Luận Văn Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty xây dựng 319

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG 319
    I. ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT kinh doanh 5 NĂM 2001- 2005 CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG 319.
    1. Định hướng phát triển.
    Phát huy sức mạnh tổng hợp truyền thống 22 năm xây dựng và phát triển, tăng cường đoàn kết, ra sức đổi mới, ổn định tổ chức, phát huy cao độ hiệu quả máy móc thiết bị thi công đã đầu tư, phát huy cao độ các ngành nghề truyền thống, duy trì phát triển sản xuất công nghệ hiện có, phối hợp chặt chẽ với các công ty khác để có dự án đầu tư mới theo các hình thức thích hợp. Phấn đấu nhận thầu làm tổng B một số dự án quy mô vừa. Từng bước khẳng định mình trong cơ chế thị trường để tích luỹ và phát triển. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý tinh thông, đội ngũ công nhân lành nghề, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên an cư lạc nghiệp góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
    2. Một số mục tiêu chính.
    Trong kinh doanh xây lắp tập trung chủ yếu khai thác năng lực máy móc thiết bị hiện có bằng cách thực hiện tốt dự án công trình giao thông, các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện nhỏ với giá trị từ 40 -45% giá trị xây lắp hàng năm khoảng 70-80 tỷ.
    2.1.Cơ cấu sản lượng
    - Trong định hướng kế hoạch của mình từ năm 2001 nhiệm vụ kinh doanh xây lắp vẫn ưu tiên xây dựng các công trình: cơ sở hạ tầng dân dụng công nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, đường dây và trạm.
    - Về giá trị xây lắp hàng năm chiếm 80% giá trị sản xuất kinh doanh sau đó tăng tỷ trọng đầu tư để đảm bảo đến năm 2001 có dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT tiến tới năm 2005 giảm dần giá trị sản lượng xây lắp, tăng sản lượng sản xuất hàng hoá công nghiệp, bảo đảm chủ động hoàn toàn trong kế hoạch sản xuất kinh doanh.
    2.2. Về cơ cấu các công trình trong thi công xây lắp.
    - Giá trị xây lắp các công trình cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 50% giá trị.
    - kinh doanh xây lắp các công trình: dân dụng, công nghiệp thực hiện giá trị chiếm khoảng 30% giá trị xây lắp hàng năm.
    - Giá trị xây lắp các công trình đường dây và trạm, thuỷ điện, thuỷ lợi, nhỏ trong và ngoài nước chiếm khoảng 20% giá trị.
    2.3.Về cơ cấu địa bàn hoạt động.
    - kinh doanh xây lắp các công trình khu vực Hà Nội và các vùng lân cận 30%.
    - kinh doanh xây lắp các công trình khu vực vùng sâu, vùng xa 50%.


