Luận Văn Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch c

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU1. Sự cần thiết của đề tài
    Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi Bắc Bộ, nằm ở cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội. Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, với khu di tích lịch sử Đền Hùng – di tích đặc biệt Quốc gia, hàng năm đón từ 3 đến 4 triệu lượt khách về thăm viếng; với Đền Mẫu Âu Cơ, với rừng Quốc gia Xuân Sơn, nước khoáng nóng Thanh Thủy, đầm Ao Châu, cùng với hệ thống hang động, hệ thống động thực vật phong phú trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có nguồn tài nguyên và tiềm năng rất lớn về phát triển ngành du lịch. Tại tỉnh Phú Thọ, có thể đầu tư khai thác nhiều loại hình du lịch như: Thăm quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá tâm linh Ngành du lịch hoàn toàn có khả năng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ.
    Trong nhiều năm qua, tỉnh Phú Thọ vẫn được coi là là trung tâm công nghiệp của khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Chính quyền tỉnh qua các thời kỳ đều tập trung đầu tư phát triển vào lĩnh vực công nghiệp, chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất xi măng, giấy, phân bón hóa học, may mặc, vật liệu xây dựng như cát, đá, sỏi, Định hướng đầu tư đó đã từng đem lại cho Phú Thọ một vị thế cao trong khu vực phía Bắc về phát triển kinh tế. Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, các ngành công nghiệp này không còn là thế mạnh mang tính bền vững của tỉnh Phú Thọ nữa. Đây là những ngành công nghiệp có tính chất độc hại và ô nhiễm môi trường cao. Bên cạnh đó, cùng với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, tỉnh Phú Thọ không thể chỉ phát triển với những ngành công nghiệp lạc hậu đã có từ nhiều năm về trước. Do đó, tỉnh cần phải có những định hướng phát triển mới, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và của thời đại.
    Từ thực tế tình hình phát triển kinh tế, từ phân tích tiềm năng du lịch ở trên, tỉnh Phú Thọ đã định hướng phát triển ngành du lịch, một ngành công nghiệp không khói, có khả năng mang lại nguồn thu lớn, đem lại bộ mặt mới cho tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra là nhiều cơ sở du lịch còn chưa được khai thác hoặc khai thác không tương xứng với tiềm năng. Hiện nay, tỉnh mới chỉ tập trung khai thác được khu di tích lịch sử Đền Hùng với những sản phẩm du lịch du lịch giản đơn và lạc hậu; còn các khu du lịch khác như: nước khoáng nóng Thanh Thủy, đầm Ao Châu hay rừng quốc gia Xuân Sơn, thì hầu như chỉ được khai thác rất ít. Một nguyên nhân có thể dễ nhận ra là cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở những điểm này còn rất hạn chế: đường xá khó đi lại, cơ sở lưu trú và ăn uống nghèo nàn, lạc hậu, thậm chí các điểm du lịch cũng chưa được đầu tư thích đáng, chưa tạo ra điểm khác biệt để thu hút khách du lịch. Do đó, vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch đang được đặt ra như một nhu cầu bức thiết. Vì vây, đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ” có tính cấp thiết cao.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu tổng quát của đề tài là dựa trên những phân tích đưa ra những giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    2.2.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hoạt động đầu tư và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
    2.2.2. Nghiên cứu thực trạng cơ sở hạ tầng du lịch của tỉnh Phú Thọ; phân tích, đánh giá hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh những năm vừa qua; tìm ra những nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm.
    2.2.3. Xác định những thời cơ, thuận lợi và thách thức, khó khăn đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng cơ sở hạ tầng của ngành du lịch và thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2001-2008, trong đó tập trung phân tích thực trạng hoạt động đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch qua từng năm và cả giai đoạn, sự tác động của công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư du lịch, đặt trong bối cảnh phát triển chung của cả tỉnh.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch từ năm 2001 đến 2008, xem xét lượng vốn đầu tư qua các năm, so sánh với các ngành khác và so sánh với tổng thể hoạt động đầu tư phát triển của tỉnh Phú Thọ.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, quy nạp, diễn giải, thu thập số liệu từ các báo cáo và thông qua quan sát thực tế nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc đề tài nghiên cứu.
