Luận Văn Một số giải pháp về vốn đầu tư nhằm phát triển Ngành thủy sản tỉnh kiên giang

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?MỤC LỤC
    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I: VỐN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN.

    1.1 TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ.
    04
    1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư
    04
    1.1.2 Các nguồn vốn đầu tư
    05
    1.2 VAI TRÒ CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
    06
    KINH TẾ XÃ HỘI.
    1.2.1 Vai trò kinh tế.
    07
    1.2.2 Vai trò xã hội.
    08
    1.2.3 Vai trò an ninh quốc phòng.
    08
    1.2.4 Vai trò bảo vệ môi trường sinh thái.
    09
    1.3 VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
    10
    THỦY SẢN.
    1.3.1 Vai trò nguồn vốn ngân sách nhà nước.
    10
    1.3.2 Vai trò nguồn vốn tín dụng ngân hàng thương mại.
    11
    1.3.2.1 Tín dụng ngân hàng góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng về lao
    động, đất đai và tài nguyên sẵn có
    1.3.2.2 Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung
    vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành Thủy sản.
    1.3.2.3 Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản
    xuất, thúc đẩy phát triển ngành Thủy sản.
    1.3.3 Vai trò các nguồn vốn khác
    14
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ ĐÁP ỨNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
    NGÀNH THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG TRONG NHỮNG NĂM QUA.

    2.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG.
    2.1.1 Tiềm năng, lợi thế của ngành Thủy sản.

    2.1.1.1 Tiềm năng hải sản.
    18
    2.1.1.2 Tiềm năng nuôi trồng thủy sản.
    19
    2.1.2 Đánh giá những mặt làm được.
    20
    2.1.2.1 Tình hình khai thác hải sản.
    20
    2.1.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản.
    21
    2.1.2.3 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản.
    22
    2.1.3 Đánh giá những mặt còn tồn tại.
    24
    2.1.3.1 Tình hình khai thác hải sản.
    24
    2.1.3.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản.
    25
    2.1.3.3 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản.
    25
    2.2 THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ ĐÁP ỨNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
    THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG TRONG NHỮNG NĂM QUA.
    2.2.1 Vốn đầu tư ngân sách nhà nước đối với cơ sở hạ tầng ngành Thủy sản.
    28
    2.2.1.1 Vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng cá.
    28
    2.2.1.2 Vốn đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản.
    29
    2.2.2 Vốn tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của ngành Thủy sản tỉnh
    31
    Kiên Giang.
    2.2.2.1 Thực trạng vốn tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành Thủy
    sản.
    2.2.2.2 Những nguyên nhân tồn tại thiếu sót của hoạt động tín dụng ngân
    hàng đối với ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang.
    2.2.3 Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước
    41
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ NHẰM PHÁT TRIỂN
    NGÀNH THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG.

    3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA NGÀNH
    THỦY SẢN.
    3.1.1 Thuận lợi và khó khăn.
    43
    3.1.2 Định hướng phát triển và quan điểm chỉ đạo.
    44
    3.1.3. Mục tiêu phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang.
    45
    3.1.3.1 Khai thác hải sản.
    46
    3.1.3.2 Nuôi trồng thủy sản.
    47
    3.1.3.3 Chế biến và xuất khẩu thủy sản.
    48
    3.1.4 Nhiệm vụ phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang.
    48
    3.1.4.1 Khai thác hải sản.
    48
    3.1.4.2 Nuôi trồng thủy sản
    50
    3.1.4.3 Chế biến và xuất khẩu thủy sản.
    51
    3.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY
    SẢN TỈNH KIÊN GIANG.
    3.2.1 Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
    52
    3.2.1.1 Vốn đầu tư phát triển hệ thống các cảng cá bến cá.
    52
    3.2.1.2 Vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản
    53
    3.2.2 Vốn đầu tư từ tín dụng ngân hàng.
    56
    3.2.3 Vốn đầu tư từ các nguồn khác.
    59
    3.3 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÁC GIẢI PHÁP
    TRÊN.
    3.3.1 Giải pháp nguồn nhân lực.
    60
    3.3.2 Giải pháp về thị trường tiêu thụ.
    61
    3.3.3 Giải pháp về công nghệ.
    62
    3.3.4 Giải pháp về khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào phát
    triển ngành Thủy sản.
    3.3.5 Giải pháp về cổ phần hoá DNNN.
    66
    KẾT LUẬN
    68
    /



    LỜI MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.

