Tiểu Luận Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn.

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ.

    1. Lí do chọn đề tài.

    a. Cơ sở lý luận:
    Chúng ta biết rằng, bộ môn ngữ văn có vai trò rất quan trọng trong chương trình THPT, bởi nó là yếu tố quyết định đối với việc hình thành phẩm chất và nhân cách đạo đức cho học sinh. Ta vẫn thường nói “Văn học là nhân học”, và càng đi sâu vào phân tích và tìm hiểu chức năng của văn học thì ta càng thấy được tính cần thiết của bộ môn này trong đời sống của mỗi con người nói chung và học sinh nói riêng. Đó là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng giáo dục.
    Điều đáng nói hơn là văn học ngày càng đóng vai trò quan trọng khi đời sống con người càng được nâng cao, nó không chỉ giúp cho chúng ta những điều đã nói ở trên mà còn giúp cho cuộc sống càng thêm phần ý nghĩa, nhất là tạo cho tâm hồn con người càng trở nên tươi mới, không còn sự khô cứng và héo úa.
    Tuy nhiên, hiện nay điều làm cho tất cả giáo chức nói riêng và toàn xã hội nói chung đang rất quan tâm đó là việc một bộ phận không nhỏ học sinh có thái độ không quan tâm hay không còn mặn mà với bộ môn học này. Điều đó cũng đang đặt ra một bài toán khó giải cho những nhà quản lý giáo dục và đội ngũ giáo chức dạy học bộ môn này.
    Nếu để trả lời cho câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó thì có rất nhiều lý do khác nhau: nguyên nhân khách quan có, chủ quan có nhưng điều mà tôi quan tâm ở đây là không phải đi sâu vào phân tích, tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân của nó như một nhà xã hội học mà chỉ nhìn nhận nó ở trên góc độ là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn Trung học Phổ thông với những suy tư, trăn trở, lo lắng và tâm huyết với bộ môn để khắc phục phần nào tình trạng trên.
    Đặc biệt tôi dám mạnh dạn khẳng định một nguyên nhân quan trọng và quyết định nhất chính là những người đang hàng ngày trực tiếp bước lên bục giảng chưa có một phương pháp, một cách thức hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng học sinh, tâm lý của học sinh nên chưa lôi cuốn, thu hút các em cùng tham gia vào việc học bộ môn này, từ đó tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp để tạo sự hứng thú cho học sinh khi học bộ môn Ngữ Văn trong trường THPT.
    Tôi mong rằng các đồng nghiệp góp thêm ý kiến để cho đề tài được đầy đủ hơn và có nhiều kinh nghiệm giảng dạy tốt hơn trong thời gian tới. Mặt khác là một giáo viên trẻ, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, lại công tác ở một trường đặc biệt khó khăn, thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh, điều kiện xã hội và điều kiện thông tin liên lạc và sự trao đổi học hỏi chưa kịp thời, có gì khiếm khuyết xin được thông cảm.

    b. Cơ sở thực tiễn:
    Chúng ta vẫn thường quan tâm rất nhiều đến chất lượng các bộ môn học trong nhà trường. Đây là vấn đề đang được sự quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội hiện nay. Do vây, trong nhiều năm trở lại đây việc cố gắng tìm ra một số giải pháp hữu hiệu để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và tạo sự hứng thú cho các em học sinh nói riêng là một vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên cũng như toàn ngành giáo dục. Đến nay có rất nhiều giải pháp hữu hiệu mà chúng tôi cho rằng nó mang lại hiệu quả cao như việc cải cách sách giáo khoa đến việc thay đổi phương pháp giáo dục theo hướng tích cực, chủ động của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong xu thế mới hiện nay.
    Trong đợt tập huấn tại Gia Lai, do Sở giáo dục tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 28 đến 30/10/2011 về đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Tôi thấy, khi nêu ra câu hỏi bàn luận đến vấn đề “thái độ của học sinh đối với bộ môn Ngữ Văn hiện nay” thì rất nhiều giáo viên tỏ ra không bằng lòng hoặc chán nản với việc giảng dạy bộ môn.
    Nhưng tôi cũng rất tiếc là hôm đó lớp tập huấn chưa đi sâu vào việc tìm ra các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục hiện tượng trên. Do đó, tôi đã mang một nỗi niềm là mong sao có những đồng nghiệp cùng với tôi sẽ đưa ra được một số giải pháp để khắc phục hiện tượng trên.
    Điều đáng quan tâm nhất là chất lượng học sinh của trường tôi đang giảng dạy rất thấp, điều đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, khách quan có, chủ quan có. Nhưng theo tôi, một phần không nhỏ là do chính đội ngũ giáo viên chưa thực sự đặt mình vào đối tượng học sinh, chưa thu hút và tác động được sự yêu thích học tập cho các em. Chưa tạo cho các em một sự hứng thú, yêu thích việc học và chưa kịp thời động viên khích lệ để các em có một sự tự tin nào đó trong quá trình học tập. Cho nên có nhiều học sinh mang tâm lý chán nản với việc học.
    Đặc biệt đối với bộ môn Ngữ Văn cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự như thế. Qua 04 năm giảng dạy tại Trường Trung học Phổ thông Anh Hùng Núp, từ năm học 2008 - 2009 đến nay, tôi nhận thấy rằng, có một bộ phận không nhỏ học sinh thiếu sự mặn mà và không yêu thích bộ môn văn. Chính vì thế có nhiều lúc các em lên lớp lại tỏ ra thái độ không quan tâm, không muốn học hoặc không chú ý nghe giảng, thậm chí có nhiều học sinh nằm ngủ hoặc nói chuyện riêng, hoặc có một số học sinh chế giễu, chọc ghẹo những bạn chăm chỉ học bộ môn này.
    Do đó, làm thế nào để giáo dục các em học sinh có thái độ học tập đúng đắn và yêu thích bộ môn học này đó là vấn đề mà tôi luôn suy nghĩ, trăn trở để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm phần nào khắc phục được tình trạng trên. Đặc biệt không chỉ giúp các em đạt kết quả học tập tốt hơn mà còn giúp sự hoàn thiện về nhân cách của một con người vừa hồng vừa chuyên.
    Tuy nhiên, điểm hạn chế của đề tài này cũng không ít, như tính lô ghíc, tính chuyên sâu khoa học . Do vậy, rất mong quý thầy cô giáo đóng góp những ý kiến thiết thực nhất, hiệu quả nhất để tôi bổ sung và hoàn thiện sáng kiến này và áp dụng tốt hơn nữa trong quá trình giảng dạy của tôi cũng như cho các giáo viên thuộc bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường và một số giáo viên trường bạn tham khảo sau này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...