    Đề tài sử dụng chủ yếu là phương pháp định tính, dựa trên các số liệu thu thập được, tiến hành phân tích, đánh giá, rút ra kết luận, từ đó tìm ra những giải pháp để giải quyết vấn đề đang tồn tại.
    5. Ý nghĩa của đề tài
    Ý nghĩa lý luận: đề tài có thể là cơ sở để nghiên cứu, xây dựng các chương trình, các cơ chế, chính sách có liên quan đến đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh.
    Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là thúc đẩy các hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề cho việc khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ.
    6. Kết quả dự kiến đạt được
    Đưa ra được bức tranh tổng thể về ngành du lịch Phú Thọ, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
    Đưa ra được một số giải pháp thực sự có ý nghĩa thực tiễn đối với việc thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ.
    7. Kết cấu của đề tài
    Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch
    Chương II: Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
    Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
    Em xin chân thành cảm ơn TH.S Đặng Thị Lệ Xuân cùng tập thể các cán bộ công tác tại Sở Kế hoạch & Đầu tư Phú thọ đã tạo điều kiện và nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
    Do khả năng còn có hạn nên bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sự góp ý và bổ sung của các thầy cô và bạn đọc để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU. 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH 5
    I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ 5
    1. Khái niệm đầu tư. 5
    2. Phân loại đầu tư. 5
    2.1. Phân loại theo chủ đầu tư. 5
    2.2. Phân loại theo nội dung kinh tế: 6
    2.3. Phân loại theo mục tiêu đầu tư. 6
    2.4. Phân loại theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào đối tượng đầu tư. 6
    2.5. Phân loại theo sự phân cấp quản lý. 7
    2.6. Phân loại theo nguồn vốn. 7
    2.7. Phân theo vùng lãnh thổ. 7
    3. Vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư. 8
    3.1. Khái niệm vốn đầu tư. 8
    3.2. Các nguồn vốn đầu tư. 8
    4. Vai trò của đầu tư. 11
    4.1. Đầu tư và tăng trưởng kinh tế. 11
    4.2. Đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 12
    4.3. Đầu tư tạo ra cơ sở vật chất nói chung và cho tỉnh nói riêng. 12
    4.4. Đầu tư và tăng cương khả năng khoa học công nghệ. 13
    4.5. Đầu tư tác động đến sự ổn định kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động 13
    II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH 14
    1. Khái niệm cơ sở hạ tầng du lịch. 14
    2. Vai trò của cơ sở hạ tầng du lịch đối với phát triển du lịch. 14
    3. Cơ cấu cơ sở hạ tầng du lịch. 15
    3.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động trung gian: 15
    3.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ vận chuyển du lịch: 16
    3.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ lưu trú: 16
    3.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ ăn uống. 16
    3.5. Cơ sở hạ tầng phục vụ vui chơi giải trí: 17
    3.6. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bổ sung: 17
    4. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng du lịch. 18
    4.1. Cơ sở hạ tầng du lịch có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên du lịch. 18
    4.2. Cơ sở hạ tầng du lịch có tính đồng bộ trong xây dựng và sử dụng cao. 18
    4.3. Cơ sở hạ tầng du lịch có giá trị một đơn vị công suất sử dụng cao. 19
    4.4. Thời gian hao mòn thành phần chính của cơ sở hạ tầng du lịch tương đối lâu 19
    4.5. Một số thành phần của cơ sở hạ tầng du lịch được sử dụng không cân đối 19
    5. Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng du lịch. 20
    5.1. Mức độ tiện nghi. 20
    5.2. Mức độ thẩm mỹ. 20
    5.3. Mức độ vệ sinh. 20
    5.4. Mức độ an toàn. 21
    6. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển của tỉnh Phú Thọ. 21
    7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 22
    Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ. 24
    I. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ THỌ 24
    1. Điều kiện tự nhiên. 24
    1.1. Vị trí địa lý. 24
    1.2. Đặc điểm địa hình. 25
    1.3. Khí hậu. 26
    1.4. Tài nguyên nước. 27
    2. Điều kiện kinh tế - xã hội 27
    2.1. Về tăng trưởng kinh tế. 27
    2.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 29
    2.3. Về dân số và nguồn nhân lực. 31
    3. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH 33
