Luận Văn Một số giải pháp thực hiện cơ chế quản lý tự khai – tự nộp thuế tại tỉnh Bình Thuận

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CÁC CHỮ VIẾT TẮT .2
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ
    THUẾ TỰ KHAI TỰ TÍNH TỰ NỘP 3
    I/ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ .3
    1/ Sự ra đời và phát triển của thuế 3
    2/ Bản chất và chức năng của thuế .4
    3/ Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường .7
    II/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TỰ KHAI- TỰ NỘP
    THUẾ .10
    1/ Cơ chế tự khai - tự nộp là gì? .10
    2/ Các mô hình quản lý thuế 13
    3/ Kinh nghiệm của một số nước thực hiện quản lý thuế theo cơ chế tự khai - tự nộp
    thuế .19
    CHƯƠNG II : HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TRẠNG
    CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI TỈNH BÌNH THUẬN .25
    I/ KHÁI LƯỢC HỆ THỐNG THUẾ HIỆN HÀNH TẠI VIỆT NAM 25
    1/ Hệ thống chính sách thuế hiện hành tại Việt Nam . 25
    2/ Tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện hành tại Việt Nam .28
    3/ Ưu, nhược điểm của cơ chế quản lý thuế hiện hành 31
    II/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI BÌNH THUẬN 38
    1/ Khái quát về điều kiện tự nhiên 38
    2/ Khái quát về công tác tổ chức quản lý và kết quả thu thuế trên địa bàn Tỉnh Bình
    Thuận trong thời gian qua 40
    3/ Những kinh nghiệm rút ra sau một năm thực hiện thí điểm cơ chế tự khai - tự nộp
    tại Quảng ninh và TP.Hồ Chí Minh 46
    CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TỰ KHAI
    - TỰ NỘP THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
    THUẬN 49
    1/ Nhóm giải pháp chung về chính sách . 49
    2/ Nhóm giải pháp cụ thể về tổ chức bộ máy và phương pháp quản lý thuế .50
    3/ Nhóm giải pháp cụ thể về hạ tầng kỷ thuật và các chương trình ứng dụng công nghệ
    tin học trong quản lý thuế .56
    KẾT LUẬN .58
    PHỤ BIỂU
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ VÀ CƠ CHẾ
    QUẢN LÝ THUẾ TỰ KHAI TỰ TÍNH TỰ NỘP
    I/ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ.
    1/ Sự ra đời và phát triển của thuế.
    Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, thuế ra đời là một
    tất yếu khách quan, gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Để duy
    trì sự tồn tại của mình, Nhà nước cần có những nguồn tài chính để chi tiêu, trước hết là
    chi cho việc duy trì và củng cố bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương thuộc
    phạm vi lãnh thổ mà Nhà nước đó đang cai quản; chi cho các công việc thuộc chức
    năng của Nhà nước như: quốc phòng, an ninh, chi cho xây dựng và phát triển các cơ sở
    hạ tầng; chi cho các vấn đề về phúc lợi công cộng, về sự nghiệp, về xã hội trước mắt
    và lâu dài.
    Để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu, Nhà nước thường sử dụng ba
    hình thức động viên đó là: quyên góp của dân, vay của dân và dùng quyền lực Nhà
    nước bắt buộc dân phải đóng góp. Trong đó hình thức quyên góp tiền và tài sản của
    dân và hình thức vay của dân là những hình thức không mang tính ổn định và lâu dài,
    thường được Nhà nước sử dụng có giới hạn trong một số trường hợp đặc biệt. Để đáp
    ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên, Nhà nước dùng quyền lực chính trị buộc dân phải
    đóng góp một phần thu nhập của mình cho Ngân sách Nhà nước. Đây chính là hình
    thức cơ bản nhất để huy động tập trung nguồn tài chính cho Nhà nước.
    Hình thức Nhà nước dùng quyền lực chính trị buộc dân đóng góp để đáp ứng
    nhu cầu chi tiêu của mình - Đó chính là thuế. Thuế luôn luôn gắn chặt với sự ra đời
    và phát triển của Nhà nước. Bản chất của Nhà nước quy định bản chất giai cấp của
    thuế.
