Luận Văn Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam trong bối cảnh hội nhậ

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, HỘI NHẬP
    QUỐC TẾ VÀ THƯƠNG HIỆU 1


    1.1. Lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế 1
    1.1.1. Khái niệm và các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế 1
    1.1.2. Những hàng rào thương mại áp dụng trong hội nhập 2
    1.1.3. Cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam 3
    1.2. Lý thuyết về Lợi thế cạnh tranh quốc gia của MICHAEL PORTER 7
    1.2.1. Mô hình “kim cương” 7
    1.2.2. Cải thiện môi trường doanh nghiệp 10
    1.2.3. Các giai đoạn tham gia cạnh tranh 11
    1.2.4. Đánh giá về mô hình “kim cương” của Porter 12
    1.3. Thương hiệu và đăng ký bảo hộ thương hiệu 13
    1.3.1. Khái niệm 13
    1.3.2. Vai trò thương hiệu và giá trị tài sản thương hiệu 13
    1.3.3. Đăng ký bảo hộ thương hiệu 17
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 18

    CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KINH DOANH MÁY TÍNH THƯƠNG
    HIỆU VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ 19


    2.1. Hiện trạng kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam 19
    2.1.1. Thị trường máy tính Việt Nam 19
    2.1.2. Hiện trạng kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam 24
    2.2. Những ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến kinh doanh máy tính
    thương hiệu Việt Nam 27
    2.2.1. Thuế nhập khẩu và VAT 27
    2.2.2. Sở hữu trí tuệ 28





    2.2.3. Sự quyết tâm và gia nhập mới của các máy tính thương hiệu nước ngoài 30
    2.3. Phân tích SWOT kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam 31
    2.3.1. Những cơ hội 31
    2.3.2. Những nguy cơ 33
    2.3.3. Những điểm mạnh 34
    2.3.4. Những điểm yếu 36
    2.4. Kinh nghiệm phát triển của máy tính DELL 38
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 39
    CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN
    KINH DOANH MÁY TÍNH THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM 40

    3.1. Xu hướng và dự báo thị trường máy tính Việt Nam 40
    3.2. Định hướng phát triển ngành máy tính thương hiệu Việt Nam 41
    3.2.1. Định hướng sản xuất - lắp ráp của ngành 41
    3.2.2. Định hướng về các phần mềm kèm theo máy 43
    3.2.3. Định hướng phát triển thương hiệu 44
    3.3. Một số giải pháp phát triển ngành máy tính thương hiệu Việt Nam 45
    3.3.1. Xác định thị trường mục tiêu và xây dựng chiến lược hợp lý 45
    3.3.2. Hình thành những liên doanh trong ngành 47
    3.3.3. Các giải pháp về phát triển thương hiệu 48
    3.4. Các kiến nghị đối với Nhà nước 52
    3.4.1. Xác định cơ quan có thẩm quyền chứng nhận máy tính thương hiệu
    Việt Nam với những tiêu chí cụ thể, minh bạch 52
    3.4.2. Xây dựng lộ trình cho việc thực thi các cam kết về sở hữu trí tuệ 53
    3.4.3. Một số kiến nghị khác 54
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 55
    PHẦN KẾT LUẬN 56
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục





    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài:

