Luận Văn Một số giải pháp tăng năng suất lao động tại bộ phận đóng gói thành phẩm tại công ty TNHH Technopia

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất
    và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao
    là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.
    Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống, đặc trưng bởi
    quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) và một chỉ tiêu đầu vào
    (lao động làm việc). Đây là một chỉ tiêu khá tổng hợp nói lên năng lực sản xuất của
    một đơn vị hay cả nền kinh tế - xã hội.
    Tùy theo mục đích nghiên cứu của mỗi nước, mỗi ngành khác nhau trong từng giai
    đoạn khác nhau mà áp dụng chỉ tiêu năng suất lao động theo phương thức khác nhau,
    được tính toán bằng chỉ tiêu đầu ra khác nhau.
    Ở Việt Nam, năng suất lao động được tính toán theo chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng
    (tính toàn bộ giá trị của sản phẩm tương tự như chỉ tiêu giá trị sản xuất ngày nay)
    được đưa vào chế độ báo cáo thống kê của các doanh nghiệp trong các ngành công
    nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, . ngay từ những năm đầu mới thành lập ngành
    thống kê. Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung có những năm năng suất lao động
    được coi là một trong những chỉ tiêu pháp lệnh để đánh giá tình hình thực hiện kế
    hoạch nhà nước của doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp, xây dựng.
    Trong các yếu tố của quá trình sản xuất, lao động đóng vai trò quyết định, sự thành
    công của một đơn vị kinh doanh lệ thuộc rất lớn vào việc tổ chức, sử dụng có hiệu
    quả lực lượng lao động.
    Vì tầm quan trọng của năng suất lao động và là một người quản lý trực tiếp bộ phận
    đóng gói, trực tiếp liên quan đến năng suất lao động nên em trọn đề tài “ Một số giải
    pháp tăng năng suất lao động tại bộ phận đóng gói thành phẩm tại công ty TNHH
    Technopia Việt Nam từ nay đến năm 2012
    ” làm đề tài nghiên cứu, đây là đề tài về
    năng suất lao động, mặc dù đã cố gắng và được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên
    hướng dẫn nhưng do kiến thức hạn chế nên đề tài không tránh khỏi sai sót, em kính

    mong được sự hướng dẫn tận tình của quý thầy, cô trong trường, các anh chị cô chú
    trong công ty để em hoàn thành đề tài được tốt hơn, đề tài nghiên cứu năng suất lao
    động tại công ty TNHH Technopia Việt Nam và những yếu tố ảnh hưởng đến năng
    suất lao động.
    Đề tài đã áp dụng thực tế vào công ty, bước đầu đã giảm thao tác tại một số công
    đoạn trong quá trình sản xuất thông qua đó đã giảm được nhân lực, tiết kiệm chi phí
    nhân công lao động.
    Đề tài sẽ được áp dụng vào thực tế tại công ty và sẽ được xem xét đánh giá tính hiệu
    quả từ nay cho đế cuối năm 2010, tiếp bước theo đề tài sắp tới em dự định nghiên cứu
    về đề tài “ Một số giải pháp để tạo sự gắn bó giữa công nhân viên lao động với
    doanh nghiệp
    ” nhằm tạo ra sự ổn định về lực lượng lao động, nguồn nhân lực cho
    doanh nghiệp.

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
    Mục tiêu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp chỉ có thể đạt được bằng cách
    tăng doanh thu thông qua mở rộng thị trường, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ và hạ
    giá thành sản phẩm. Cải tiến năng suất giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu nêu
    trên. Có thể nói, cải tiến năng suất là yếu tố gắn liền với sự tồn tại và phát triển của
    doanh nghiệp. Năng suất chính là thước đo hiệu quả và hiệu lực trong việc sử dụng
    các nguồn lực và trong việc đạt được mục tiêu. Năng suất được hiểu một cách chung
    nhất và cơ bản nhất như sau:
    ư Cải tiến năng suất là nhu cầu tất yếu để tồn tại và phát triển.
    ư Nâng cao năng suất luôn đồng hành với đảm bảo chất lượng.
    ư Năng suất nhấn mạnh vào việc giảm lãng phí.
    ư Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để cải tiến năng suất.
    ư Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hiện nay, nâng cao năng suất, phát
    triển doanh nghiệp.
    Đề tài gồm 4 chương:
    ư Chương 1: Tổng quan về đề tài.
    + Trong chương này trình bày lý do chọn đề tài.
    + Tư liệu được sử dụng để phân tích, làm cơ sở để nghiên cứu.
    + Phương pháp nghiên cứu.
    ư Chương 2: Cơ sở lý thuyết về năng suất lao động.
    + Nêu bật lên một số khái niệm về năng suất lao động.
    + Những yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất lao động.
    + Vai trò và ý nghĩa của việc tăng năng suất.
    + Cách tính năng suất.
    + Các lọai hình sản xuất.
    ư Chương 3: Nêu hiện trạng năng suất lao động hiện tại tại bộ phận
    đóng gói thành phẩm tại công ty TNHH Technopia việt nam.




