Thạc Sĩ Một số giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHưƠNG 1. TTCK VÀ VAI TRÒ CỦA TTCK ĐỐI VỚI SỰ
    PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ
    1.1. Tổng quan về TTCK
    1.1.1. Khái niệm về TTCK
    TTCK là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng,
    trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời.
    Trong quá trình phát triển và hoàn thiện, TTCK tồn tại dưới hai hình thức:
    TTCK có tổ chức và TTCK phi tổ chức.
    TTCK có tổ chức với hình thái điển hình của là SGDCK (Stock exchange).
    Mọi việc mua, bán, chuyển nhượng, trao đổi CK phải tiến hành trong Sở giao
    dịch và thông qua các thành viên của Sở giao dịch theo quy chế của SGDCK.
    SGDCK có thể là tổ chức sở hữu nhà nước, là doanh nghiệp cổ phần hoặc một
    hiệp hội và đều có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán. Có thể
    dẫn ra những SGDCK nổi tiếng của thế giới như: NYSE (New York Stock
    exchange), TSE (Tokyo Stock exchange), LSE (London Stock exchange )v.v
    TTCK phi tổ chức là một thị trường không có hình thái tổ chức tồn tại, nó
    có thể là bất cứ nơi nào mà tại đó người mua và người bán trực tiếp gặp nhau để
    tiến hành giao dịch. Nơi đó có thể là tại quầy giao dịch ở các ngân hàng bất kỳ
    nào đó. Thị trường hình thành như thế gọi là thị trường giao dịch qua quầy (Over-
    the-counter - OTC).
    1.1.2. Tổ chức hoạt động của TTCK
    1.1.2.1. Sở giao dịch chứng khoán
    Theo Liên đoàn các SGDCK thế giới (WFE), hiện nay trên thế giới đang tồn
    tại 4 mô hình tổ chức SGDCK phổ biến. Mỗi mô hình có những ưu điểm và nhược
    điểm nhất định, được các nước áp dụng tùy theo từng giai đoạn phát triển nhất định
    của thị trường, bao gồm:
    SGDCK tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn được sở hữu
    bởi các thành viên (còn gọi là mô hình thành viên): Theo mô hình này, SGDCK
    do các thành viên là các CTCK sở hữu. Thành viên vừa là người tham gia giao dịch
    vừa là người quản lý SGDCK, nên có thể phát huy tối ưu vai trò tự quản, nâng cao


    2
    tính hiệu quả và nhanh nhạy trong việc xử lý các vấn đề phát sinh của thị trường.
    SGDCK theo mô hình thành viên thường hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận, chủ
    yếu là mang tính chất phục vụ cho hoạt động giao dịch cho chính các thành viên tại
    SGDCK. Những lợi ích kinh tế gắn bó với tư cách thành viên được phân chia một
    cách công bằng hoặc trên cơ sở phần đóng góp của thành viên vào SGDCK. Hiện
    Indonesia, Sri Lanka Ví dụ: SGDCK Colombo của Sri Lanca (CSE) được thành
    lập ngày 2/12/1985 sau khi tiếp quản TTCK do Hiệp hội các nhà môi giới Colombo
    điều hành từ năm 1896 - 1985. CSE được tổ chức theo mô hình công ty TNHH do
    các công ty thành viên góp vốn thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
    Mọi nguồn thu của CSE từ phí giao dịch, phí niêm yết hàng năm và phí đóng góp
    của các công ty chứng khoán thành viên được dùng để phát triển cơ sở hạ tầng cho
    thị trường vốn. Là một tổ chức tự quản, nhưng CSE vẫn thuộc sự giám sát của
    UBCK Srilanca. CSE có các chức năng chính là thực hiện niêm yết cho các công ty
    để huy động vốn qua TTCK; cung cấp các tiện ích giao dịch cho thị trường thứ cấp;
    cung cấp các dịch vụ đăng ký, thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán. Cơ cấu của
    CSE gồm có Hội đồng quản trị (HĐQT) và Giám đốc. Hội đồng quản trị gồm 9
    thành viên là cơ quan quyết định các chính sách của CSE. Các thành viên có quyền
    bầu 5 đại diện của mình vào HĐQT, 4 thành viên HĐQT còn lại do Chính phủ (Bộ
    Tài chính) bổ nhiệm. Chủ tịch HĐQT có nhiệm kỳ 3 năm, được chọn từ 5 đại diện
    của các thành viên Sở GDCK.
