Luận Văn Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5
    LỜI MỞ ĐẦU



    Đất nước ta đang ngày càng đổi mới toàn Đảng, toàn dân đang dốc tâm dốc sức lao động không mệt mỏi nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước và hi vọng vào năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Có thể sánh vai cùng bạn bè quốc tế là những điều hằng mong ước của Bác. Xây dựng nước ta là một nước xã hội chủ nghĩa thời đại mới công bằng dân chủ và văn minh. Để thực hiện được các mục tiêu đó Đảng và nhà nước ta phải có những chính sách hết sức cụ thể chính xác và hợp lý. Một trong những chính sách đó là cổ phần hoá triệt để các công ty nhà nước để các doanh nghiệp được đối xử như nhau, công bằng hơn và đi đôi với nó là chính sách phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho các ngành kinh tế.
    Là một sinh viên năm cuối của trường Đại học kinh tế quốc dân sắp chuẩn bị ra trường cũng mông muốn góp một phần sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Xuất phát từ thực tế đó cùng với suy nghĩ chủ quan của bản thân, em đã xin thực tập và được sự đồng ý của lãnh đạo Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng số 5 (COMA 5). Qua thời gian tìm hiểu tại công ty em cũng có rất nhiều suy nghĩ về quy trình sản xuất, công tác lãnh đạo cũng như quá trình tiêu thụ của công ty mới được cổ phần này.
    Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng số 5 được cổ phần hoá từ năm 1999. Trải qua bốn năm hoạt động, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty đã cố gắng hết mình để tạo lập một một thương hiệu COMA5 có tên tuổi trên thị trường. Tuy đã trải qua bốn năm hoạt động dưới hình thái mới nhưng công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn để cạnh tranh với các công ty tư nhân, các công ty đã cổ phần sớm hơn
    Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yết tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững nếu họ luôn bám sát, thích ứng với mọi biến động của thị trường và có trách nhiệm đến cùng với sản phẩm của mình, kể cả sản phẩm đó đang được người tiêu dùng sử dụng. Vì thế để tiêu thụ được sản phẩm, trang trải được các khoản chi phí, đảm bảo kinh doanh có lãi thật sự không phải vấn đề đơn giản. Các doanh nghiệp phải đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm, để từ đó có thể đề ra các phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm – một trong những yêu cầu hàng đầu của quản lý doanh nghiệp. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5”.
    Qua thời gian thực tập em cũng đã nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Lệ Thuý. Tại công ty cháu cũng đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Bác Lê Văn Bình(Trưởng phòng Hành Chính) cùng các cô các bác trong công ty. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Cô giáo, tới các bác lãnh đạo công ty đã giúp cháu hoàn thành chuyên đề này.


    MỤC LỤC
    Trang
    A. Lời mở đầu 2
    B. Mục tiêu nghiên cứu 4
    C.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
    Chương I: Lý luận chung về hoạt động tiêuthụ sản phẩm ở doanh nghiệp 6
    I. Các quan điểm về thị trường 6
    1. Khái niệm thị trường 6
    1.1. Theo quan điểm của kinh tế học 6
    1.2. Theo quan điểm của Marketing 6
    2. Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường 7
    2.1. Tác động của kinh tế – chính trị – xã hội – tâm lý khách hàng 7
    2.2. Tác động của tổ chức quản lý 7
    II. Các quan điểm về tiêu thụ 8
    1. Khái niệm về tiêu thụ 8
    2. ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ 9
    3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm 10
    3.1. Môi trường bên ngoài 10
    3.2. Môi trường bên trong 13
    4. Nội dung cơ bản của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 14
    4.1. Nghiên cứu và dự báo thị trường 14
    4.2. Xây dựng chính sách giá 18
    4.3. Xây dựng chính sách phân phối sản phẩm 19
    4.4. Chính sách xúc tiến khuyếch trương 21
    4.5. Tổ chức hoạt động kỹ thuật nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm. 22
    5. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ 24
    5.1. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ 24
    5.2. Doanh thu tiêu thụ 25
    5.3. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. 25
    5.4. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm 26
    5.5. Chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ 26
    I. Đặc điểm chung của công ty 28
    1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 28
    1.1. Quá trình hình thành và phát triển sản xuất của công ty 28
    1.2. Cơ sở vật chất của công ty 29
    2. Cơ cấu bộ máy và quy trình sản xuất của công ty 30
    2.1. Cơ cấu bộ máy 30
    2.2. Cơ cấu nhân sự của công ty 33
    2.3. Quy trình sản xuất của công ty và đặc điểm sản phẩm của công ty 35
    3 .Thị trường tiêu thụ của công ty 37
    II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty 38
    1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty 38
    2. Những biện pháp mà công ty đã thực hiện để thúc đẩy tiêu thụ 42
    3. Đánh giá khái quát hoạt động tiêu thụ của công ty 43
    3.1. Đánh giá tốc độ tiêu thụ sản phẩm 43
    3.2. Đánh giá doanh thu và lợi nhuận tiêu thụ 47
    4. Đánh giá chung 51
    4.1. Những tồn tại 51
    4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ của công ty 51
    Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5 54
    I. Phương hướng tiêu thụ của công ty 54
    1. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của công ty 54
    2. Mục tiêu của công ty 55
    2.1. Mục tiêu sản xuất 55
    2.2. Mục tiêu đầu tư 56
    II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty 57
    1. Hoàn thiện bộ phận Marketing 57
    2. Biện pháp về đổi mới sản phẩm và nâng cao chất lượng 60
    3. Biện pháp giảm giá thành để nâng cao hiệu quả tiêu thụ 61
    4. Xây dựng và mở rộng mạng lưới tiêu thụ và đa dạng hoá các hình thức tiêu thụ sản phẩm. 62
    4.1. Phát triển mạng lưới tiêu thụ. 62
    4.2. Đa dạng hoá hình thức tiêu thụ 64
    5. áp dụng quy trình tự động hoá trong thiết kế, chế tạo và quản lý sản phẩm 65
    6. Sử dụng các hình thức quảng cáo và xúc tiến bán hàng 66
    7. Các biện pháp đối với đối thủ cạnh tranh 66
    8. Một số kiến nghị với nhà nước. 67
    Kết luận 69
    Tài liệu tham khảo 71
     
Đang tải...