    Trong cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Kiên Giang, Thủy sản đã được
    xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong thời gian qua, hiện nay
    và cũng như trong tương lai kinh tế thủy sản sẽ đóng góp một vai trò rất quan
    trọng trong việc phát triển kinh tế tỉnh nhà.
    Tiềm năng vùng biển, hải đảo và ven biển tỉnh Kiên Giang rất phong phú,
    đa dạng; với lãnh hải thuộc vùng biển Tây Nam có 63.290 km2 ngư trường gấp
    10 lần diện tích đất liền và chiếm 1/5 diện tích vùng Vịnh Thái Lan. Trữ lượng
    vùng biển hơn 460.000 tấn thủy sản; với nguồn lợi phong phú gồm 273 loài, 139
    giống thuộc 71 họ trong đó có hơn 20 loài cá kinh tế. Hằng năm cho phép khai
    thác trên 200.000 tấn hải sản. Bờ biển dài gần 200 km tạo điều kiện thuận lợi
    phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS). Hải đảo với ba quần đảo: Phú Quốc, Thổ
    Chu và Nam Du có trên 105 hòn đảo lớn nhỏ che chắn là nơi tàu thuyền có thể
    neo tránh gió bão để khai thác quanh năm. Do vậy vùng biển, hải đảo và ven
    biển Kiên Giang chính là lợi thế so sánh của tỉnh nhà so với các tỉnh đồng bằng
    sông Cửu Long trong quá trình đưa ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang phát triển
    theo con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Bên cạnh những tiến bộ đạt
    được, kinh tế thủy sản vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại. Chưa khai thác tốt tiềm
    năng vùng biển, hải đảo, ven biển và bên trong nội đồng. Sản lượng khai thác
    lớn nhưng giá trị thấp. Phát triển nuôi trồng và chế biến chưa cân đối với đánh
    bắt. Trình độ khoa học công nghệ trong khai thác, nuôi trồng và chế biến còn
    thấp dẫn đến năng suất sản lượng và giá trị hàng hoá không cao, kim ngạch xuất
    khẩu (KNXK) thấp. Những tồn tại đó có nhiều nguyên nhân, một trong những
    nguyên nhân cơ bản là vốn đầu tư (vốn ĐT) cho ngành Thủy sản trong những
    năm qua chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành Thủy sản, vốn ĐT
    còn hạn chế, định hướng cơ cấu vốn ĐT trên từng lĩnh vực của ngành chưa
    chuyển biến nhanh theo hướng tính cực và có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu
    trên cần tìm ra những giải pháp về vốn ĐT nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển
    của ngành Thủy sản, giúp cho ngành Thủy sản phát huy các tiềm năng lợi thế
    của mình để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, góp phần quan trọng vào việc hoàn
    thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của tỉnh Kiên Giang. Để giải quyết vấn đề vốn
    ĐT cho ngành Thủy sản, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu luận văn là: “Một số
    giải pháp về vốn ĐT nhằm phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang
    ”.
    2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
    Một số giải pháp về vốn ĐT nhằm phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên
    Giang là vấn đề chưa được nêu ra trong các công trình nghiên cứu trước đây về
    ngành Thủy sản tỉnh nhà. Trong phần nghiên cứu này chúng tôi tập trung đề cập
    đến các lĩnh vực hoạt động cơ bản của ngành Thủy sản như khai thác, chế biến,
    nuôi trồng và đồng thời chủ yếu là nguồn vốn sử dụng từ ngân sách nhà nước
    (NSNN) và nguồn vốn của tín dụng ngân hàng (TDNH) trong việc đáp ứng yêu
    cầu phát triển của ngành Thủy sản.
    3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN.
    - Làm rõ tiềm năng lợi thế và thực trạng các lĩnh vực hoạt động của
    ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang.
    - Đánh giá, lý giải về phương diện lý luận và thực tiễn của vai trò vốn
    NSNN cũng như vốn TDNH đối với việc phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên
    Giang.
    - Đề xuất các giải pháp để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn ĐT NSNN và
    vốn TDNH nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành Thủy sản.
    4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN.
    - Đối tượng nghiên cứu:
    Vấn đề vốn ĐT NSNN và vốn TDNH đối với sự phát triển của ngành
    Thủy sản tỉnh Kiên Giang.

    - Phạm vi nghiên cứu:
    Luận văn nghiên cứu vốn ĐT NSNN và vốn TDNH trên các lĩnh vực: khai
    thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thủy sản.
    +Đề xuất các giải pháp để tăng cường phát huy hiệu quả sử dụng vốn ĐT
    NSNN và vốn TDNH cho các lĩnh vực nói trên.
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    Xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử đồng thời sử
    dụng các phương pháp khác như: phương pháp diễn dịch, quy nạp, phân tích,
    tổng hợp, phương pháp thống kê kết hợp nghiên cứu chọn lọc những kiến thức
    lý luận đã được đúc kết rút ra từ thực tiễn tình hình triển khai thực hiện vốn ĐT
    đối với sự phát triển của ngành Thủy sản. Luận văn cũng đã sử dụng các tài liệu
    của Bộ Thủy sản, Sở Thủy sản, Cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước và một số
    đơn vị liên quan về số liệu thống kê, các báo cáo quy hoạch, báo cáo tổng kết,
    báo cáo tham luận về vốn ĐT, về hoạt động của ngành Thủy sản
    6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu 3 chương:
    - Chương I: Vốn ĐT đối với sự phát triển của ngành Thủy sản.
    - Chương II: Thực trạng vốn ĐT đáp ứng sự phát triển của ngành Thủy
    sản tỉnh Kiên Giang trong những năm qua.
    - Chương III: Một số giải pháp về vốn ĐT nhằm phát triển ngành Thủy
    sản tỉnh Kiên Giang.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...