Chuyên Đề Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010- 2015 đáp ứng yêu

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Phú Thọ là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc,có vị trí địa lý thuận lợi và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Với thế mạnh đó, Phú Thọ hướng tới mục tiêu trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Để giải quyết được nhiệm vụ này, ngoài việc phải phát huy tối đa các thế mạnh của mình, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ cần phải có sự đánh giá khách quan và nhìn nhận đúng đắn về quá trình chuyển cơ cấu lao động của tỉnh nhà. Thông qua đó tạo ra những cú hích đúng nhằm tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động để tạo ra một cơ cấu mới hợp lý hơn. Vì một cơ cấu lao động không hợp lý sẽ làm nảy sinh các vấn đề tác động tiêu cực và cản trở đến phát triển kinh tế xã hội như: thất nghiệp, khoảng cách giàu nghèo, mất cân đối, bình đẳng trong xã hội. Mặt khác, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động với xu hướng tăng số lao động trong ngành xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm lực lượng lao động trong ngành nông, lâm và ngư nghiệp sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tạo điều kiện để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, chính trị và xã hội của tỉnh, giúp Phú Thọ bắt nhịp được với xu hướng toàn cầu hóa.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu lao động của Phú Thọ trong giai đoạn 2001 - 2008, chỉ ra các yếu tố ngăn cản và thúc đẩy quá trình chuyển dịch đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh.
    3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
    Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Phú Thọ
    Đối tượng nghiên cứu:
    - Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua.
    - Số lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế từ năm 2001- 2008
    - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích theo mô hình toán, phương pháp đánh giá và dự báo, phương pháp tổng hợp.
    4. kết cấu của đề tài
    Chương I: Tính tất yếu và sự cần thiết của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Chương II: Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001- 2007
    Chương III: Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010- 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.



    MỤC LỤC

    DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
    DANH MỤC HÌNH VẼ iv
    LỜI MỞ ĐẦU v
    CHƯƠNG I: TÍNH TẤT YẾU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA 1

    I. Khái niệm và nội dung của chuyển dịch cơ cấu lao động 1
    1. Khái niệm chung 1
    2.Nội dung và các tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 8
    II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng CNH-HĐH 14
    1. Quá trình CNH-HĐH hóa và những yêu cầu đặt ra cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 14
    2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trong quá trình CNH-HĐH. 15
    III. Các yếu tố tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 18
    1. Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội 18
    2. Nhóm nhân tố phát triển nguồn nhân lực 21
    3. Hệ thống chính sách 23
    IV. Kinh nghiệm của một số nước 23
    1. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn Hàn Quốc 23
    2. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Nhật 25
    3. Bài học chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cho các địa phương ở Việt Nam. 26

    CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001- 2008 28
    I. Khái quát chung về tình hình phát triển KTXH tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2008 28
    1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ 28
    2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2008 trong bối cảnh CNH-HĐH của tỉnh Phú Thọ. 34
    II. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2001 – 2008 38
    1. Thực trạng chuyển dịch theo ba nhóm ngành 38
    2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành: 49
    3. Đánh giá thực trạng và xu thế CDCCLĐ theo ngành 56
    III. Đánh giá các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Phú Thọ. 58
    1. Đánh giá các nhân tố tác động 58
    2. Nguyên nhân của những hạn chế trên 61
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CNH -HĐH 66
    I. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh đến năm 2015 66
    1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 66
    2. Định hướng CDCCLĐ theo ngành kinh tế của tỉnh 68
    II. Các giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động theo -ngành của tỉnh đến năm 2020 73
    1. Nhóm giải pháp về kinh tế xã hội 73
    2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực 75
    3.Tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động 78
    KẾT LUẬN vii
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO viii
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...