Luận Văn Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất hàng lẻ (LCL) bằng container tại công ty

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ

    1
    LỜI MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài:

    Hoạt động giao nhận vận tải tại nước ta trong thời gian gần đây có những bước phát triển vượt bậc. Đó là sự gia tăng về số lượng của các công ty giao nhận, sự cải tiến về chất lượng dịch vụ phần nào đáp ứng được yêu cầu cung ứng dịchvụlogistics của các nhà sản xuất kinh doanh trong nước.
    Đứng trước đòi hỏi ngày càng khắt khe của các khách hàng buộc các nhà cung ứng dịch vụ giao nhận trong đó có công ty Sotrans là một doanh nghiệp nhà nước điển hình buộc phải cải tiến chất lượng dịch vụ nhằm mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động cung ứng dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, hoạt động xuất hàng lẻ (LCL) bằng container tại công ty trong thời gian qua chiếm giữ vị trí khá quan trọng. Xét trong toàn bộ quy trình cung ứng dịch vụ logistics thì hoạt động xuất hàng lẻ là một mắc xích không thể thiếu được. Hoạt động xuất hàng lẻ tại công ty trong thời gian qua mặc dù là một trong những hoạt động chính nhưng xét về góc độ cung ứng dịch vụ đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ logistics thì vẫn chưa đáp ứng được.
    Xuất phát từ quá trình công tác thực tế tại công ty trong thời gian vừa qua, cũng như những khảo sát thực tế về tiềm năng thị trường hàng xuất lẻ trong thời gian tới, học viên mạnh dạn xây dựng đề tài tốt nghiệp cao học “Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất hàng lẻ (LCL) bằng container tại công ty Sotrans đáp ứng yêu cầu cung ứng dịch vụ logistics trong giai đoạn hiện nay”.
    2.Mục đích nghiên cứu:
    Nắm rõ bản chất và vai trò của logistics đối với sản xuất kinh doanh cũng như bản chất và vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng trong toàn bộ quy trình cung ứng dịch vụ logistics.
    Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ hàng xuất lẻ tại công ty, tìm ra các khiếm khuyết để có thể cải thiện.
    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài tập trung nghiên cứu khảo sát theo hai hướng:
    a.Đánh giá lại quy trình chào bán và cung cấp dịch vụ hàng xuất lẻ tại công ty để tìm ra một số khiếm khuyết nhằm hoàn thiện hơn quy trình.
    b.Phân tích thị trường tiềm năng, khả năng đáp ứng yêu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ tương tự trên thị trường, nhu cầu hiện có để đề ra định hướng cho sự phát triển của dịch vụ này trong tương lai.
    4.Ý nghĩa khoa học và thực tế của đề tài:
    Luận án tập trung phân tích các quan điểm về logistics, vai trò của vận tải hàng lẻ trong toàn bộ dây chuyền cung ứng dịch vụ logistics từ đó nắm rõ hơn bản chất, nội dung của quá trình cung ứng dịch vụ logistics cho hàng xuất lẻ và toàn bộ dây chuyền cung ứng dịch vụ logistics.
    Luận án phân tích , đánh giá đúng thực trạng cung ứng dịch vụ hàng xuất lẻ tại công ty để tìm ra những khiếm khuyết. Trên cơ sở những khiếm khuyết đó, luận án đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ hàng xuất lẻ từ đó làm cơ sở đẩy mạnh hoạt động này trong những năm tới.
    5. Kết cấu đề tài:
    Đề tài được kết cấu gồm 3 chương:
    Chương 1: Vai trò của phương thức vận tải hàng lẻ (LCL) đối với hoạt động logistics.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng lẻ tại công ty kho vận miền nam (Sotrans)
    Chương 3: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất hàng LCL bằng container tại công ty để đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ logistics hiện nay.
    Vì thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn, bài viết khó tránh khỏi những sơ sót, kính mong Thầy Cô xem xét sửa chữa để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
    Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2006
