Luận Văn Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Dịch vụ và sản xuất Anh Hiếu

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trước đây, Nhà nước ta quản lý theo cơ chế tập trung bao cấp cho nên doanh nghiệp không phải lo về thị trường tiêu thụ. Sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra được Nhà nước phân phối đến các đơn vị có nhu cầu. Tuy nhiên, từ sau đại hội VI năm 1986, với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước mọi doanh nghiệp sản xuất ngoài việc thực hiện tốt sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất còn phải tìm cho mình một thị trường phù hợp để tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Trong khi đó, thị trường thì có hạn về tiêu dùng.
    Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa là sản phẩm được sản xuất ra để bán nhằm thực hiện những mục tiêu đã định trong chương trình hoạt động của người sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Do đó, tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của tái sản xuất xã hội.
    Quá trình tiêu thụ sản phẩm chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người mua và người bán đã diễn ra và quyền sở hữu hàng hóa đã thay đổi. Thông qua công tác tiêu thụ người ta có thể đánh giá được hiệu quả của các quá trình trước đó như nghiên cứu thị trường, quản lý sản phẩm, quản lý chất lượng, quảng cáo, xúc tiến, chiến lược giá
    Mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu tiến hành sản xuất kinh doanh trên thị trường bao giờ cũng đề ra cho mình mục tiêu nhất định. Có nhiều mục tiêu để doanh nghiệp phấn đấu như lợi nhuận, vị thế, thương hiệu trong đó mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp luôn theo đuổi là lợi nhuận. Vì vậy, doanh nghiệp phải quan tâm tới ba vấn đề trọng tâm của sản xuất kinh doanh mà công tác tiêu thụ sản phẩm chiếm một vai trò rất quan trọng.
    Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng của sản xuất kinh doanh, và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất.Do đó, tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa của mình tức là doanh nghiệp đã thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng.
    Do nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề tiêu thụ sản phẩm cùng với chuyên ngành được học và qua nghiên cứu một số tài liệu em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Dịch vụ và sản xuất Anh Hiếu” làm chuyên đề thực tập.
    LỜI NÓI ĐẦU . 1
    PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
    1.1. Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 3
    1.1.1. Những khái niệm cơ bản về tiêu thụ sản phẩm . 3
    1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ cơ bản của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 3
    1.1.2.1.Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm . 3
    1.1.2.2. Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động tiêu thụ sản phẩm . 4
    1.2. Những nội dung của hoạt động tiêu thụ trong các doanh nghiệp . 4
    1.2.1.Nghiên cứu thị trường 5
    1.2.1.1. Khái quát thị trường . 5
    1.2.1.2.Các nội dung chủ yếu của nghiên cứu thị trường 6
    1.2.2. Kế hoạch hóa tiêu thụ 8
    1.2.2.1. Kế hoạch hóa bán hàng . 8
    1.2.2.2. Kế hoạch hóa Marketing . 8
    1.2.2.3. Kế hoạch hóa quảng cáo . 9
    1.2.2.4. Kế hoạch hóa chi phí kinh doanh tiêu thụ 9
    1.2.3. Các chính sách Marketing – Mix trong doanh nghiệp 10
    1.2.3.1. Chính sách sản phẩm . 10
    1.2.3.2. Chính sách giá cả . 11
    1.2.3.3. Chính sách phân phối sản phẩm 12
    1.2.3.4. Chính sách xúc tiến 15
    1.2.4. Tổ chức hoạt động tiêu thụ và dịch vụ sau bán . 15
    1.2.4.1. Tổ chức hệ thống kênh phân phối 15
    1.2.4.2. Tổ chức hoạt động bán hàng . 16
    1.2.4.3. Tổ chức hoạt động dịch vụ sau bán hàng 16
    1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của các doanh nghiệp . 17
    1.3.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp . 17
    1.3.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật . 17
    1.3.1.2. Giá cả hàng hóa 17
    1.3.1.3. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp 18
    1.3.1.4. Hoạt động nghiên cứu thị trường . 18
    1.3.1.5. Công tác tổ chức tiêu thụ . 18
    1.3.1.6. Nguồn nhân lực . 18
    1.3.1.7. Tình hình tài chính của doanh nghiệp . 19
    1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp . 19
    1.3.2.1. Môi trường chính trị - Luật pháp . 19
    1.3.2.2. Môi trường kinh tế - xã hội . 20
    1.3.2.3. Khách hàng 20
    1.3.2.4. Nhà cung cấp . 20
    1.3.2.5. Các đối thủ cạnh tranh 21
    PHẦN II: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ SẢN XUẤT ANH HIẾU 22
    2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty . 22
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 22
    2.1.2. Hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh của công ty 22
    2.1.3. Các sản phẩm của công ty 24
    2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty . 28
    2.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty . 29
    2.2. Thực trạng hoạt động tiêu thụ của công ty trong thời gian gần đây 31
    2.2.1. Thị trường tiêu thụ 31
    2.2.2. Kết quả công tác tiêu thụ . 34
    2.2.2.1. Công tác giao dịch kí kết hợp đồng sản xuất và phương thức tiêu thụ sản phẩm 36
    2.2.2.2. Thực hiện hoạt động kho thành phẩm . 40
    2.2.2.3. Phương thức vận chuyển 41
    2.2.2.4. Phương thức thanh toán 41
    2.3. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty . 42
    2.3.1. Ưu điểm . 42
    2.3.2. Hạn chế . 43
    2.3.3. Nguyên nhân . 43
    PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNGTIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ SẢN XUẤT ANH HIẾU 45
    3.1. Phương hướng và mục tiêu nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH dịch vụ và sản xuất Anh Hiếu . 45
    3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH dịch vụ và sản xuất Anh Hiếu . 46
    3.2.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường . 46
    3.2.2. Hoàn thiện các chính sách xúc tiến 47
    3.2.3. Các mạng lưới tiêu thụ sản phẩm . 48
    3.2.4. Tăng cường quản lý và cách thức tiêu thụ sản phẩm . 49
    3.2.4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động 50
    3.2.5. Vấn đề về cạnh tranh 51
    3.2.5.1. Đầu tư đổi mới mẫu mã nhằm đa dạng hóa sản phẩm 52
    3.2.5.2. Tăng cường biện pháp quản lý chất lượng . 53
    3.2.5.3. Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát việc quản lý chi phí nhằm hạ giá thành. 53
    3.2.5.4. Xây dựng chính sách giá linh hoạt . 54
    3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và doanh nghiệp 55
    3.3.1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước . 55
    3.3.2. Một số kiến nghị đối với doanh nghiệp . 55
    KẾT LUẬN 57
    TÀI LIỆU THAM KHẢO: . 58

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...