Luận Văn Một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Nam Định

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Thuế là nguồn thu chủ yếu, lâu dài, là bộ phận quan trọng nhất của Ngân sách Nhà nước (NSNN), góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu quan trọng của nước ta là xây dựng được một hệ thống thuế có hiệu lực và hiệu quả thực hiện cao, điều này không chỉ phụ thuộc vào chính sách thuế hợp lý mà còn phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý thu thuế của Nhà nước.
    Hơn 20 năm Việt Nam thực hiện cải cách chính sách thuế và quản lý thuế, ngành thuế đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hệ thống chính sách thuế hiện tại đã tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo bao quát đủ các nguồn thu và phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Công tác quản lý thu thuế từng bước được được chuyên môn hoá, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cá nhân và tập thể trong quản lý thu, nộp thuế đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ.
    Cùng với các Luật thuế đã được Quốc hội ban hành tương đối đồng bộ và có phạm vi điều chỉnh toàn diện đến các hoạt động kinh tế - xã hội, phù hợp với chính sách kinh tế, chính trị ở từng thời kỳ nhất định. Một trong những sắc thuế có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến đông đảo người dân là Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
    Trên thế giới hơn 100 nước trong đó có nước phát triển, đang phát triển và kém phát triển đã áp dụng sắc thuế thu nhập cá nhân với tỷ lệ đóng góp khoảng 12-16% ở một số nước Asean (Thái Lan, Philippines, Malaysia .), các nước đang phát triển khoảng 13 - 14%, các nước phát triển (Mỹ, Anh, Nhật, Pháp, Đức .) khoảng 30 - 40% tổng ngân sách quốc gia. Ngày 21/11/2007, tại kỳ họp thứ 2 khóa XII Quốc hội đã thông qua Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009) nhằm thay thế các chính sách thuế hiện hành về thu thuế thu nhập cá nhân là thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; thuế thu nhập doanh nghiệp (phần cá nhân nộp thuế), thuế chuyển quyền sử dụng đất.
    Luật thuế thu nhập cá nhân được ban hành đã đưa sắc thuế mới lên tầm bao quát và nhất quán trong việc đánh thuế vào các loại thu nhập của cá nhân trong điều kiện nước ta hiện nay, tạo ra mặt bằng mới, thực hiện công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi đối tượng có thu nhập cá nhân ở mức độ và loại thu nhập chịu thuế. Điều này sẽ góp phần tăng cường công tác kiểm soát, phân phối thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Hơn nữa, số người dân có thu nhập cao ngày càng tăng lên, nhất là số người nước ngoài đầu tư và kinh doanh vào Việt Nam ngày càng nhiều, cần phải đánh thuế thu nhập cá nhân để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
    Là một cán bộ công chức của ngành thuế Nam Định và đồng thời cũng là học viên cao học Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi mong muốn đem những kiến thức mà thầy cô truyền đạt áp dụng vào thực tế của đơn vị mình nhằm mục đích tăng cường công tác quản lý thu thuế, nhất là thuế thu nhập cá nhân của Cục thuế tỉnh Nam Định, do đó tôi chọn đề tài: ‘‘Một số giải pháp tăng cường quản lý thu Thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Nam Định’’ làm luận văn thạc sĩ kinh tế.
    Luận văn được thực hiện với mục đích nghiên cứu, đề ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân cho Cục Thuế tỉnh Nam Định qua đó nâng cao hiệu quả thu NSNN, đảm bảo công bằng pháp lý . Để đạt đến mục đích nêu trên, luận văn sẽ tiến hành các hoạt động cụ thể, bao gồm nghiên cứu cơ sở pháp lý về thuế TNCN, đánh giá thực trạng quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh, phân tích các nguyên nhân, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao kết quả hoạt động của ngành thuế của tỉnh.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh Nam Định, gồm người nộp thuế (đối tượng) TNCN, các tổ chức khác có liên quan, bộ máy thực hiện quản lý thu thuế và những cơ chế chính sách về thuế TNCN, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế TNCN cho Cục Thuế tỉnh Nam Định.
    Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Cục Thuế tỉnh Nam Định, một đơn vị trực thuộc Tổng cục Thuế- Bộ Tài chính cùng các bộ phận trực thuộc. Dữ liệu được thu thập qua các số liệu thống kê thứ cấp có sẵn tại đơn vị từ giai đoạn 2008- 2011. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận văn là phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh.
    Nội dung của luận văn gồm 3 phần chính ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đó là:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập cá nhân.
    Chương 2: Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh Nam Định.
    Chương 3: Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý quản lý thu thuế thu nhập cá nhân cho Cục thuế tỉnh Nam Định.
    Tôi xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo khoa Kinh tế & Quản lý thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đặc biệt là GVC.TS. Phạm Thị Thanh Hồng đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ kinh tế này. Do vấn đề nghiên cứu còn khá mới mẻ và phức tạp, thời gian nghiên cứu chưa nhiều trong khi đó kiến thức của tôi còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thày cô giáo và các bạn đọc.


    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. 4
    CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 4
    1.1. THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ 4
    1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế 4
    1.1.2. Quản lý thuế và hệ thống chính sách thuế hiện hành tại Việt Nam 6
    1.2. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 11
    1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân 11
    1.2.2. Đối tượng và phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân 16
    1.2.3. Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 24
    1.2.4. Đăng ký thuế 25
    1.2.5. Kê khai thuế thu nhập cá nhân 26
    1.2.6. Nộp thuế thu nhập cá nhân 28
    1.2.7. Miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân 29
    1.2.8. Hoàn thuế thu nhập cá nhân 32
    1.2.9. Thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân 33
    1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 35
    1.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế 35
    1.3.2. Yếu tố luật pháp, chính trị 36
    1.3.3. Yếu tố cơ quan chi trả thu nhập 36
    1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến cách thức quản lý thuế thu nhập cá nhân của cơ quan thuế 36
    TÓM TẮT CHƯƠNG 1 37
    CHƯƠNG 2. 38
    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 38
    TẠI CỤC THUẾ TỈNH NAM ĐỊNH 38
    2.1. GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ TỈNH NAM ĐỊNH 38
    2.1.1. Tổng quan về tỉnh Nam Định 38
    2.1.2. Quá trình phát triển của Cục Thuế tỉnh Nam Định 39
    2.2. CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH NAM ĐỊNH 45
    2.2.1. Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân 45
    2.2.2. Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân 46
    2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý thuế thu nhập cá nhân 48
    2.2.4. Các tổ chức khác 50
    2.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế thu nhập cá nhân 50
    2.3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH NAM ĐỊNH 52
    2.3.1. Đăng ký thuế 52
    2.3.2. Kê khai thuế thu nhập cá nhân 55
    2.3.3. Tính và nộp thuế thu nhập cá nhân 57
    2.3.4. Hoàn thuế thu nhập cá nhân 61
    2.3.5. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thu nhập cá nhân 63
    2.3.6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra về thuế thu nhập cá nhân 65
    TÓM TẮT CHƯƠNG 2 66
    CHƯƠNG 3. 67
    GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH NAM ĐỊNH 67
    3.1. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN 67
    3.1.1. Những thuận lợi 67
    3.1.2. Những khó khăn 68
    3.1.3. Những điểm mới của Luật Thuế thu nhập cá nhân 68
    3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH NAM ĐỊNH 71
    3.2.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân 71
    3.2.2. Giải pháp 2: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ 77
    3.2.3 Giải pháp 3: Củng cố đội ngũ cán bộ ngành thuế tỉnh Nam Định 80
    3.2.4. Giải pháp 4: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 83
    TÓM TẮT CHƯƠNG 3 85
    KẾT LUẬN 86
    TÓM TẮT LUẬN VĂN 89
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...