Luận Văn Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Huy

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tốt nghiệp năm 2012 dài 70 trang
    Đề tài: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Huyện Thạch An
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    Chương 1:THUẾ GTGT VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 3
    1.1 Những vấn đề chung về thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. 3
    1.1.1 Những nội dung cơ bản của thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể. 4
    1.2 Hộ kinh doanh cá thể và sự cần thiết phải tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể. 9
    1.2.1 Vai trò và đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể. 9
    1.2.2 Sự cần thiết phải quản lý thu thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh cá thể 11
    Chương 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH AN 13
    2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội và tình hình phát triển khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn Huyện Thạch An. 13
    2.1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội Huyện Thạch An 13
    2.1.2 Tình hình phát triển khu vực kinh tế cá thế trên địa bàn Huyện Thạch An. 14
    2.1.3 Tổ chức bộ máy của Chi cục thuế Huyện Thạch An 16
    2.2 Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể của Chi cục thuế Huyện Thạch An. 19
    2.2.1 Đánh giá chung. 19
    2.2.2 Thực trạng quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể của Chi cục thuế Huyện Thạch An. 22
    2.2.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế. 22
    2.2.2.2 Quản lý căn cứ tính thuế. 29
    2.2.2.3 Quản lý công tác thu nộp và thu hồi nợ đọng. 37
    2.2.2.4 Công tác kiểm tra. 45
    2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Huyện Thạch An. 47
    2.3.1 Kết quả đạt được. 47
    2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 49
    2.3.2.1 Những mặt hạn chế. 49
    2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế. 50
    Chương 3:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH AN 52
    3.1 Một số kiến nghị chung. 52
    3.2 Một số giải pháp cụ thể để tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Huyện Thạch An. 53
    3.2.1 Giải pháp về công tác quản lý thuế đối với người nộp thuế. 53
    3.2.2 Giải pháp về công tác quản lý căn cứ tính thuế. 56
    3.2.3 Giải pháp về công tác thu nộp 58
    3.2.4 Giải pháp về một số công tác khác. 60
    3.2.4.1 Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho các hộ nộp thuế. 60
    3.2.4.2 Tăng cường công tác kê khai – kế toán thuế - tin học. 60
    3.2.4.3 Tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. 61
    3.2.4.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. 62
    PHẦN KẾT LUẬN 65


    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong thời đại kinh tế thị trường, đất nước ta với mục tiêu CNH – HĐH đất nước ngày càng đòi hỏi nhiều về vốn. Trong đó nguồn vốn chủ yếu để ổn định tình hình đất nước là nguồn vốn từ NSNN và khoản thu chủ yếu của NSNN là thuế, đúng theo khẩu hiệu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra: “Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN”.
    Hệ thống thuế có nhiều sắc thuế, trong đó thuế GTGT là loại thuế đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với nguồn thu NSNN và nền kinh tế xã hội.
    Trong thời gian qua công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể có nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của hộ kinh doanh, hạn chế thất thu, tăng thu cho ngân sách. Tuy nhiên tiềm năng còn và có thể khai thác thu để đạt ở mức cao hơn. Tình trạng thất thu tuy có giảm nhưng vẫn còn tình trạng quản lý không hết hộ kinh doanh, doanh thu tính thuế không sát với thực tế, dây dưa nợ đọng thuế còn nhiều Vì vậy, vấn đề mang tính vấp thiết đặt ra cho Ngành Thuế là phải tìm cho ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể.
    Cùng với sự đổi mới về kinh tế của đất nước, Huyện Thạch An là một huyện miền núi của Tỉnh Cao Bằng cũng đang phát triển.Số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn Huyện tăng làm cho số thu trên địa bàn cũng tăng. Tuy nhiên sự phức tạp trong quản lý thu thuế đối với họ kinh doanh cá thể là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của chi cục thuế Huyện Thạch An là cần có biện pháp tăng cường quản lý thu thuế. Trong đó quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế cá thể là một mảng nhiệm vụ quan trọng và khó khăn để đảm bảo cho nguồn thu NSNN.Nhận thức được tầm quan trọng này, trong thời gian thực tập tại Chi cục thuế Huyện Thạch An với các kiến thức đã thu lượm được cùng với sự tham gia hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, đặt biệt là cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Liên, cùng các cán bộ trong Chi cục em đã mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu công tác quản lý thu thuế với đề tài:
    “Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Huyện Thạch An”.
    Mục đích của đề tài này là quá trình nghiên cứu thực trang thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Huyện Thạch An, tìm ra các biện pháp tăng cường quản lý hữu hiệu hơn.
    Đề tài bao gồm những nội dung sau:
    Phần 1: Lý luận về thuế GTGT và sự cần thiết phải tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể.
    Phần 2: Thực trạng quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể trên địa bàn Huyện Thạch An.
    Phần 3: Một số kiến nghị và biện pháp tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể trên địa bàn Huyện Thạch An.
    Là một sinh viên nên kiến thức lý luận và thực tiễn còn hạn chế. Do vậy, không tránh khỏi những khiếm khuyết trong nội dung, phương pháp nghiên cứu.
    Em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cán bộ thuế để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Cao Bằng, ngày tháng năm 2012
    Sinh viên



    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Chương 1:
    THUẾ GTGT VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
    1.1 Những vấn đề chung về thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
    Thuế GTGT là sắc thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
    - Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp. Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được của tấ cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán của người tiêu dùng cuối cùng.
    GTGT là phần giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đại lượng này có thể được xác định bằng phương pháp cộng hoặc phương pháp trừ. Theo phương pháp cộng, GTGT là trí giá các yếu tố cấu thành giá trị tăng thêm bao gồm tiền công và lợi nhuận. Theo phương pháp trừ, GTGT chính là khoản chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ trừ đi tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng. Tổng GTGT ở tất cả các giai đoạn luân chuyển bằng đúng giá bán sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Do vậy, việc thu thuế trên GTGT ở từng giai đoạn tương đương với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
    - Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao. Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả sản xuất kinh doanh của người nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia chu trình kinh tế, sản phẩm được luân chuyển quan nhiều hay ít giai đoạn thì tổng số thuế GTGT phải nộp của tất cả các giai đoạn không thay đổi.
    - Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu. Đối tượng nộp thuế GTGT là người cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Thuế GTGT là một khoản tiền được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng.
    - Thuế GTGT có tính lũy thoái so với nhập khẩu. Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ là người phải trả khoản thuế đó, không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải trả số thuế như nhau. Như vậy, nếu so sánh giữa số thuế phải trả so với thu nhập thì người nào có thu nhập cao hơn thì tỉ lệ thấp hơn và ngược lại.
    - Thuế GTGT có tính lãnh thổ, đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
    - Thuế GTGT có khả năng đem lại số thu thường xuyên và ổn định cho NSNN. Đồng thời số thuế GTGT cao hay thấp phụ thuộc vào mức tiêu dùng của xã hội, mà con người muốn tồn tại thì tất yếu phải dùng.
    - Thuế GTGT đánh vào hoạt động tiêu dùng trong xã hôi, cho nên thuế này điều tiết một phần thu nhập của người tiêu dùng khi mua hàng hóa, dịch vụ. Thuế GTGT là công cụ để Nhà nước điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...