    SGDCK tổ chức theo mô hình công ty cổ phần hữu hạn: Trong khoảng hơn
    một thập kỷ gần đây, các SGDCK được tổ chức theo mô hình thành viên đã dần đi
    theo xu hướng tư nhân hoá để chuyển đổi hình thức tổ chức dưới dạng các công ty
    cổ phần hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Mở đầu là SGDCK Stockholm năm 1993,
    theo sau là SGDCK Helsinki năm 1995 và SGDCK Copenhagen năm 1996, SGDCK
    Amsterdam năm 1997, SGDCK Australia năm 1998. Và rồi các SGDCK Toronto,
    Frankfurt, Singapore, Hongkong, London, Paris, Tokyo, New York cũng lần lượt
    được tư hữu hoá và chuyển sang hình thức công ty cổ phần. Lý do của trào lưu cổ
    phần hoá tiến tới đại chúng hoá các SGDCK theo mô hình thành viên chủ yếu là vì
    mô hình thành viên không cho phép các thị trường giao dịch tập trung này có đủ khả


    3
    năng tài chính để hiện đại hoá sàn giao dịch và cạnh tranh với các đối thủ cả về
    phương diện công nghệ lẫn phương diện tài chính. Hơn nữa, với mô hình sở hữu
    thành viên (chủ yếu là hoạt động phi lợi nhuận), các SGDCK truyền thống cũng rất
    khó có thể đương đầu với những thách thức của quá trình toàn cầu hoá TTCK. Hiện
    nay có khoảng 26,5% SGDCK trên thế giới áp dụng mô hình này. Ví dụ: SGDCK
    Tokyo (TSE) trước đây được tổ chức theo mô hình thành viên. Tuy nhiên, Luật
    Chứng khoán và Sở giao dịch (sửa đổi) đã cho phép TSE chuyển sang hoạt động
    theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 1/11/2001. TSE có các chức năng: cung cấp
    các tiện ích cho hoạt động giao dịch chứng khoán và chứng khoán phái sinh; cung
    cấp thông tin thị trường; đảm bảo công bằng cho các giao dịch thực hiện trên
    SGDCK, bảo vệ quyền và lợi ích của công chúng đầu tư; thực hiện các chức năng
    kinh doanh khác có liên quan đến lĩnh vực chứng khoán và TTCK. TSE được quyền
    ban hành các quy chế về giao dịch chứng khoán, thành viên giao dịch, niêm yết
    chứng khoán, giám sát và các quy định cần thiết khác cho hoạt động điều hành của
    SGDCK. Mô hình quản lý của TSE bao gồm: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), Hội
    đồng quản trị (HĐQT), Uỷ ban kiểm toán nội bộ, Hội đồng tư vấn và Ban giám đốc.
    ĐHĐCĐ là cơ quan có quyền lực cao nhất quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền
    của ĐHĐCĐ quy định theo Luật Thương mại. HĐQT do ĐHĐCĐ bầu, có nhiệm kỳ
    là 2 năm. HĐQT có số lượng không quá 12 người, trong đó phải có tối thiểu 1 thành
    viên độc lập không tham gia điều hành hoặc kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán,
    có nhiệm vụ đưa ra các đánh giá độc lập đối với các hoạt động của thị trường chúng
    khoán. Uỷ ban kiểm toán nội bộ gồm tối đa 4 thành viên do ĐHĐCĐ bầu, có nhiệm
    kỳ 4 năm, trong đó có tối thiểu một thành viên độc lập không tham gia vào hoạt
    động chứng khoán. Hội đồng tư vấn được thành lập theo đề nghị của HĐQT, thực
    hiện chức năng tư vấn, đưa ra ý kiến lên HĐQT về các vấn đề quan trọng có liên
    quan đến hoạt động điều hành hoạt động thị trường của SGDCK. Ban giám đốc
    đứng đầu là giám đốc điều hành, là thành viên HĐQT và do HĐQT bổ nhiệm, là đại
    diện theo pháp luật của SGDCK. Hiện nay Ban giám đốc TSE có 9 người, trong đó
    Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...