Thạc Sĩ Một số giải pháp Quản Trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Đồng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 17/11/13
    Last edited by a moderator: 17/11/13
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Một số giải pháp Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai đến năm 2015




    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài:
    Trong kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được ví như hệ thần kinh của
    nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu
    quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả,
    kích thích tăng trường kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền và tạo công ăn việc làm. Tuy
    nhiên, trong kinh tế thị trường, rủi ro là không thể tránh khỏi, mà đặc biệt là rủi ro
    trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày
    càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn
    bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của một nước và có thể lan rộng sang qui mô
    quốc tế.
    Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc thù, do đó những rủi ro đối
    với hoạt động ngân hàng cũng mang tính đặc thù, những rủi ro chủ yếu mà một
    ngân hàng hiện đại phải đối mặt, bao gồm: Rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro tín
    dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động ngoại bảng, rủi ro công nghệ và hoạt
    động, rủi ro quốc gia và rủi ro khác.
    Hiện nay, công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với
    các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm
    định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế
    những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho
    Ngân hàng.
    Với lý do này, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp Quản trị
    rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh
    Đồng Nai đến năm 2015” đề làm luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Mục tiêu của đề tài làm sáng tỏ những vấn đề sau:
    - Làm rõ và góp phần hoàn thiện lý luận về quản trị rủi ro tín dụng.
    - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro và các
    phương pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập Khẩu Việt
    Nam - Chi nhánh Đồng Nai.
    2
    - Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra một
    số giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
    Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai đến năm 2015.
    3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
    a. Đối tượng nghiên cứu:
    Đề tài đi vào nghiên cứu hoạt động của Eximbank Đồng Nai, phân tích, đánh
    giá rủi ro tín dụng, tìm ra nguyên nhân gây ra rủi ro từ đó đề xuất các giải pháp quản
    trị rủi ro tín dụng cho hoạt động của Eximbank Đồng Nai.
    b. Phạm vi nghiên cứu:
    - Phạm vi về không gian: Nội dung luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở thực
    tiễn hoạt động của Eximbank Đồng Nai, các TCTD khác nếu có được đề cập đến
    trong luận văn chỉ để làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
    - Phạm vi về thời gian: Dựa trên cơ sở số liệu rủi ro tín dụng và công tác quản
    trị rủi ro tín dụng tại Eximbank Đồng Nai trong thời gian qua, qua đó phân tích,
    đánh giá và đề xuất các giải pháp Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Eximbank
    Đồng Nai.
    c. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong đề
    tài này là:
    Để nắm được một cách đầy đủ về thực trạng, người viết tiến hành thực hiện
    các cuộc khảo sát sau:
    - Sử dụng bảng câu hỏi về các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại
    Eximbank Đồng Nai để khảo sát thực trạng về các nguyên nhân gây ra rủi ro tín
    dụng.
    - Sử dụng bảng khảo sát thực trạng về hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại
    Eximbank để đánh giá thực trạng về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đã và
    đang thực hiện.
    - Thảo luận, phỏng vấn với một số nhà quản lý, kiểm soát viên nội bộ và cán
    bộ tín dụng làm việc lâu năm tại Chi nhánh Eximbank như: Trưởng Phó Phòng
    Tín dụng Doanh nghiệp và Phòng Tín dụng Cá nhân, kiểm toán viên, Ban Tái
    Thẩm định và Quản lý rủi ro tín dụng , Phòng Quản lý Tín dụng, Phòng Quản trị
    Rủi ro, Phòng Pháp chế và Kiểm soát Tuân Thủ để đúc kết được những thông
    tin xác thực và trọng yếu.
    3
    - Sử dụng các phương pháp: Thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp
    so sánh , dựa vào các nguyên nhân gây ra rủi ro và các chỉ tiêu đo lường để lập
    bảng câu hỏi điều tra.
    4. Kết quả đạt được của luận văn:
    - Trên cơ sở phân tích Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Xuất
    nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai, đề tài tập trung vào tình hình và kinh
    nghiệm thực tế của họat động này để từ đó đưa ra giải pháp nhằm góp phần quản trị
    rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Đồng
    Nai.
    - Đề tài đã làm sáng tỏ những luận cứ khoa học mang tính lý luận thực tiễn về
    quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại trong cơ chế thị trường.
    - Đề tài đã phân tích và chứng minh được thực trạng về quản trị rủi ro tín
    dụng của Ngân hàng TMCP Xuất nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai và
    những vấn đề tồn tại cần được tiếp tục giải quyết để hoàn thiện trong tương lai.
    - Đề tài đã đưa ra những giải pháp để nhằm quản trị rủi ro tín dụng của ngân
    hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi
    nhánh Đồng Nai nói riêng.
    5. Kết cấu luận văn: gồm 3 chương
    Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản trị rủi ro và Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt
    động Ngân hàng.
    Chương 2: Thực trạng về Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập
    khẩu Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai.
    Chương 3: Một số giải pháp Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất
    nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai đến năm 2015.
    Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập số liệu, thống kê, phân tích,
    đánh giá và đề xuất các giải pháp công tác quản trị rủi ro tín dụng nhưng chắc chắn
    không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong được sự góp ý của Quý
    thầy cô và những người quan tâm đến.
    Xin chân thành cảm ơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...