Luận Văn Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương lưu x

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG LƯU XÁ

    CHƯƠNG III
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO
    TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG LƯU XÁ


    I. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN
    1. Phương hướng nhiệm vụ năm 2004
    Năm 2004, năm sắp kết thúc kế hoạch 5 năm 2001 -2005 có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội đất nước nói chung cũng như hệ thống Ngân hàng nói riêng.
    Đối với Ngân hàng công thương Thái Nguyên năm 2004 vừa là năm kết thúc những bước đi đầy khó khăn đồng thời là năm thứ 31 thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI.
    Căn cứ vào mục tiêu phát triển địa phương, căn cứ vào thực tế kinh doanh năm 2003 của Ngân hàng công thương Lưu Xá mục tiêu phương hướng công tác năm 2004 được xác định như sau:
    "Coi trọng công tác huy vốn địa phương, tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn từ mọi nguồn nhàn rỗi trong xã hội kể cả nội tệ và ngoại tệ, đa dạng hoá kênh dẫn vốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có uy tín trong quan hệ tín dụng.
    Bám sát mục tiêu kinh tế địa phương để chủ động đầu tư vốn.
    Tiếp tục chấn chỉnh và nâng cao chất lượng tín dụng, tăng dư nợ cho vay lành mạnh.
    Tích cực tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ quá hạn, hạn chế nợ quá hạn phát sinh.
    Phối hợp chặt chẽ các ngành, các cơ quan pháp luật để phát mại các các tài sản xiết nợ có liên quan đến vụ án.
    Mở rộng phạm vi đầu tư, chú trọng cơ cấu đầu tư để đẩy tăng dư nợ cho vay trung và dài hạn."
    2. Một số mục tiêu cụ thể
    - Huy động vốn tăng 30% so với năm 2003
    - Dự nợ tín dụng tăng 25% so với năm 2003
    - Tỷ lê nợ quá hạn từ 8,7% năm 2003, phấn đấu giảm xuống dưới 5%
    - Chênh lệch thu lớn hơn chi (lãi) tăng 15% so với năm 2003
    II- NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG LƯU XÁ THÁI NGUYÊN.
    Để thực hiện phương hướng nhiệm vụ nêu trên và để khắc phục những thiếu sót tồn tại của chi nhánh Lưu Xá, em xin đề nghị một số giải pháp như sau:
    1- Xây dựng chính sách cho vay đúng đắn, đa dạng hoá hoạt động cho vay.
    Chính sách tín dụng của một Ngân hàng có thể định nghĩa là một văn bản đưa ra lý luận và khái niệm cơ bản của việc đầu tư,cho vay. Văn bản này bao gồm các tiêu chuẩn, các hướng dẫn, và các giới hạn để chỉ đạo quy trình ra quyết định cho vay. Cần phân biệt điểm khác biệt giữa chính sách tín dụng với quy trình tín dụng. Chính sách tín dụng là một văn bản bao quát trong khi các quy trình tín dụng có thể rất chi tiết và có thể bao gồm từng bước đối với việc sử lý các trường hợp khác nhau. Do vậy không thể không nhấn mạnh tầm quan trọng của một chính sách tín dụng song các quy trình tín dụng cũng cần thiết đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ tín dụng.
    Chính sách tín dụng mang tính chất chiến lược về hoạt động của một ngân hàng nên thường được phổ biến ở cấp quản lý. Đối với ngân hàng, chính sách tín dụng thường được phổ biến ở hội nghị giám đốc.
    Một chính sách tín dụng muốn được thực thi tốt phải được viết ra bằng những thuật ngữ chính xác, dễ hiểu, chi tiết trên cơ sở đó đưa ra được những hướng dẫn thực hiện các loại hình khác nhau. Một chính sách tín dụng cần phải thiết lập.
    Thiết lập các mục tiêu: Sự tăng trưởng, lợi nhuận, chất lượng danh mục đầu tư, dịch vụ khách hàng, việc tuân thủ các luật và việc phục vụ xã hội.
    Thiết lập mức độ chính quyền.
    Thiết lập các chỉ tiêu tín dụng
    Thiết lập các thủ tục kiểm soát.
    Thiết lập các tiêu thức xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
    Thiết lập các tiêu thức thu hồi khoản vay.
    Thiết lập các thủ tục về việc tuân thủ các quy định.
    Việc xây dựng được một chính sách tín dụng đúng đắn giúp cho ngân hàng kinh doanh đúng hướng, đưa vốn vào những khu vực, lĩnh vực có hiệu qủa kinh doanh cao và do đó có thể hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra.
    Với đặc thù hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công thương Lưu Xá chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn có tiềm năng lớn, nhu cầu đòi hỏi các dịch vụ ngân hàng nhiều, nhanh chóng, nhưng trong phạm vi hoạt động chi nhánh Lưu Xá vẫn chưa đáp ứng kịp thời như chưa có hình thức hoạt động và cho vay bằng ngoại tệ mở L/C, tín dụng tập trung chủ yếu ở cho vay ngắn hạn, cho vay để đa dạng hoá các lọai hình cho vay, đáp ứng nhu cầu của mọi đôí tượng khách hàng.