    3
    CHƯƠNG 1 VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI HÀNG LẺ (LCL) BẰNG CONTAINER ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
    Mục tiêu của chương 1 đề tài sẽ trình bày một số vấn đề chính sau đây:
    +Sự phát triển của vận tải container và vai trò của vận tải container đối với họat động logistics.
    +Vai trò của giao nhận vận tải hàng lẻ đối với họat động logistics.
    +Yêu cầu kỹ thuật của việc đóng các lô hàng lẻ vào container nhằm giúp cho các nhà gom hàng đạt hiệu quả "kinh tế cao nhất.
    +Khái quát về thị trường giao nhận vận tải hàng lẻ tại thành phố Hồ Chí Minh, tiềm năng của thị trường này.
    +Ngòai ra, chương 1 của đề tài cũng sẽ trình bày đến một số khía cạnh pháp lý liên quan đến họat động xuất hàng lẻ tại Việt Nam.
    1.1.Giới thiệu về sự phát triển vận tải container
    Mục tiêu của phần này là khái quát lại lịch sử phát triển của vận tải container - nền tảng cơ bản của sự phát triển logistics cũng như giao nhận vận tải hàng xuất lẻ. Để giải quyết mục tiêu, các nội dung được trình bày trong hai phần chính sau đây:
    - Lịch sử phát triển vận tải container.
    - Vai trò của vận tải container đối với họat động logistics.
    1.1.1.Lịch sử phát triển vận tải container
    Việc sử dụng các thùng chứa hàng lớn có thể dùng được nhiều lần để xếp dỡ lên tàu nhanh chóng đã có từ thời La Mã. Tuy nhiên, quá trình container hóa chỉ mới bắt đầu từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai. Có nhiều cách phân chia sự phát triển vận tải container thành các giai đoạn. Tuy nhiên, cách thức phân chia sự phát triển này theo các mốc lịch sử gắn liền với sự ra đời và chuẩn hóa quy cách container, sự xuất hiện và phát triển các tàu chở container, sự chuẩn hóa trong quy trình xếp dỡ vận tải container và cơ sở pháp lý quốc tế cho việc vận tải container được xem là hợp lý nhất. Trong quá trình tìm hiểu các tài liệu về sự phát triển của vận tải container, học viên nhận thấy cách phân chia sau đây trong tác phẩm “Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế” do PGS, TS Đinh Ngọc Viện chủ biên mang tính khoa học cao, học viên mạn phép xin trích dẫn trình bày sau đây:
    1.1.1.1.Giai đọan 1 (từ trước chiến tranh thế giới lần 2 đến năm 1955)
    Đây là giai đoạn bắt đầu sử dụng container để vận chuyển hàng hóa trên thế giới. Việc sử dụng các thùng để vận chuyển hàng hóa đã có từ trước, tuy nhiên, chỉ khi có sự tiêu chuẩn hóa kích thước các thùng hàng để có thể sử dụng phương tiện xếp dỡ nhằm giải phóng tàu nhanh mới được coi là sự ra đời của container hay là bắt đầu quá trình container hóa. Một trong những ý đồ để tiến tới quá trình container hóa là việc phát triển và sử dụng thùng Conex của Hải quân Mỹ trong chiến tranh thế giới lần thứ 2. Thùng Conex là một thùng tiêu chuẩn 6 foot, được coi là tiền thân của những container hiện đại sau này. Đến những năm 50 đã có 100.000 chiếc thùng Conex được sử dụng. Trong thời gian này Container cũng đã được sử dụng trong vận tải đường bộ ở Mỹ.
    1.1.1.2.Giai đoạn 2 (từ năm 1955 đến năm 1966)
    Giai đoạn này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình container hóa trên thế giới. Đây là thời kỳ bắt đầu áp dụng container trong chuyên chở đường biển quốc tế, là thời kỳ xuất hiện tàu container, sử dụng ngày càng nhiều container loại lớn, là thời kỳ bắt đầu cuộc cách mạng container.
    Một số mốc phát triển quan trọng trong giai đoạn này là: Năm 1956: tàu chở container đầu tiên trên thế giới ra đời. Đó là các tàu dầu của Oâng Malcomb Mclean, người sáng lập hãng Sealand Service Inc., được hoán cải thành tàu chở container, chạy từ New York đến Houston, mở ra kỷ nguyên mới trong vận tải quốc tế. Sau đó, hãng Sealand đã đóng tàu chuyên dụng chở container (full container ship) đầu tiên và cho vận hành vào tháng 10/1957 trên tuyến U.S Eas
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...