    3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên. 33
    3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. 35
    4. Những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ 40
    4.1. Thuận lợi 40
    4.2. Khó khăn. 40
    II. THỰC TRẠNG CSHTDL PHÚ THỌ 41
    1. Cơ sở lưu trú. 41
    2. Cơ sở phục vụ ăn uống. 43
    3. Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí, các điểm thăm quan và các tiện nghi phục vụ du lịch khác 43
    4. Hệ thống giao thông vận tải phục vụ du lịch. 45
    4.1. Hệ thống giao thông đường bộ. 45
    4.2. Giao thông đường sắt 46
    4.3. Giao thông đường sông. 46
    5. Cơ sở hạ tầng bổ trợ. 47
    5.1. Hệ thống cung cấp điện. 47
    5.2. Hệ thống bưu chính viễn thông. 48
    5.3. Hệ thống cấp thoát nước. 48
    III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTDL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 49
    1. Thực trạng về thu hút vốn cho du lịch. 49
    1.1. Qui mô vốn đầu tư huy động. 49
    1.2. Cơ cấu vốn đầu tư. 51
    2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư. 58
    3. Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư. 60
    3.1. Công tác lập quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch. 60
    3.2. Công tác xúc tiến đầu tư. 61
    3.3. Công tác quản lý dự án đầu tư. 65
    3.4. Công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch. 66
    IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTDL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ THỜI GIAN QUA 67
    1. Những thành tựu đạt được. 67
    1.1. Về thu hút vốn đầu tư cho xây dựng CSHTDL 67
    1.2. Về cơ cấu vốn đầu tư cho CSHTDL. 68
    1.3. Quản lý các hoạt động có liên quan đến đầu tư xây dựng CSHTDL. 69
    2. Những hạn chế tồn tại 69
    2.1. Quy mô vốn đầu tư cho xây dựng CSHTDL còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của ngành. 69
    2.2. Cơ cấu nguồn vốn mất cân đối 70
    2.3. Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư CSHTDL còn nhiều yếu kém, bất cập 71
    3. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại 72
    3.1. Nguyên nhân khách quan. 72
    3.2. Nguyên nhân chủ quan. 74
    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA TỈNH PHÚ THỌ 76
    I. QUAN ĐIỂM. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH PHÚ THỌ 76
    1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. 76
    1.1. Quan điểm phát triển. 76
    1.2. Mục tiêu phát triển. 77
    2. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ. 79
    2.1. Quan điểm phát triển. 79
    2.2. Mục tiêu phát triển. 80
    3.Những định hướng chính trong đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ. 80
    3.1. Đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ. 81
    3.2. Đầu tư tôn tạo tài nguyên du lịch, đa dạng hóa và tạo sản phẩm du lịch đặc thù 81
    3.3. Đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng (đặc biệt là hệ thống giao thông) đến và trong các khu, điểm du lịch. 82
    3.4. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch. 83
    II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA TỈNH PHÚ THỌ 84
    1. Nhóm giải pháp 1: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, gắn quy hoạch với kế hoạch; xây dựng các chương trình, dự án đầu tư phát triển du lịch đảm bảo chất lượng và hiệu quả. 84
    2. Nhóm giải pháp 2: Huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch. 85
    2.1. Xác định nhu cầu vốn đầu tư. 85
    2.2. Xác định khả năng đáp ứng vốn đầu tư. 86
    2.3. Lựa chọn trọng điểm đầu tư. 88
    2.4. Phân kỳ đầu tư. 90
    2.5. Cơ cấu lại các nguồn vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. 93
    2.6. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. 96
    3. Nhóm giải pháp 3: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư du lịch 97
    3.1. Tiếp tục cụ thể hóa và điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm thực hiện đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch. 97
    3.2. Kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước về du lịch; đổi mới công tác chỉ đạo, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch. 98
    3.3. Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể, của nhân dân trong tổ chức thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn. 100
    III. KIẾN NGHỊ 100
    1. Kiến nghị với Bộ, ngành. 100
    2. Kiến nghị với địa phương. 101
    KẾT LUẬN. 103
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...