    2- Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ.
    Sau khi có một chính sách tín dụng đúng đắn, rõ ràng và toàn diện để đảm bảo chất lượng của các khoản cho vay, việc đầu tiên Ngân hàng phải làm là xây dựng một quy trình tín dụng chặt chẽ va thực hiện có chất lượng quy trình đó.
    Ngân hàng cần xây dựng quy trình xét duyệt, cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa khẩu thẩm định và quyết định cho vay.Tại chi nhánh tuy đã thành lập được tổ thẩm định có nhiệm kiểm tra, thẩm định về khách hàng, sự án, phương án vay vốn đối với khách hàng, để trình hội đồng tín dụng hoặc Ban giám đốc ra quyết định cho vay. Sau khi có quyết định cho vay mới quyết định chuyển hồ sơ sang phòng tín dụng để thực hiện việc giải ngân, kiểm tra thu nợ. Nhưng hoạt động của tổ thẩm định đạt kết quả tốt, hơn nữa cần đưa ra nội quy và trách nhiệm cụ thể đối với thành viên của tổ chịu trách nhiệm và kết luận thẩm định của mình.
    Mọi quy trình tín dụng có thể bao gồm nhiều khâu song quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng cho vay là khâu thẩm định trước khi cho vay.
    Khả năng rủi ro trong kinh doanh tín dụng dưới nhiều mức độ và hình thức khác nhau, phòng tránh rủi ro cũng có nhiều biện pháp và cách tổ chức tiến hành. Tuy nhiên biện pháp quan trọng này để phòng tránh rủi ro, nói chung là mọi cán bộ tín dụng và cán bộ có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ, thể lệ hiện hành của thống đốc NHNN và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về tín dụng và đảm bảo an toàn tín dụng. Mọi khoản cho vay phải thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ,tiến hành thẩm định, kiểm tra xác định đúng tư cách pháp nhân của người cho vay, tính khả thi của phương án SXKD và giá trị của các tài sản cầm cố, thế chấp thuộc sở hữu của họ, chống hiện tượng vay vốn ngân hàng kinh doanh sử dụng lòng vòng, sử dụng vốn sai mục đích. Về phía Ngân hàng, kiên quyết không thể xảy ra và phải sử lý nếu có tình trạng vay đảo nợ.
    3- Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay
    Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay là một biện pháp quan trọng trong quá trình cho vay của Ngân hàng. Nó tạo cơ sở pháp lý cho ngân hàng có khả năng thu hồi nợ vay một khi khách hàng không có khả năng trả nợ giúp giảm tối đa thiệt hại có rủi ro xảy ra.
    Hiện nay theo nghị định về đảm bảo tiền vay vốn số 178/1999/NĐ -CP ngày 29/12/1999 của chính phủ đã tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng phát huy hiệu quả nhưng trong quá trình thực hiện cho đến nay cũng có những hạn chế cần bổ xung chỉnh sửa chẳng hạn:
    Việc xác định giá trị tài sản đảm bảo tiền cho vay thủ tục còn phức tạp, đề nghị đơn giản hoá hơn có thể ghi ngay trực tiếp vào trong hợp đồng tín dụng không nhất thiết phải có biên bản định giá riêng như đang làm.
    Đối với tài sản hình thành từ vốn vay chỉ quy định đối với vốn cho vay trung, dài hạn, còn vốn ngắn hạn sử dụng cho mua vật tư hàng hoá, thì cần xem xét các thể cho vay được. Hoặc quy định vốn tự có phải 50% trong tổng nhu cầu vốn đề nghị có ý kiến sửa đổi cho hợp lý.
    Việc thu nợ bằng tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh người thứ ba không phải là biện pháp tốt nhất nhưng nó cũng giúp ngân hàng phần nào giải quyết những thiệt hại khi có rủi ro xẩy ra. Vì vậy tôi thiết nghĩ:
    Tài sản bảo đảm là biện pháp cuối cùng và cơ sở pháp lý của ngân hàng trong việc thu hồi khoản nợ vay khi gặp rủi ro bất khả kháng do đó ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc về thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba trong quá trình cho vay. Giải phóng này gắn với việc nâng cao năng lực công tác và phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng . Việc nâng cao năng lực cán bộ tín dụng trong thẩm định dự án, phương án vay vốn, đánh giá giá trị tài sản thế chấp . cũng là một biện pháp hạn chế rủi ro tránh tình trạng đánh giá cao không đúng thực tế giá trị tài sản khiến cho việc phát mại tài sản khi có rủi ro sẽ không phải bù đắp nổi thiệt hại.




     
Đang tải...