    - Trong chế độ phong kiến, hệ thống thuế khoá nhằm huy động sự đóng góp
    tiền bạc của dân chúng để nuôi dưỡng quân đội, tổ chức bộ máy công quyền, quan lại
    để cai trị. Người dân được hưởng rất ít các phúc lợi công cộng từ phía Nhà nước.
    NTH: Nguyễn Văn Tuấn Trang: 4Luận án tốt nghiệp GVHD: Ung Thị Minh Lệ
    - Đến khi giai cấp tư sản nắm được chính quyền, giai đoạn đầu họ chủ trương
    xây Nhà nước tự do, không can thiệp vào hoạt động kinh tế của các lực lượng kinh tế
    thị trường. Nhà nước chỉ đảm nhận nhiệm vụ giữ gìn an ninh, quốc phòng. Thuế khóa
    chỉ đóng vai trò huy động nguồn lực tài chính tối thiểu để nuôi sống bộ máy Nhà nước
    và đáp ứng nhu cầu chi tiêu công cộng khác. Nhưng khi bước vào những năm 29- 33
    của thế kỷ XX, nền kinh tế của các nước tư bản lâm vào khủng hoảng. Để đưa nền
    kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, Nhà nước tư sản phải can thiệp vào hoạt động kinh tế
    bằng cách lập ra các chương trình đầu tư lớn và thực hiện tái phân phối thu nhập xã
    hội thông qua các công cụ tài chính. Trong số các công cụ trên thì thuế là công cụ quan
    trọng và sắc bén để Nhà nước thực hiện điều chỉnh nền kinh tế.
    Như vậy, cùng với việc mở rộng các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và sự
    phát triển của các quan hệ hàng hoá tiền tệ, các hình thức thuế ngày càng phong phú
    hơn, công tác quản lý thuế ngày càng được hoàn thiện hơn và thuế đã trở thành một
    công cụ quan trọng, có hiệu quả của Nhà nước để tập trung nguồn thu cho Ngân sách
    Nhà nước và tác động đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Ở Việt Nam, sau
    nhiều lần sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là sau cải cách thuế bước 1 ( năm 1990 ), bước 2 (
    năm 1999 ) đã thể hiện tính phát triển liên tục của thuế, từ chổ lạc hậu, bất cập, không
    đảm bảo tính khoa học và còn nhiều hạn chế, hệ thống thuế Việt Nam đã dần hoàn
    thiện, khoa học hơn, gần gũi hơn và phù hợp hơn với các qui định về thuế của khu vực
    và thế giới, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu quan trọng như:
    - Là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà Nước.
    - Là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
    - Góp phần thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
    - Là công cụ tài chính chủ yếu của Nhà Nước trong việc quản lý, điều tiết vĩ mô
    nền kinh tế.
    - Tính pháp lý cao, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra.
    2/ Bản chất và chức năng của thuế.
    a/ Bản chất của thuế.
    Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước
    theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực
    tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội.
    NTH: Nguyễn Văn Tuấn Trang: 5Luận án tốt nghiệp GVHD: Ung Thị Minh Lệ
    Ngoài khoản thu về thuế, Ngân sách Nhà nước còn có những khoản thu về phí
    và lệ phí. Đây là những khoản thu mà một tổ chức hay cá nhân phải trả khi được một
    cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước uỷ quyền cung cấp hàng hoá,
    dịch vụ công cộng.
    Thuế là một công cụ tài chính của Nhà nước, được sử dụng để hình thành nên
    quỹ tiền tệ tập trung nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. Tuy nhiên, về bản chất,
    thuế khác với các công cụ tài chính khác như phí, lệ phí, giá cả.v.v. Điều này thể hiện
    qua các đặc điểm cơ bản sau của thuế:
    (1) Thuế luôn luôn gắn liền với quyền lực Nhà nước:
    Đặc điểm này thể hiện tính pháp lý tối cao của thuế. Thuế là nghĩa vụ cơ bản
    của công dân đã được quy định trong Hiến Pháp - Đạo luật gốc của một quốc gia. Việc
    ban hành, sửa đổi, bổ sung, hay bãi bỏ bất kỳ một thứ thuế nào cũng chỉ có một cơ
    quan duy nhất có thẩm quyền, đó là Quốc hội - Cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao.