    II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG 319.
    Biện pháp 1: Vận dụng phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp để ra quyết định tranh thầu
    Như đã phân tích ở phần thực trạng xác xuất trúng thầu của công ty trong những năm qua với các công trình công ty đã tham gia đấu thầu chưa cao lắm. Khi tham gia tranh thầu công ty sẽ phải chi phí một khoản tiền cho mua hồ sơ dự thầu, tiếp thị ngoại giao Nếu thắng thầu sẽ giải quyết được việc làm và có thể thu được một khoản lợi nhuận. Ngược lại sẽ mất toàn bộ chi phí đã bỏ ra trong giai đoạn làm hồ sơ dự thầu.
    Để tránh được phải bỏ ra những khoản chi phí không đáng mất trên và nâng cao khả năng lượng hoá tối đa khi phân tích và đưa ra quyết định tranh thầu, công ty nên áp dụng giải pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp để ra quyết định tranh thầu. Nội dung của giải pháp này bao gồm các vấn đề sau:
    1) Xác định danh mục các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của công ty
    Việc đầu tiên là công ty phải căn cứ vào kinh nghiệm của bản thân, những quy định của pháp luật và quy chế đấu thầu hiện hành để xác định một danh mục chỉ tiêu đặc trưng cho những nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu. Các chỉ tiêu này càng sát với chỉ tiêu xét thầu càng tốt. Số lượng chỉ tiêu là tuỳ ý, nhưng tối thiểu phải bao quát được đầy đủ các chỉ tiêu thường dùng để dánh giá hồ sơ dự thầu, phải tính đến tình hình cạnh tranh của các đối thủ, phải chú ý tránh trùng lặp chỉ tiêu và phải xác định đúng những nhân tố thực sự có ảnh hưởng. Không đưa vào bảng danh mục những chỉ tiêu không có ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng rất ít (không đáng kể ) đến khả năng thắng thầu của công ty. Chỉ tiêu đưa ra chi tiết, cụ thể bao nhiêu, thì cho kết quả chính xác bấy nhiêu.
    2) Xây dựng thang điểm
    Các chỉ tiêu đã lựa chọn sẽ được phân tích theo trạng thái tương ứng với từng bậc trong thang điểm. Có nhiều loại thang điểm. Yêu cầu của các thang điểm là đảm bảo tính chính xác, không gây phức tạp cho tính toán. Có thể sử dụng thang điểm 3 bậc, 5 bậc hoặc 9 bậc. Thang điểm 3 bậc được chia thành 3 mức điểm là 4, 2, 0 tương ứng với trạng thái của từng chỉ tiêu là tốt, trung bình, kém. Thang điểm 5 bậc được chia thành 5 mức điểm là 4, 3 2, 1, 0 tương ứng với 5 trạng thái của từng chỉ tiêu là rất tốt, tốt, trung bình, yếu, kém. Thang điểm 9 bậc có các mức điểm là 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1, 0.
    Như vậy, ở mỗi thang điểm đều có các mức tối đa tương ứng với trạng thái tốt nhất và mức điểm tối thiểu tương ứng với trạng thái tồi nhất của các chỉ tiêu. Việc sử dụng thang điểm nào là phù thuộc vào sự lựa chọn của công ty.
    3) Xác định tầm quan trọng (trọng số) của từng chỉ tiêu.
    Trong số các chỉ tiêu đã được lựa chọn để đưa vào tính toán thì rõ ràng mỗi chỉ tiêu có một mức độ ảnh hưởng riêng đến khả năng thắng thầu của công ty. Do vậy, công ty phải sử dụng kinh nghiệm của bản thân, những quy định của pháp luật và quy chế đấu thầu hiện hành, những thông lệ và tiêu chuẩn thường được dùng để đánh giá hồ sơ dự thầu, kết hợp với việc sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu. Tầm quan trọng của các chỉ tiêu (được gọi là trọng số) có thể được thể hiện bằng 1 nếu thể hiện bằng số thập phân và bằng 100% nếu thể hiện bằng %.
    Việc xác định danh mục các chỉ tiêu, xác định trọng số và xây dựng thang điểm như trên, công ty phải làm một lần và được dùng ổn định cho một khoảng thời gian khi mà các điều kiện và môi trường hoạt động kinh doanh của công ty chưa có sự biến động.
    4) Tính toán chỉ tiêu tổng hợp cho gói thầu cụ thể
    Khi xuất hiện một gói thầu cụ thể, công ty cần khẩn trương nghiên cứu hồ sơ mời thầu, nghiên cứu gói thầu, phân tích môi trường đấu thầu, đánh giá khả năng của mình đối với gói thầu và dự đoán các đối thủ cạnh tranh để xác định trạng thái của từng chỉ tiêu trong bảng danh mục và số điểm tương ứng với từng trạng thái đó. Cuối cùng tính toán ra chỉ tiêu tổng hợp theo công thức sau :
    TH= (1)
    Trong đó : TH: Chỉ tiêu tồng hợp
    n : Số các chỉ tiêu trong danh mục
    Ai : Điểm số của chỉ tiêu thứ i
    Pi :Trọng số của chỉ tiêu thứ i


    5) Đánh giá khả năng thắng thầu và ra quyết định
    Khả năng thắng thầu được đo bằng tỷ lệ % theo công thức sau:
    K = (2)
    Trong đó:
    K: Khả năng thắng thầu tính bằng %
    TH: Điểm tổng hợp được tính theo công thức (1)
    M : Mức điểm tối đa trong thang điểm được dùng
    Nếu tất cả các chỉ tiêu đều ở trạng thái trung bình, thì khả năng thắng thầu sẽ là 50% thì doanh nghiệp không nên tham gia tranh gói thầu đó
    Ví dụ: Với các công trình chuyên về sửa chữa và nâng cấp công trình trong nước. Đây là những công trình có giá trị đấu thầu nhỏ, thời gian thi công ngắn. Ta xây dựng một danh mục các chỉ tiêu và thang điểm 5 bậc như sau:


    TTCác chỉ tiêuThang điểm và trạng thái
    43210
    1Mục tiêu lợi nhuậnRất thấpThấpTBCaoRất cao
    2Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuậtRất caoCaoTBThấpRất thấp
    3Mức độ quen thuộc và gói thầuRất caoCaoTBThấpRất thấp
    4Khả năng đáp ứng về tiến độ thi côngRất caoCaoTBThấpRất thấp
    5Khả năng đáp ứng về năng lực thi côngRất caoCaoTBThấpRất thấp




     
Đang tải...