    Máy tính là một thành phần cơ bản thuộc cơ sở hạ tầng của ngành công nghệ thông tin (CNTT), có vai trò quan trọng trong việc ứng dụng CNTT vào đời sống kinh tế - xã hội và mang lại những hiệu quả có ý nghĩa to lớn.
    Thị trường máy tính Việt Nam đang rất sôi động với hàng trăm nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Ngoài máy tính thương hiệu nước ngoài đã xây dựng được một sự nhận biết khá rộng rãi, người tiêu dùng rất bối rối trước quá nhiều lựa chọn của những máy tính lắp ráp trong nước được cho là ngang bằng nhau, họ chưa nhận biết được sản phẩm với thương hiệu nào sẽ mang lại chất lượng ổn định, dịch vụ chu đáo.
    Máy tính thương hiệu Việt Nam với sự cam kết về chất lượng, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam đã hình thành từ cuối những năm 1990, qua quá trình phát triển đã đạt được một thị phần khá khiêm tốn, ước chừng 15-20% thị trường máy tính Việt Nam.
    Với mong muốn máy tính thương hiệu Việt do những doanh nghiệp Việt
    Nam có tâm huyết xây dựng sẽ phát triển vững chắc hơn, người tiêu dùng sẽ dễ
    dàng ra quyết định trong việc mua sắm hơn với những máy tính Việt Nam có
    thương hiệu nổi trội, tôi thực hiện đề tài “Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

    cho Luận văn cao học của mình.

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :

    - Mục đích nghiên cứu: Đề tài đặt ra mục đích là xác định hướng phát triển, một số giải pháp để phát triển kinh doanh máy tính thương hiệu Việt trong điều kiện ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế.





    - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là nêu lên những cơ sở lý luận, phân tích đánh giá thị trường máy tính Việt Nam, hiện trạng kinh doanh máy tính thương hiệu Việt, những tác động của hội nhập, làm cơ sở cho việc định hướng, đề ra những giải pháp.
    3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

    - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn nghiên cứu tình hình cung - cầu máy tính ở Việt Nam trong những năm gần đây.
    - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào các doanh nghiệp làm máy tính thương hiệu Việt, người tiêu dùng.
    4. Phương pháp nghiên cứu:


    Để thực hiện đề tài, các phương pháp được áp dụng gồm:
    - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu từ các nguồn khác nhau như báo chí, thông tin trên mạng, các số liệu của doanh nghiệp, các báo báo của các tổ chức chuyên ngành (IDG, Hội tin học thành phố Hố Chí Minh, ), từ đó có sự phân tích, đánh giá tổng hợp.
    - Phương pháp điều tra, thống kê: tiến hành điều tra ý kiến người tiêu dùng
    về mặt hàng máy tính, đối tượng điều tra là những người đã đi làm ở thành phố Hồ
    Chí Minh, đã có thời gian tiếp xúc, sử dụng với máy tính; tiến hành thống kê và xử
    lý số liệu.
    - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với một số chuyên gia trong ngành máy tính; với những cán bộ nhân viên phụ trách trực tiếp việc kinh doanh, bảo hành, lắp ráp của một doanh nghiệp làm máy tính thương hiệu Việt; với người sử dụng máy tính thông thường,
    - Các phương pháp khác: như phương pháp tổng hợp, phân tích, suy
    diễn, logic,





    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

    - Tổng quát, đánh giá được tình hình cung - cầu của thị trường máy tính Việt Nam, tình hình kinh doanh máy tính thương hiệu Việt, .
    - Phân tích những ảnh hưởng của hội nhập, phân tích SWOT của kinh doanh máy tính thương hiệu Việt.
    - Đề xuất được các định hướng và giải pháp cụ thể để phát triển kinh doanh máy tính thương hiệu Việt.

    6. Hạn chế của đề tài:

    Luận văn chưa tiến hành điều tra được nhiều các doanh nghiệp làm máy tính thương hiệu Việt để hiểu được những khó khăn, thuận lợi cụ thể của họ trong quá trình kinh doanh; chưa điều tra đầy đủ các nhóm khách hàng là các doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ, để có đánh giá tốt hơn về yêu cầu của người sử dụng đối với mặt hàng máy tính, để có cơ sở làm cho đề tài hoàn thiện hơn.
    7. Kết cấu nội dung:

    Nội dung luận văn gồm có 3 phần chính với kết cấu theo 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh, hội nhập quốc tế và thương hiệu
    Chương 2. Đánh giá hiện trạng kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam và ảnh
    hưởng của hội nhập quốc tế
    Chương 3. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh doanh máy tính thương hiệu
    Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...