    5
    ư Chương 4: Một số giải pháp chính nhằm nâng cao năng suất lao
    động.
    ư Kiến nghị.
    ư Kết luận.
    1.1 Lý do chọn đề tài.
    ™ Yếu tố khách quan.
    Chúng ta nói nhiều đến sự thay đổi ? Có hai câu hỏi được đặt ra: thay đổi cái
    gì và làm gì để cái đó thay đổi? Không phải sự thay đổi nào cũng tích cực, ví dụ: phá
    sản cũng là một sự thay đổi. Mỗi sự thay đổi đều kéo theo vô khối chi phí, vì vậy, nếu
    nó không mang lại lợi ích gì thì hiển nhiên chúng ta sẽ bị thiệt hại. Vì thế “thay đổi
    cái gì ?” thực sự là một câu hỏi nghiêm túc đối với mọi tổ chức.
    Bạn có thể đưa ra những thay đổi về công nghệ, về mô hình tổ chức, về
    chính sách khen thưởng hoặc cách thức tiếp thị mới để mở rộng thị phần Nhưng
    một tổ chức có năng suất lao động thấp không bao giờ có năng lực cạnh tranh trong
    một thị trường mở như hiện nay.
    Vì vậy, sự giảm bớt thời gian cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm là một
    trong những thay đổi quan trọng nhất mà mọi tổ chức phải lưu tâm.
    Có thời, chúng ta luôn nhấn mạnh đến lợi thế giá nhân công Việt Nam rẻ, đây là một
    sự ngộ nhận. Việc xem xét giá nhân công chỉ có ý nghĩa, nếu đặt nó trong mối tương
    quan với năng suất lao động. Nếu một kỹ sư Ấn Độ nhận lương cao gấp đôi kỹ sư
    Việt Nam, nhưng năng suất lao động có thể cao gấp ba, thì thực chất giá nhân công
    của Ấn Độ rẻ hơn. Năng suất lao động cao đã cho phép Hoa Kỳ có khả năng cạnh
    tranh với cả những quốc gia có mức lương chỉ bằng 1/5: ví dụ năng suất cao đã làm
    cho đơn giá một đơn vị sản phẩm sản xuất tại Hoa Kỳ thấp hơn cả Malaysia hay
    Philippine.
    Hệ quả của năng suất lao động là rất trực tiếp. Một cá nhân có năng suất lao động
    kém thì lương sẽ thấp. Một công ty có năng suất lao động kém thì giá thành sản phẩm
    sẽ cao và chỉ số lợi nhuận thấp. Một quốc gia có năng suất lao động kém thì sẽ ngày
    càng tụt hậu so với những quốc gia có năng suất lao động cao hơn.




