Thạc Sĩ Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 19/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Công cuộc đổi mới kinh tế với nội dung chủ yếu là chuyển sang kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta những năm qua đã thu được những thành tựu to lớn: nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Những năm gần đây mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, nhưng nền kinh tế của Việt Nam vẫn ổn định và đạt được mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực.
    Đất nước đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu thế khách quan ngày càng tác động mạnh, vừa là thời cơ, vừa là thách thức lớn. Chúng ta chủ trương xúc tiến việc đổi mới cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng mới trong cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình phát triển hội nhập.
    Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước ta phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2001-2005 bình quân 7,5%, trong suốt 10 năm (2001-2010) tăng bình quân 7,2%/ năm để đến năm 2010 GDP tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000, bảo đảm GDP bình quân đầu người vào khoảng 700-750 USD. Để đạt được mục tiêu này, tốc độ tăng vốn huy động 20 25%, tốc độ tăng cho vay đối với nền kinh tế 16-20% năm cho cả giai đoạn từ 2001-2010, mức dự nợ cho vay nền kinh tế tăng bình quân 22%, đến năm 2005 dư nợ đạt khoảng 450 ngàn tỷ, đạt trên 60% GDP; phấn đấu đưa tỷ lệ đầu tư tín dụng chiếm 25% đến 30% tổng đầu tư của toàn xã hội, trong đó tín dụng trung và dài
    hạn duy trì 40% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Do đó, vốn – công nghệ – máy móc, thiết bị là những vấn đề rất được chú trọng. Mặt khác, trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, dưới sự tác động của qui luật kinh tế khách quan, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các chủ thể sản xuất kinh doanh ngày càng gay gắt. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Do đó, nhu cầu cần được tài trợ vốn đầu tư trung dài hạn các doanh nghiệp là rất lớn. Dịch vụ cho thuê tài chính ra đời là một trong những hình thức có thể đáp ứng nhu cầu đó của các doanh nghiệp.
    Thị trường cho thuê tài chính Việt Nam ra đời là một tất yếu khách quan tạo nên một kênh dẫn vốn mới cho nền kinh tế, phần nào làm giảm sức ép, giảm gánh nặng cho hệ thống ngân hàng thương mại trong việc cung ứng vốn đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế đặc biệt là vốn trung, dài hạn và cũng đánh dấu sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có 8 công ty cho thuê tài chính, thị phần về huy động và dư nợ vẫn còn khá khiêm tốn, sự nhận biết của khách hàng về hoạt động cho thuê tài chính còn rất hạn chế Điều đó do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan mà hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam chưa thực sự phát triển trong thời gian qua. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài :”Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.


    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
    Nghiên cứu những yếu tố cấu thành của hoạt động cho thuê tài chính, lợi ích và phương pháp tài trợ bằng hình thức cho thuê tài chính. Qua đó đề xuất một số giải pháp về việc tổ chức thực hiện, điều hành và quản lý hoạt động cho
    thuê tài chính phù hợp với điều kiện của nền kinh tế Việt Nam nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Nghiên cứu về phương thức tài trợ hoạt động cho thuê tài chính và sự cần thiết của hoạt động cho thuê tài chính đối với nền kinh tế nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
    - Nghiên cứu về thực trạng hoạt động của thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp thúc đẩy thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam, kéo theo sự phát triển của thị trường vốn phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam.


    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng. Ngoài ra để minh họa cho đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra thống kê, phân tích dữ liệu, số liệu và so sánh.


    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài nghiên cứu:
    - Hệ thống hóa các văn bản và lý luận về cơ chế hoạt động của thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam.
    - Phân tích thực trạng hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam, để đưa những thành tựu, những hạn chế và tìm ra những nguyên nhân làm kiềm hãm sự phát triển của thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam trong thời gian qua.
    - Những kế hoạch định hướng, kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam.


    6. Kết cấu của luận văn:
    Luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về cho thuê tài chính.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam.
    Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...