Luận Văn Một số giải pháp thu hút vốn FDI phát triển lĩnh vực hạ nguồn của Tổng công ty dầu khí Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài

    Một số giải pháp thu hút vốn FDI phát triển lĩnh vực hạ nguồn của Tổng công ty dầu khí Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU


    Sau hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành ngành dầu khí đã từng bước khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế. Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu về các sản phẩm dầu khí cũng tăng mạnh trong những năm qua. Tuy nhiên, do ngành công nghiệp dầu khí chưa phát triển nên hầu hết các sản phẩm đều phải nhập khẩu. Để đáp ứng được nhu cầu trong nước về các sản phẩm dầu khí cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu và các ngành công nghiệp khác, đồng thời xây dựng Tổng công ty dầu khí Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh phát triển đồng bộ từ thượng nguồn tới hạ nguồn, Tổng công ty đã có chiến lược đầu tư phát triển lĩnh vực hạ nguồn tương xứng với sự phát triển của thượng nguồn, sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên dầu mỏ của đất nước.

    Vốn phát triển là nguồn lực vô cùng quan trọng đối với tổng công ty dầu khí Việt Nam trong thời gian tới năm 2010, trước mắt là tới năm 2005. Với đặc thù riêng của lĩnh vực hạ nguồn dầu khí cũng như của toàn ngành là qui mô các dự án thường rất đồ sộ và công nghệ sản xuất rất phức tạp. Nhu cầu về vốn là rất lớn nhưng khả năng huy động vốn trong nước của tổng công ty tập trung cho lĩnh vực hạ nguồn bị hạn chế bởi việc phải dàn trải vốn trên tất cả các lĩnh vực từ thượng nguồn tới hạ nguồn và các hoạt động bổ trợ khác cũng như việc thực hiện những nghĩa vụ với chính phủ. Thu hút vốn FDI trở thành nhiệm vụ rất quan trọng cho việc phát triển lĩnh vực hạ nguồn trong giai đoạn này.

    Cho tới năm 2000, tổng vốn đầu tư cho các dự án hạ nguồn của Tổng công ty dầu khí Việt Nam khoảng 2,5 tỷ USD trong đó vốn FDI tham gia các liên doanh là 863 triệu USD chiếm 34,5% tổng vốn đầu tư hạ nguồn và chiếm 52,7% vốn đầu tư trong các dự án FDI. Phần đóng góp này khá lớn về qui mô và có vai trò nhất định trong sự phát triển của lĩnh vực hạ nguồn.

    Theo chiến lược phát triển của Tổng công ty dầu khí đến 2010, kế hoạch 2001 - 2005, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hạ nguồn trong giai đoạn 2001 - 2005 là 4,6 tỷ USD, trong đó phần đầu tư nước ngoài là 2,5 tỷ USD chiếm 60% tổng nhu cầu. Sự thiếu vốn và công nghệ là hai lý do cơ bản tạo nên nhu cầu vốn FDI lớn như vậy của Tổng công ty dầu khí Việt Nam. Chính sách thu hút vốn FDI đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển hạ nguồn, thực hiện chiến lược phát triển ngành dầu khí, góp phần không nhỏ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

    Được sự gợi ý của các cán bộ phòng kinh tế - Viện dầu khí, tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp thu hút vốn FDI phát triển lĩnh vực hạ nguồn của Tổng công ty dầu khí Việt Nam" cho luận văn tốt nghiệp của mình.


    Luận văn được cấu trúc thành 3 chương:

    Chương I: Nêu lên một số vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, vai trò của vốn FDI với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực hạ nguồn dầu khí nói riêng.

    Chương II: Nêu lên thực trạng thu hút vốn FDI trong lĩnh vực hạ nguồn của Tổng công ty dầu khí Việt Nam và đưa ra một số đánh giá cơ bản trong qúa trình thu hút vốn.

    Chương III: Nêu lên những định hướng đầu tư phát triển hạ nguồn và một số giải pháp thu hút vốn FDI phát triển lĩnh vực này của Tổng công ty dầu khí Việt Nam.

    Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo sư Vũ thị Ngọc Phùng và các cô chú phòng kinh tế - Viện dầu khí trong việc hoàn thành luận văn này.


    Mục lục

    CHƯƠNG I. VỐN FDI VÀ VẤN ĐỀ THU HÚT VỐN FDI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

    I. Một số vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 3

    1. Khái niệm và phân loại đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 3

    2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 6

    II. Vai trò của vốn FDI và vấn đề thu hút vốn FDI tại Việt Nam 8

    1. Quan điểm của Việt Nam trong việc thu hút vốn FDI phát triển kinh tế. 8

    2. Vai trò của vốn FDI với nền kinh tế quốc dân 11

    3. Một số biện pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Việt Nam 15

    III. Hạ nguồn dầu khí và vai trò của vốn FDI với hoạt động hạ nguồn 18

    1. Đặc điểm chung của ngành dầu khí Việt Nam 18

    2. Đặc trưng của hoạt động hạ nguồn trong ngành dầu khí 20

    3. Vai trò của vốn FDI với hoạt động hạ nguồn 21


    CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC HẠ NGUỒN CỦA TCT DẦU KHÍ

    I. Tình hình hoạt động trong lĩnh vực hạ nguồn của Tổng công ty dầu khí Vịêt Nam (PV) 25

    1. Sự phân chia hoạt động trong lĩnh vực hạ nguồn 25

    2. Quá trình phát triển lĩnh vực hạ nguồn của PV 26

    II. Thực trạng thu hút vốn FDI phát triển lĩnh vực hạ nguồn của PV 27

    1. Tình hình triển khai các dự án hạ nguồn của PV 27

    2. Những kết quả chính đạt được trong việc thu hút vốn FDI phát triển lĩnh vực hạ nguồn 35

    3. Đánh giá một số mặt trong quá trình hợp tác đầu tư với nước ngoài 38

    4. Thuận lợi và khó khăn chung 44

    5. Đánh giá đối tác nước ngoài tham gia vào lĩnh vực hạ nguồn của PV 47


    CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁT THU HÚT VỐN FDI PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC HẠ NGUỒN CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM (PV)

    I. Các định hướng chính của PV về đầu tư cho hạ nguồn thời kỳ 2001-2005 48

    1. Cơ sở của định hướng 48

    2. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ nguồn của PV 50

    3. Phương hướng thu hút vốn FDI phát triển lĩnh vực hạ nguồn của PV 54

    II. Một số giải pháp thu hút vốn FDI phát triển lĩnh vực hạ nguồn của PV 58

    1. Đổi mới chính sách đối ngoại của PV 58

    2. Hoàn thiện các hoạt động của PV

    3. Sử dụng kết hợp các nguồn vốn 64

    68

    III. Kiến nghị với Nhà nước 69

    1. Các thủ tục cấp phép đầu tư 69

    2. Chính sách ưu đãi của chính phủ 70


    Kết luận 72
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...