Tài liệu Một số giải pháp tự học của sinh viên ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trên nền tảng

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp tự học của sinh viên ngành công nghệ
    thông tin và truyền thông (ICT) trên nền tảng ICT -
    lý luận dựa trên thực tiễn








    Tóm tắt. Trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học ngành ICT nói riêng, vấn đề được quan tâm là đổi mới phương pháp giảng dạy, nếu chỉ chú ý đến phương pháp dạy là chưa đủ mà cần phải chú ý đến đổi mới phương pháp học của sinh viên, làm thế nào để sinh viên có khả năng học, học suốt đời và tự học. Đó là mục tiêu mà giáo dục hiện nay cần phải đạt được, nhằm đào tạo đội ngũ có khả năng thích ứng cao với thực tế xã hội hiện nay.
    Để việc tự học của sinh viên có hiệu quả và khoa học, bài báo phân tích đặc điểm tự học trong nền giáo dục hiện đại và đưa ra cơ sở lý luận của việc tự học nhằm góp phần xây dựng luận cứ cho các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành ICT ở trường đại học. Bài báo còn phân tích mối quan hệ giữa tự học với học nhóm, tự đánh giá và ý nghĩa của việc tự học đối với lý luận và thực
    tiễn trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.







    1. Giới thiệu


    Tra cứu trên Internet với thuật ngữ “tự học” có thể thu được trên 1.500.000 (1,5 triệu) trang Web thông tin về tự học và hàng trăm bài nghiên cứu khoa học về “tự học”. Còn nếu tra từ “Self-study” sẽ có 3.500.000 (3,5 triệu) trang thông tin về “Self-study”. Thật vậy, tự học là một chủ đề “xưa như Trái đất” và cũng là đề tài nghiên cứu của không biết bao các nhà khoa học giáo dục trên thế giới và Việt Nam trong suốt mấy thập kỷ qua. Đã có biết bao tấm gương tự học mà trở thành






















































    những con người nổi tiếng, thành danh trên
    mọi lĩnh vực, trong đó Bác Hồ của chúng ta là một ví dụ điển hình. Qua những sáng tạo được thể hiện từ thời Thomas Edison đến thời Bill Gates, giới khoa học kỹ thuật ngày càng nhận thấy giữa trí sáng tạo và việc tự học có một mối liên hệ nhân quả. Tạp chí Science et Vie (Pháp) đã viết: Ai tự học mạnh nhất, người đó tích lũy được một tiềm năng sáng tạo dồi dào nhất. Ngược lại, ai có nhu cầu sáng tạo nhiều hơn, người ấy càng thôi thúc ý chí tự học cao hơn. Cố GS. Tạ Quang Bửu (nguyên Bộ trưởng Bộ Đại học và Chuyên nghiệp) trong một buổi nói chuyện trước sinh viên Bách khoa Hà Nội năm 1970 đã nhấn mạnh: Tự học là khởi nguồn của phong cách tự đào tạo,






    đồng thời là cái nôi nuôi dưỡng trí sáng tạo. Ai
    giỏi tự học khi đang ở trường, người đó sẽ tiến xa.
    Những người thành đạt nhờ tự học đã đúc kết thành những kinh nghiệm mang tính khoa học và liên tục được các nhà khoa học giáo dục bổ sung thành lý luận chung. Bên cạnh cái chung đó, mỗi con người cụ thể lại có phương pháp tự học riêng. Thậm chí mỗi lứa tuổi khác nhau, cấp học khác nhau, . lại có phương pháp tự học khác nhau. Đối với các trường đại học, tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Trong môi trường đại học, các ngành học khác nhau thì phương pháp tự học cũng khác nhau. Nghiên cứu vấn đề này quá rộng lớn, vì vậy trong bài viết này tác giả sẽ không nhắc lại các công trình khoa học đã nghiên cứu về tự học mà chỉ giới hạn tập chung nghiên cứu phương pháp tự học của sinh viên đại học ngành công nghệ thông tin truyền thông (ICT) trong thời đại bùng nổ thông tin dưới sự dẫn dắt của giảng viên, từ đó tìm ra giải pháp tự học tốt nhất nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ICT hiện nay.






