Tiểu Luận Một số giải pháp và biện pháp chỉ đạo chuyên đề làm quen văn học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    . ĐẶT VẤN ĐỀ:
    1. Lý do chọn đề tài:
    Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Mục đích của giáo dục mầm non nói chung và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng là sự phát triển toàn diện cho trẻ, hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu nhân cách con người mới XHCN Việt Nam. Trong đó việc nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học chiếm một vị trí quan trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
    Thông qua việc thực hiện việc đọc ca dao, đồng dao, đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, dạy trẻ kể lại truyện, dạy trẻ đọc thơ diễn cảm, dạy trẻ đóng kịch, dạy trẻ kể chuyện sáng tạo, tạo cho trẻ hứng thú học tiếng mẹ đẻ ở lớp một sau này.
    Mặc dù chuyên đề nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học đã được triển khai từ nhiều năm, nhà trường đã tạo điều kiện cho các nhóm lớp thực hiện chuyên đề nhưng chất lượng chuyên đề của trường chưa cao. Đứng trước tình hình đó tôi luôn suy nghĩ phải làm gì để việc thực hiện chuyên đề hoạt động làm quen văn học đạt kết quả cao nhất. Đó là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài này.
    2. Cơ sở lý luận
    Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động học của trẻ rất phong phú, đa dạng với nhiều hoạt động học khác nhau và được tổ chức với nhiều hình thức .một cách linh hoạt để giúp trẻ lĩnh hội tri thức, phát triển kỹ năng của hoạt động học theo nội dung của chủ đề. Trong đó hoạt động làm quen văn học chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Làm quen văn học nhằm tạo tiền đề cho việc phát triển ngôn ngữ, phát triển trí tưởng tượng, phát triển nhân cách, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mỹ cho trẻ; chuẩn bị cho trẻ vào học ở lớp một. Trẻ được tiếp xúc với tác phẩm văn học từ rất sớm: Từ khi lọt lòng mẹ trẻ đã được nghe những câu ru thấm đợm tình người. Lớn hơn một chút trẻ được sống trong thế giới kỳ diệu của những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích ., những ước mơ của trẻ cứ thế chắp cánh bay xa . Thông qua hoạt động cho trẻ làm quen văn học, giúp trẻ có được
    vốn hiểu biết, vốn từ nhất định và tạo cho trẻ tâm thế vững vàng khi bước vào lớp một.
    Mặt khác, để phù hợp với nhu cầu ngày càng đi lên của xã hội, hòa nhập với xu thế phát triển giáo dục trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng với chương trình tiểu học thì giáo dục mầm non càng cần phải nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục theo hướng giáo dục mầm non, xóa bỏ phương thức dạy học cũ rập khuôn, thụ động, chú trọng phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ có cơ hội được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm . trên khả năng và vốn hiểu biết của trẻ. Trên cơ sở đó Bộ Giáo dục và đào tạo - Vụ Giáo dục mầm non đã có chủ trương thực hiện chương giáo dục mầm non, đặc biệt là chỉ đạo thực hiện chuyên đề nâng cao chất lượng làm quen văn học ở trường mầm non.
    3. Cơ sở thực tiễn
    a. Khảo sát thực tế
    Qua khảo sát thự tế kết quả học tập của trẻ không cao, trẻ thường tham gia vào hoạt động làm quen văn học một cách thụ động chưa phát huy hết khả năng, sự sáng tạo và không tham gia tích cực hoạt động.
    Cụ thể:
    * Về chất lượng trẻ
    Qua khảo sát đầu năm, chất lượng làm quen văn học của trẻ đạt:
    [TABLE="width: 663"]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]Giỏi
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]Khá
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]Trung bình
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]Yếu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Số lượng
    [/TD]
    [TD]%
    [/TD]
    [TD]Số lượng
    [/TD]
    [TD]%
    [/TD]
    [TD]Số lượng
    [/TD]
    [TD]%
    [/TD]
    [TD]Số lượng
    [/TD]
    [TD]%
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]31/184
    [/TD]
    [TD]16,8
    [/TD]
    [TD]42/184
    [/TD]
    [TD]22,8
    [/TD]
    [TD]51/184
    [/TD]
    [TD]27,7
    [/TD]
    [TD]60/184
    [/TD]
    [TD]32,6
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    * Về chất lượng đội ngũ
    Giáo viên chưa linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động nói chung và tổ chức hoạt động làm văn học nói riêng. Chưa biết khai thác vốn hiểu biết của trẻ, chưa biết tận dụng sự phối kết hợp của phụ hunynh, chưa biết ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức các hoạt động.
    * Về cơ sở vật chất
    Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên đề hoạt động làm quen văn học còn thiếu và chưa được chú trọng đúng mức

    b. Nguyên nhân
    - Giáo viên tổ chức các hoạt động chưa có sự lồng ghép, tích hợp các nội dung hỗ trợ cho nhau.
    - Việc cung cấp kiến thức còn mang tính đồng loạt, chưa chú trọng đến cá thể hóa và hoạt động nhóm.
    - Trẻ chưa có cơ hội trải nghiệm, chưa cho trẻ khám phá và chưa phát huy tính tích cực.
    - Cơ sở vật chất phục vụ cho chuyên đề làm quen văn học chưa đầy đủ.
    - Việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ chưa được nhịp nhàng, sâu sát nên hiệu quả giáo dục của chuyên đề chưa cao.
    Xuất phát từ những nguyên nhân trên, là một phó hiệu trưởng, bản thân tôi đã cùng hiệu trưởng trăn trở, tìm tòi các giải pháp khả thi để chỉ đạo việc thực hiện chuyên đề làm quen văn học một cách hiệu quả. Qua một năm thực hiện, bản thân tôi đã đúc kết được một số giải pháp như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...