Luận Văn Một số giải pháp tạo động cơ làm việc tích cực cho người lao động tại công ty TNHH Yen of London

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài . . 1
    2. Mục tiêu của đề tài . . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2
    4. Phương pháp nghiên cứu . . 2
    5. Những đóng góp của đề tài . . 3
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỘNG
    CƠ HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ CẦN THIẾT TẠO ĐỘNG LỰC
    LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
    1.1. Những vấn đề chung . 4
    1.1.1. Một số khái niệm cơ bản . 4
    1.1.1.1. Động cơ làm việc . .4
    1.1.1.2. Động cơ hoạt động của con người . .5
    1.1.2. Phân loại động cơ làm việc của con người . .6
    1.1.2.1. Phân loại dựa trên nhu cầu. .6
    1.1.2.2. Phân loại dựa trên đặc điểm tâm lý của người lao động . . 10
    1.1.3. Vai trò của động cơ làm việc của con người . .13
    1.1.4. Một số lý thuyết về động cơ hoạt động của con người . .16
    1.1.4.1. Các lý thuyết cổ điển tạo động cơ làm việc . .16
    a. Tháp nhu cầu của Abraham Maslow . .16
    b. Thuyết X và thuyết Y của McGregor . .19
    c. Thuyết 2 nhóm yếu tố của Herzberg . .20
    1.1.4.2. Các lý thuyết hiện đại tạo động cơ làm việc . . 22
    a. Thuyết cân bằng của Adams . .22
    b. Lý thuyết các nhu cầu thúc đẩy của David Mc Clellandt . 24
    c. Thuyết ERG (Existence Relatedness Growth) . .26
    d. Thuyết mong đợi của Vroom . 27
    1.1.5. Động cơ lao động của người Việt Nam. .30
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO
    ĐỘNG TRONG CÔNG TY TNHH YEN OF LONDO
    2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Yen of London. 31
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp. . 31
    2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty. . 34
    2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty. . 35
    2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận của Công ty . 36
    2.2 Tìm hiểu thực trạng động cơ hoạt động của người lao động trong Công ty Yen
    of London . . 39
    2.2.1 Đặc điểm lao động . .39
    2.2.1.1 Số lượng và cơ cấu lao động . .39
    2.2.1.2 Phân chia người lao động theo độ tuổi. 41
    2.2.1.2 Phân chia tỷ lệ lao động theo trình độ . .41
    2.2.1.3 Phân chia tỷ lệ lao động theo thời gian làm việc trong Công ty . 42
    2.2.1.4 Phân chia tỷ lệ lao động theo lý do làm việc tại Công ty . .43
    2.2.2 Thực trạng động cơ làm việc của người lao động trong Công ty YEN OF
    LONDON. . 43
    2.2.2.1. Các chính sách của công ty . 43
    * Chính sách tiền lương . 43
    * Chính sách phúc lợi . 47
    * Chính sách khen thưởng và kỷ luật lao động . 50
    * Chính sách đào tạo và phát triển . .52
    2.2.2.2. Môi trường làm việc . . 59
    - Điều kiện vật chất làm việc . .59
    - Quan hệ đồng nghiệp . .60
    - Văn hóa doanh nghiệp . .61
    - Phong cách lãnh đạo . 63
    CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
    QUẢ LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY TNHH YEN OF
    LON DON.
    3.1. Nhóm giải pháp sử dụng các chính sách với tư cách là một đòn bẩy kinh tế,
    kích thích động cơ làm việc của người lao động . 65
    3.1.1. Chính sách tiền lương . .65
    3.1.2. Chính sách khen thưởng và kỷ luật lao động . . 65
    3.1.3. Chính sách phúc lợi . .66
    3.2. Nhóm giải pháp tạo môi trường làm việc . .66
    3.2.1. Giải pháp tạo điều kiện vật chất làm việc . .66
    3.2.2. Giải pháp xây dựng mối quan hệ làm việc trong công ty . 67
    3.2.3. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp . .67
    3.3. Nhóm giải pháp về quản lý nhân sự . .69
    3.3.1. Chính sách đào tạo và phát triển . .69
    3.3.2. Chính sách sử dụng người lao động . .70
    KẾT LUẬN . . 71
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 73
    PHỤ LỤC . . 74