    2. Lý do sinh viên ngành ICT phải tự học trong bối cảnh hiện nay


    Bùng nổ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực ICT đã làm: lượng thông tin tăng theo cấp số nhân, nhu cầu thông tin của mỗi người, mỗi tổ chức tăng theo cấp số mũ và tốc độ truyền tin tăng lên theo luỹ thừa của luỹ thừa . dẫn đến bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn thế giới, loài người bước vào nền văn minh thông tin mà ở đó mọi hoạt động của

    từng người và từng tổ chức xã hội đều trải
    qua 3 giai đoạn:
    1/ Thu thập thông tin, 2/ Xử lý thông tin
    3/ Ra quyết định hoạt động hoặc giải quyết vấn đề.
    Trong lĩnh vực ngành ICT, trung bình cứ khoảng 18-24 tháng, một công nghệ mới lại ra đời làm thay đổi phương thức và tập quán làm việc của nguồn nhân lực ICT. Những kiến thức của sinh viên ngành ICT được trang bị ở những năm đầu đại học nhanh chóng trở thành lạc hậu khi sinh viên đó ra trường. Thêm vào đó, sau khi ra trường vài năm, nếu không được đào tạo bồi dưỡng thêm, mỗi lao động lại bị chính ngành ICT đào thải. Như vậy chính sự bùng nổ khoa học trong lĩnh vực ICT kéo theo sự bùng nổ thông tin làm đảo lộn mục tiêu giáo dục đại học mà cốt lõi là chuyển từ chủ yếu đào tạo kiến thức và kỹ năng sang chủ yếu đào tạo năng lực. Do đó các kỹ sư ngành ICT muốn tồn tại trong xã hội thông tin không chỉ học khi còn đi học mà còn học cả khi đã đi làm và lúc đã nghỉ hưu - học suốt đời [1]. Nói một cách cụ thể hơn, sinh viên ngành ICT phải biết tự học từ khi mới vào trường và tự học khi đã thành đạt. Một số ngành khác chỉ học tốt những gì thầy giảng, với vốn kiến thức đã học ở trường và chịu khó ôn tập thường xuyên (ví dụ nghề công nghệ chế biến ẩm thực dân tộc, nhạc dân tộc cổ truyền, nghề đông y, ngành thể dục thể thao, diễn viên điện ảnh, sử học .) có thể hành nghề một thời gian dài mà không lạc hậu, nhưng đối với sinh viên ngành ICT không tự học cái mới là tự đào thải mình khi mới rời ghế nhà trường. Ngay đối với thầy giáo ICT cũng phải tự học suốt đời. Ngành ICT là một ngành đặc trưng cho kinh tế tri thức với tốc độ thay đổi rất nhanh. Trách nhiệm của nhà trường, của người thầy là đào






    tạo sinh viên khi ra trường có thể thích ứng
    với sự thay đổi này. Bởi thế bản thân người thầy phải nhận rõ về vị trí, vai trò đặc biệt của mình trong ngành này. Chẳng hạn trong hệ thống Aptech, mỗi giảng viên phải thi mỗi quý một lần bởi vì những gì thuộc chương trình năm trước có thể không còn trong năm nay. Thầy giáo dạy ICT nào mà tuyên bố tôi là chuyên gia chỉ một lĩnh vực thì rất chóng thất nghiệp khi môn học đó không còn đưa vào chương trình nữa. ICT có đặc thù là lĩnh vực đa ngành, thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, nên không có ICT vị ICT. Vì vậy, việc nhiều người từ lĩnh vực khác bằng con đường tự học đã sang làm việc trong chuyên môn ICT và đã hết sức thành đạt
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...