Tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán trong nền kinh tế

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán trong nền kinh tế
    Sau hơn một năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), mặc dù phải đối mặt với
    không ít khó khăn và thách thức nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả
    đáng khả quan. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là
    hoạt động thanh toán. Cụ thể:

    1.Những kết quả đã đạt được

    Trong thời gian qua, hoạt động thanh toán trong nền kinh tế đã có những chuyển biến tích
    cực với sự xuất hiện của nhiều loại hình dịch vụ thanh toán mới, hiện đại dựa trên cơ sở ứng
    dụng công nghệ thông tin. Nhờ đó, hoạt động thanh toán của Việt Nam ngày càng đáp ứng
    tốt hơn các nhu cầu của nền kinh tế và tiến dần đến việc phù hợp với thông lệ, chuẩn mực
    quốc tế cũng như yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Tính đến nay,
    đã có trên 11,7 triệu thẻ với 150 thương hiệu thẻ của 37 tổ chức phát hành, trong đó 94% thẻ
    ghi nợ nội địa và 6% thẻ quốc tế.

    Các ngân hàng thương mại (NHTM) và các công ty về công nghệ thông tin đều chú trọng đầu
    tư trang thiết bị và đổi mới công nghệ để nâng cấp hệ thống thanh toán. Trong đó, thẻ ngân
    hàng đã trở thành công cụ thanh toán tiên tiến với nhiều tiện ích mới, đáp ứng được các nhu
    cầu giao dịch ngày càng tăng của khách hàng, thúc đẩy phát triển kinh tế và thương mại, phù
    hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều ngân hàng đã phát hành các
    loại thẻ có độ an toàn cao (thẻ chip) và cung cấp nhiều tiện ích kèm theo cho khách hàng sử
    dụng, một số NHTM đã chủ động mở rộng và nâng cấp chất lượng dịch vụ thanh toán thông
    qua việc phát triển thanh toán điện tử qua ngân hàng. Song song với việc phát hành thẻ, các
    NHTM đều chú trọng đầu tư mua sắm trang thiết bị, tính đến nay đã có trên 6.000 máy giao
    dịch tự động (ATM) và 21.000 máy quét thẻ POS.

    Ngoài NHNN, các NHTM và Kho bạc Nhà nước, một số tổ chức khác cũng tham gia hoạt
    động thanh toán, như: Công ty Tiết kiệm bưu điện và QTD Trung ương. Nhiều tổ chức chuyên
    nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã chủ động cung cấp các giải pháp kỹ thuật, công
    nghệ để hỗ trợ các NHTM trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ thanh toán như
    Paynet, Vinapay, E-mobile, Mobivi, Vietunion . Một số tổ chức đã nắm bắt kịp thời xu hướng
    phát triển mới và trở thành nhà cung cấp dịch vụ thanh toán chuyên môn hóa gắn với sự phát
    triển của công nghệ thông tin như dịch vụ chuyển mạch, dịch vụ mạng, cổng kết nối với các
    tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, phát triển và bán một số loại sản phẩm dịch vụ thanh
    toán.

    Đề án xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất được thực hiện theo Quyết định số
    3113/2007/QĐ-NHNN trên cơ sở phát triển Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia
    Việt Nam (Banknet.vn), mục tiêu là kết nối trực tiếp các liên minh và tổ chức phát hành thẻ
    hiện hành với hệ thống để thực hiện thanh toán bù trừ thống nhất các giao dịch thẻ trên toàn
    quốc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...