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.
    Quản trị nguồn nhân lực để sử dụng có hiệu quả trong quá trình tác nghiệp của
    các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh là một hoạt động rất quan trọng. Nó
    quyết định phần lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường
    và hội nhập kinh tế quốc tế, để đứng vững trong cạnh tranh, các doanh nghiệp sản
    xuất kinh doanh phải tích cực khai thác triệt để nhân tố con người. Muốn vậy, cần
    phải hiểu tâm lý, động cơ của người lao động để từ đó, nhà quản lý sử dụng các biện
    pháp tác động vào đối tượng để khai thác hết thế mạnh, tiềm năng của con người.
    Động cơ lao động của con người đã được các nhà tâm lý, các nhà kinh tế nghiên cứu
    và ứng dụng vào thực tiễn quản trị doanh nghiệp. Nhiều doanh nhân thành đạt cho
    rằng các doanh nghiệp hơn thua nhau ở chỗ họ nắm trong tay nguồn lực nhân sự như
    thế nào. Họ là người trực tiếp thực hiện tất cả những công việc đang diễn ra trong
    doanh nghiệp và doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển được đều phụ thuộc vào
    người lao động. Họ là những người thiết kế, sản xuất, tạo ra sản phẩm, là những
    người quản lý, bán hàng Nhưng vấn đề được đặt ra là làm cách nào để giúp họ có
    sự nhiệt tình, nhiệt huyết, niềm đam mê trong công việc để giúp doanh nghiệp phát
    triển mạnh. Và đặc biệt làm cách nào để người lao động gắn bó lâu dài với doanh
    nghiệp của mình. Họ có thể sẵn sàng bỏ doanh nghiệp của mình bất cứ lúc nào để
    đến một doanh nghiệp mới có mục tiêu, mục đích rõ ràng, tầm nhìn lớn và có chế độ
    ưu đãi, lương bổng hậu hĩnh. Đó là vấn nạn mà hầu hết hiện nay các doanh nghiệp
    đều phải đương đầu.
    Nhiều câu hỏi đang được đặt ra và phải trả lời. Tại sao người lao động lại chọn
    công ty này làm việc mà không chọn công ty khác? Tại sao trong cùng một môi
    trường làm việc, thái độ và động cơ làm việc của người lao động lại khác nhau?
    Người chăm chỉ, người năng động nhưng lại có người lười nhác, thụ động, ?
    Để giải đáp vấn đề này, qua thời gian đi thực tế và khảo sát thực trạng về động
    cơ của người lao động ở công ty Yen of London Hải Phòng, đề tài:
    Một số giải pháp tạo động cơ làm việc tích cực cho người lao động tại công ty
    Yen of London” nhằm góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề nêu trên.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận chung về việc nghiên cứu động cơ hoạt động của con
    người và sự cần thiết tạo động lực làm việc cho người lao động.
    Chương 2: Thực trạng động cơ hoạt động của người lao động trong Công ty
    TNHH Yen of London.
    Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lao động của
    người lao động ở Công ty Yen of London.
    2. Mục tiêu của đề tài.
    - Tìm hiểu về động cơ hoạt động của người lao động Việt Nam nói chung và
    người lao động trong Công ty TNHH Yen of London tại Hải Phòng nói riêng.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lao động của Công ty TNHH
    Yen of London Hải Phòng trực thuộc tập đoàn thời trang New wolrd fashion.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố dẫn đến động cơ làm việc của người lao
    động và các chính sách trong Công ty Yen of London.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    Về không gian: Nghiên cứu về các học thuyết động cơ hoạt động của người
    lao động. Những yếu tố tác động đến động cơ làm việc của con người nói chung và
    tại công ty Yen of London nói riêng.
    Về thời gian: Đề tài nghiên cứu đề cập đến các học thuyết động cơ hoạt động của
    con người từ xưa đến nay, từ cổ điển đến hiện đại.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    - Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Các tài liệu phòng tổ chức hành chính,
    ý kiến trong phiếu điều tra tại các bộ phận trong công ty.
    - Phương pháp phân tích tổng hợp: Tổng hợp, xử lý các tài liệu thông tin, số liệu
    phù hợp và phân tích để đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan nhất.

    - Phương pháp điều tra, khảo sát thực: Đi thực tế tại các phòng ban trong công ty
    TNHH Yen of London để thu thập tài liệu.
    - Phương pháp phỏng vấn: Gặp gỡ một số nhân viên trong công ty tại nơi làm
    việc hoặc tại nhà để thu thập và tham khảo thông tin.
    5. Những đóng góp của đề tài.
    1. Đóng góp về mặt khoa học, phục vụ công tác đào tạo.
    - Kết quả công trình nghiên cứu là tài liệu tham khảo của công tác điều hành,
    quản lý nhân sự trong các doanh nghiệp, là ví dụ thực tế để minh họa dẫn chứng cho
    công tác giáo dục và đào tạo.
    2. Những đóng góp liên quan đến phát triển kinh tế.
    - Kết quả đề tài sẽ đóng góp những ý tưởng để hiểu thêm về động cơ làm việc
    của người lao động từ đó nâng cao chất lượng làm việc của người lao động và hiệu
    quả kinh tế của các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài.
    3. Những đóng góp về mặt xã hội (các giải pháp cho vấn đề xã hội).
    - Tạo ra bầu không khí lành mạnh, thân mật hữu nghị trong lao động.
    - Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
    - Xây dựng lối sống tốt đẹp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...