    6
    Có 3 sự kiện đáng chú ý trong hầu hết các tổ chức:
    ư Năng suất đang ở mức thấp và các nhà quản lý biết về điều đó, nhưng
    không có ai cảm thấy mình buộc phải làm điều gì đó để nâng cao năng
    suất.
    ư Năng suất rất khác nhau giữa những người đang làm cùng một việc và
    được trả lương ngang nhau.
    ư Công ty không có một tiến trình nào mang tính hệ thống để cải thiện
    năng suất theo thời gian.
    Hầu hết các công ty đều có kế hoạch tiếp thị, kế hoạch mua hàng, kế hoạch
    bán hàng, kế hoạch đầu tư trang thiết bị, kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, Nhưng
    rất ít công ty có kế hoạch nâng cao năng suất nguồn lực quan trọng bậc nhất là con
    người.
    Làm gì để nâng cao năng suất của một tổ chức? Đây phải là một quá trình lâu dài và
    liên tục, có mục tiêu, có kế hoạch, có xem xét đánh giá, Ở đây tôi xin lưu ý, lương
    khoán sản phẩm là hình thức khuyến khích nhân viên chủ động tăng năng suất tốt
    nhất. Vì vậy, bất kỳ công việc nào, nếu có thể quy thành số lượng đơn vị sản phẩm,
    thì nên trả lương khoán. Riêng đối với những công việc không thể khoán thì cũng cần
    thường xuyên thi chuyên môn để tìm ra những người có năng suất cao hơn để trả
    lương cao hơn. Công nghệ lạc hậu cũng không thể cho năng suất cao. Nếu chúng ta
    cứ dùng mãi cái cày chìa vôi thì không thể tiến đến những cánh đồng 10 tấn, 20 tấn.
    Vì vậy đổi mới công nghệ là rất cần thiết để nâng cao năng suất.Với cá nhân, làm thế
    nào để có thể nâng cao năng suất lao động? Nếu bạn thực tâm muốn thay đổi thì đây
    không phải việc quá khó! Ngoài công việc, trong cuộc sống, những việc như đi lại,
    đọc sách, ăn uống, nghỉ ngơi, chiếm của bạn rất nhiều thời gian. Vì thế chúng ta
    cũng nên nghĩ cách cải thiện năng suất ở những chuyện này. Tại sao bạn mua xe
    máy? Đơn giản vì xe máy nó giúp bạn đi nhanh hơn. Ngày nay có rất nhiều sách và
    bạn muốn biết nhiều thì phải đọc nhiều. Nếu bạn biết cách đọc nhanh hơn, bạn sẽ đọc
    được nhiều hơn. Việc nghỉ ngơi cũng cần có năng suất. Có người cứ lên giường là
    trằn trọc thao thức rồi mộng mị hoảng loạn, tối đi nằm sớm, sáng dậy trễ, nhưng cơ
    thể vẫn mệt mỏi. Nhưng nếu bạn biết cách ngủ thật sâu, thì 4-5 tiếng là quá đủ để con
    người bắt đầu một ngày mới đầy sảng khoái.




    7
    Năng suất lao động là cái quyết định sức mạnh của một tổ chức. Ngày xưa, Lê Nin đã
    từng nói, sự ưu việt của Chủ nghĩa Xã hội phải thể hiện ở năng suất lao động. Tiếc
    rằng, chúng ta đã không theo được lời dạy của Người, dẫn đến sự sụp đổ của cả một
    hệ thống xã hội lý tưởng. Với những công việc đơn giản như lao động chân tay, sự
    khác biệt về năng suất lao động không lớn, nhưng với những công việc trí tuệ, sự
    khác biệt về năng suất lao động là vô hạn. Tóm lại năng suất có vai trò quan trọng
    trong mọi lĩnh vực từ việc cá nhân cho đến sản suất của cải vật chất. lao động có năng
    suất tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
    ™ Yếu tố chủ quan.
    ư Do qui mô sản xuất ngày càng cao, đòi hỏi nguồn nhân lực càng tăng.
    ư Nếu tăng năng suất lên 20% đồng nghĩa với việc giảm tuyển dụng để
    đáp ứng nhu cầu sản suất.
    ư Năng suất lao động tại bộ phận đóng gói của công ty thấp hơn so với
    một số công ty trong cùng lĩnh vực sản suất.
    ư Do yêu cầu phải nân cao năng suất lao động nhằm nân cao năng lực.
    cạnh tranh từ ban giám đốc nhà máy.
    2.1 Những tư liệu được sử dụng.
    ™ Những tư liệu được xử dụng để nghiên cứu năng suất hiện chủ yếu từ các
    nguồn sau:
    ư Báo cáo hằng tháng của bộ phận đóng gói 2006,2007,2008 và 6 tháng
    đầu năm 2009.
    ư Năng suất bình quân của bộ phận đóng gói hằng năm.
    ư Dữ liệu báo cáo của các công ty cùng nghành trong tập đoàn cùng thời
    điểm.
    ư Cơ sở dữ liệu quan sát được thực tế hằng ngày (từ phiếu ghi nhận tự
    thiết lập).
    3.1 Phương pháp nghiên cứu:
    ™ Phương pháp được áp dụng chủ yếu ở bên dưới. Phương pháp này dựa trên
    việc phân tích kết cấu bước công việc từ các tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn
    công việc và thông qua việc chụp ảnh cá nhân ngày làm việc và bấm giờ
    bước công việc của công nhân để tính mức lao động cho bước công việc.




    8
    Bên cạnh đó, còn sử dụng mô hình kinh tế lượng để xác định các ảnh
    hưởng đến năng suất lao động.
    ư Phương pháp quan sát.
    ư Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
    ư Phương pháp thống kê.
    4.1 Phạm vi nghiên cứu:
    ư Năng suất lao động.
    ư Năng suất lao động tại bộ phận đóng gói và những yếu tố ảnh hưởng
    đến năng suất lao động từ đó có những giải pháp cho những yếu tố này.





    ̃̃̃̃̃̃āā̃̃̃̃̃̃̃̃̃
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...