    Mặt khác tính quyền lực Nhà nước cũng thể hiện ở chổ Nhà nước không thể thực hiện
    thu thuế một cách tuỳ tiện mà phải dựa trên những cơ sở pháp luật nhất định đã được
    xác định trong các văn bản pháp luật do các cơ quan quyền lực Nhà nước ban hành.
    Đây là đặc trưng cơ bản nhất của thuế nhằm phân biệt với tất cả các hình thức
    động viên tài chính cho Ngân sách Nhà nước khác.
    (2) Thuế là một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư bắt buộc phải nộp
    cho Nhà nước:
    Đặc điểm này thể hiện rõ nội dung kinh tế của thuế. Nhà nước thực hiện
    phương thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
    dưới hình thức thuế, mà kết quả của nó là một bộ phận thu nhập của người nộp thuế
    được chuyển giao bắt buộc cho Nhà nước mà không kèm theo bất kỳ một sự cấp phát
    hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế.
    Với đặc điểm này, thuế không giống như các hình thức huy động tài chính tự
    nguyện hoặc hình thức phạt tiền tuy có tính chất bắt buộc, nhưng chỉ áp dụng đối với
    những tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
    NTH: Nguyễn Văn Tuấn Trang: 6Luận án tốt nghiệp GVHD: Ung Thị Minh Lệ
    (3) Thuế là hình thức chuyển giao thu nhập không mang tính chất hoàn trả
    trực tiếp. Còn phí, lệ phí mang tính chất hoàn trả trực tiếp cho người thụ hưởng
    dịch vụ này.
    Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế được thể hiện trên các khía cạnh:
    Thứ nhất, sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính chất đối
    giá, nghĩa là mức thuế mà các tầng lớp trong xã hội chuyển giao cho Nhà nước không
    hoàn toàn dựa trên mức độ người nộp thuế thừa hưởng những dịch vụ và hàng hoá
    công cộng do Nhà nước cung cấp. Người nộp thuế không có quyền đòi hỏi Nhà nước
    cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cộng trực tiếp cho mình mới nộp thuế cho Nhà nước.
    Thứ hai, các khoản thuế đã nộp cho Nhà nước sẽ không được hoàn trả trực tiếp
    cho người nộp thuế. Người nộp thuế sẽ nhận được một phần các hàng hoá, dịch vụ
    công cộng mà Nhà nước đã cung cấp cho cả cộng đồng, phần giá trị mà người nộp
    thuế được hưởng thụ không nhất thiết tương đồng với khoản thuế mà họ đã nộp cho
    Nhà nước. Đặc điểm này của thuế giúp ta phân định rõ thuế với các khoản phí, lệ phí
    và giá cả.
    Như vậy xét về bản chất, thuế là một hình thức phân phối, là quá trình dịch
    chuyển thu nhập xã hội một chiều từ mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư
    vào ngân sách Nhà Nước .
    b/ Chức năng của thuế.
    * Chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính:
    Ngay từ khi ra đời thuế luôn luôn là phương tiện huy động nguồn lực tài chính
    cho Nhà nước. Đây là chức năng cơ bản của thuế, đặc trưng cho thuế ở tất cả các dạng
    Nhà nước trong tiến trình phát triển của xã hội. Về mặt lịch sử, chức năng huy động
    tập trung nguồn lực tài chính là chức năng đầu tiên, phản ánh nguyên nhân sự ra đời
    của thuế.
    Thông qua chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính của thuế mà các
    quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước được hình thành để đảm bảo cơ sở vật chất cho sự
    tồn tại và hoạt động của Nhà nước. Chính chức năng này đã tạo ra những tiền đề để
    Nhà nước tiến hành tham gia phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...