Luận Văn Một số giải pháp về kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp về kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
    Lời nói đầu
    Nền kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi lớn, sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước vẫn đang được tiếp tục thực hiện tới nhiều thành công rực rỡ. Tuy nhiên để tiếp tục thực hiện mục tiêu tăng sản lượng quốc dân và ngăn chặn được đà giảm rút về tăng trưởng kinh tế mà Đảng đã đề ra, chúng ta cần phải có một lượng vốn đầu tư rất lớn. Vì vậy triển khai giải quyết vốn là vấn đề hết sức cấp bách cho nền kinh tế.
    Để đáp ứng được nguồn vốn lớn này, thì hiệu qủ hơn cả là từ nguồn tín dụng của ngân hàng thương mại trên cơ sở chức năng chủ yếu của ngân hàng thương mại là thường xuyên nhận tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu . và sử dụng nguồn vốn huy động được từ nền kinh tế để cho vay an toàn và hiệu quả.
    Xuất phát từ vai trò quan trọng của nguồn vốn huy động, nhất là trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các Ngân hàng thương mại thì huy động vốn càng giữ vai trò quan trọng. Do đó các Ngân hàng thương mại đều đặc biệt quan tâm tới công tác huy động vốn thông qua nhiều biện pháp như: đưa ra các dịch vụ thuận tiện, chính sách lãi suất .
    Trên cơ sở lý luận được học tại trường và kinh nghiệm thực tiễn thu được trong quá trình thực tập, em xin được mạnh dạn đi vào nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề này thông qua đề tài: "Một số giải pháp về kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm". Và trình độ còn nhiều hạn chế nên bản luận văn này .
    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Thạch sỹ Nguyễn Thanh Hương và toàn thể các cán bộ công nhân viên CTHK đã giúp em hoàn thành bài viết của mình.

    Chương I. Ngân hàng thương mại và kế toán nghiệp vụ huy động của ngân hàng thương mại.
    I. Ngân hàng thương mại, vai trò và chức năng của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
    1. Lý luận chung về ngân hàng thương mại.
    Nghề kinh doanh tiền tệ là tiền thân của ngân hàng thương mại, ra đời gắn liền với quan hệ thương mại. Sự giao lưu hàng hoá giữa các vùng, các quốc gia với các loại tiền khác nhau đã gây khó khăn phức tạp trong việc mua bán thanh toán và chuyển đổi tiền tệ.
    Ngân hàng thương mại phất triển qua ở ba giai đoạn chính.
    1.1. Ngân hàng thợ vàng:
    Đó là những thương gia, những nhà chế tác vàng đứng ra làm nhiệm vụ bảo quản những đồng tiền vàng cho các cá nhân và những thương gia khác khi đi qua biên giới và các vùng lãnh thổ với mục tiêu ban đầu là để phòng trộm cướp. Đồng thời họ cũng thực hiện nghiệp vụ đòi tiền để phục vụ giao lưu hàng hoá.
    Trong giai đoạn này, những người gửi phải trả một khoản tiền gọi là phí bảo quản. Những người làm nghề bảo quản dẫn phát hiện ra rằng trong kho mà họ bảo quản thường xuyên có một lượng vàng dư thừa. Họ nảy sinh ý định cho vay đối với những người có nhu cầu sử dụng.
    1.2. Ngân hàng tiền gửi:
    Xuất hiện sau khi xuất hiện tiền giấy. Các ngân hàng này vẫn đảm nhận chức năng bảo quản vàng và nhận cả tiền gửi của các cá nhân hay tổ chức. Việc nhận tiền gửi, bảo quản vàng bạc ngày càng phát triển cho phép ngân hàng có thể phát hành những tờ chứng phiếu (giấy nhận nợ) làm phương tiện thanh toán thay cho tiền. Lúc đầu các giấy nhận nợ chỉ là những biện lai xác nhận quyền sở hữu số tiền hay vàng đó, dẫn tiến tới việc pháp hành các loại chứng phiếu đảm bảo cho khách hàng có thể sử dụng nó trong việc mua bán thanh toán thay cho việc rút lượng tiền hay vàng đã gửi. Khi cần, người có chứng phiếu sẽ đem nó tới nơi phát hành để lấy tiền, vàng. Nghiệp vụ nhận tiền gửi phát triển cùng với việc sử dụng
     
Đang tải...