phát triển trong những năm gần đây, khi có sự quảng bá rộng rãi các sản phẩm của các tập đoàn quốc tế như P&G, Unilever Và kể từ khi một số sản phẩm Việt Nam bị đánh cắp thương hiệu trên thị trường thế giới như võng xếp Duy Lợi, nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam đã từng bước hòa nhập với xu hướng tiêu dùng thế giới. Nghĩa là thay vì tiêu dùng sản phẩm như trước đây, người Việt Nam đã dần chuyển sang tiêu dùng thương hiệu. Có những sản phẩm được bán với giá rất cao mặc dù giá thành không cao đến như vậy nhưng vẫn được người tiêu dùng chấp nhận, phần lớn chênh lệch trong đó chính là giá trị thương hiệu. Một khi người tiêu dùng chuyển hành vi tiêu dùng từ sản phẩm sang tiêu dùng thương hiệu thì trong tâm trí của họ đã cho phép hình thành dần giá trị cho thương hiệu đó.
    Hiện nay trong tiến trình hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại Thế giới (WTO), các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt không chỉ đối với thị trường nước ngoài mà ngay chính tại thị trường trong nước. Để vượt qua thách thức cạnh tranh này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đẩy mạnh cải tiến về công nghệ, chất lượng sản phẩm mà đặc biệt là xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, thương hiệu với một nét riêng có, một đặc thù mà khi nói đến khách hàng có thể liên tưởng, gán ghép cho thương hiệu đó với một đặc tính, chức năng hay một phạm vi cụ thể. Để làm được điều đó các doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một nền tảng riêng, một bản sắc riêng thể hiện rõ “tính cách” của thương hiệu của doanh nghiệp mình, khi đó doanh nghiệp có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trên thị trường.
    Do vậy, vấn đề thương hiệu vẫn đang là một vấn đề được nhiều người và doanh nghiệp quan tâm, có rất nhiều hội thảo về các vấn đề liên quan đến thương hiệu, diễn đàn, báo, internet .
    Tuy nhiên hiện nay vẫn còn những doanh nghiệp Việt Nam coi vấn đề thương hiệu còn mới mẻ và chưa có chính sách đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu.Và cũng còn không ít doanh nghiệp còn nhận thức sai lầm, thiếu chính xác hay không đầy đủ về xây dựng và phát triển thương hiệu điều này đã phần nào ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của công ty.
    Công ty CP đầu tư ĐT&KCN Sông Đà 7 là một Đơn vị thành viên của tập đoàn Sông Đà, , một trong những tổng công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty CP đầu tư ĐT&KCN Sông Đà 7 còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức và chưa phát huy hết vai trò thương hiệu với sự phát triển công ty. Vì vậy, với những kiến thức lý luận cơ bản tiếp thu tại trường và qua khảo sát thực tế trong quá trình thực tập tại công ty, em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty CP đầu tư ĐT&KCN Sông Đà 7” làm chuyên đề tốt nghiệp với mong muốn có thể góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Phân tích thực trạng việc xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty Sông Đà 7.
    - Đề xuất các biện pháp thực hiện việc xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: thực tiễn hoạt động xây dựng và phát triển tại công ty Sông Đà 7.
    - Phạm vi nghiên cứu: các số liệu được lấy từ năm 2009 đến năm 2011 tại công ty CP Sông Đà 7.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến như: phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, duy vật biện chứng, phương pháp tiếp cận hệ thống để nêu vấn đề, phân tích, diễn giải và đưa ra kết luận.
    5. Kết cầu chuyên đề
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 2 chương:
    Chương 1: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty CP Sông Đà 7.
    Chương 2: Một số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty CP Sông Đà 7.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...