Thạc Sĩ Một số giải pháp quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số giải pháp quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
    Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng; Chính phủ đã có quyết định phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 với bốn nội dung lớn là: Cải cách thể chế, cải cách bộ máy, đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, cải cách tài chính công; trong đó cải cách cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp là bước đột phá.
    Để triển khai chương trình này, 16/01/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về việc đổi mới cơ chế tài chính, trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
    Mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp là trao quyền tự chủ thật sự cho cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức công việc, sử dụng lao động, tăng cường huy động và quản lý thống nhất các nguồn thu, đồng thời sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài chính nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng công tác quản lý hành chính, hoạt động sự nghiệp, khuyến khích tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động và nâng cao thu nhập của cán bộ công chức.
    Việc trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP đã góp phần làm thay đổi phương thức quản lý từ các yếu tố "đầu vào" sang quản lý theo kết quả “đầu ra”. Các đơn vị sự nghiệp có thu được quyền tự chủ trong quản lý và sử dụng nguồn tài chính, do vậy chỉ sau hơn 1 năm thu sự nghiệp của 5.900/16.000 đơn vị sự nghiệp có thu trong cả nước thực hiện tự chủ về tài chính đã tăng bình quân 20%, tiết kiệm chi phí từ 3-5%, thu nhập bình quân của người lao động tăng từ 10-15%.
    Những kết quả đã đạt được khi thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP đã khẳng định việc trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu là một hướng đi đúng. Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng đối tượng thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP còn giới hạn ở các đơn vị sự nghiệp có thu. Phạm vi trao quyền tự chủ của Nghị định 10/2002/NĐ-CP mới chỉ ở lĩnh vực tài chính, các đơn vị sự nghiệp có thu chưa được trao quyền tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế. Thực quyền của các đơn vị sự nghiệp có thu bị hạn chế, đơn vị gặp khó khăn khi muốn mở rộng quy mô và cần tuyển dụng thêm lao động.
    Xuất phát từ những hạn chế của Nghị định 10/2002/NĐ-CP, Nghị định 43 /2006/NĐ-CP ra đời nhằm khắc phục những quy định đang gò bó các đơn vị sự nghiệp trong thời gian qua. Tuy nhiên công tác quản lý, tổ chức hạch toán, phân phối, sử dụng vẫn còn nhiều vướng mắc , hạn chế trong quá trình thực hiện cần phải tiếp tục sửa đổi bổ sung để có thể đạt được những mục tiêu đề ra.
    Nhằm tìm hiểu , phân tích và đánh giá những thành tựa và hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp trong thời gian qua, đồng thời tìm kiếm những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu, tôi chọn đề tài:
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
    ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng: Công tác quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu công lập thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
    - Phạm vi: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo một phần, toàn bộ chi phí hoạt động, ngân sách cấp có nguồn thu thấp đã và đang thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP nay thay thế bằng Nghị định 43/2006/NĐ-CP .
    3. Nhiệm vụ chính của đề tài: Đề tài hoàn thiện quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu qua Trường Chính trị tỉnh nghiên cứu cơ sở lý luận của cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu công lập. Phân tích đánh giá thực trạng quản lý tài chính đối với hoạt động sự nghiệp có thu tại Trường Chính trị tỉnh kết hợp với một số đơn vị sự nghiệp có thu điển hình trong tỉnh nhằm rút ra ưu, nhược điểm, nguyên nhân để làm cơ sở đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính của Trường Chính trị tỉnh và các đơn vị sự nghiệp có thu công lập thuộc tỉnh.
    4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn, điều tra, thống kê, tổng hợp, khai thác thông tin trên mạng internet và tham khảo một số giáo trình, tài liệu để thu thập thông tin, số liệu, phân tích tình hình thực tế và đề xuất các giải pháp giải quyết.
    5. Các giải pháp được đề xuất trong luận văn:
    - Giải pháp thứ nhất khuyến nghị đối với đơn vị sự nghiệp chuyển mô hình hoạt động từ đơn vị sự nghiệp sang đơn vị sự nghiệp có thu bằng cách lập đề án thực hiện chế độ tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006.
    - Giải pháp thứ hai khuyến nghị đối với đơn vị sự nghiệp có thu đã được cấp có thẩm quyền giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính thì phải nâng cao chất lượng xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ theo Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006.
    - Giải pháp thứ ba khuyến nghị đối với đơn vị sự nghiệp có thu quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay để đầu tư xây dựng bằng cách lập dự án cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc theo đúng quy trình.
    6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn thể hiện ở ba chương như sau:
    Chương 1: Quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị
    sự nghiệp có thu.
    Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu
    qua thực tiễn Trường Chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
    Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với đơn vị sự
    nghiệp có thu.
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. 4
    QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 4
    1.1. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG 4
    1.1.1. Khái niệm về quản lý. 4
    1.1.2. Các nhiệm vụ của quản lý[8,63] 4
    1.1.3. Chức năng của quản lý[8,64-65] 4
    1.1.4. Vai trò và tác dụng của quản lý. 5
    1.1.5. Lập kế hoạch hoạt động. 5
    1.1.6. Đảm bảo tổ chức cho hoạt động đông người 6
    1.1.7. Điều phối hoạt động đông người 9
    1.1.8. Kiểm tra trong quản lý hoạt động [8,137-141] 10
    1.2. ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI 11
    ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 11
    1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu. 11
    a) Khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu. 11
    b) Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu. 12
    c) Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu[16,6] 13
    d) Cách xác định đơn vị sự nghiệp có thu. 14
    e) Quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với đơn vị sự nghiệp có thu. 14
    1.2 .2. Quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu. 16
    a) Cơ sở quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu. 16
    b) Quản lý các khoản thu, chi của các đơn vị sự nghiệp có thu. 16
    c) Quản lý các quỹ tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu. 17
    d) Cơ chế giao quyền tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu. 19
    e) Lập, chấp hành, quyết toán ngân sách của đơn vị sự nghiệp có thu. 20
    1.3. QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ 23
    1.3.1. Khái niệm quy chế[15,157-158] 23
    1.3.2. Quy chế cần thiết đối với đơn vị sự nghiệp có thu[15.157-158] 24
    1.3.3. Ban hành và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ[15.157-158] 25
    1.4. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG NGÀNH XÂY DỰNG CƠ BẢN 25
    1.4.1. Những đặc điểm kinh tế ảnh hưởng đến công tác tổ chức tài chính. 25
    a) Một số khái niệm cơ bản trong ngành xây dựng cơ bản. 25
    b) Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác tổ chức tài chính trong ngành xây dựng cơ bản. 26
    1.4.2. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. 26
    a) Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và vai trò của chủ đầu tư 26
    b) Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 28
    c) Quản lý giá dự toán công trình xây dựng cơ bản[2,285-317]. 28
    d) Quản lý tổng dự toán công trình xây dựng xây dựng cơ bản. 29
    e) Quản lý giá dự toán xây lắp công trình. 29
    1.4.3. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 31
    1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 32
    CHƯƠNG 2. 33
    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 33
    ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 33
    2.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ 33
    NGÂN SÁCH CẤP 33
    2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ 37
    NGHIỆP CÓ THU TỪ NĂM 2002 ĐẾN NAY. 37
    2.2.1. Thực trạng quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp có thu. 37
    2.2.2.Thực trạng quản lý các quỹ tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu. 40
    2.2.3. Thực trạng cơ chế giao quyền tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu. 42
    2.2.4. Thực trạng lập, chấp hành và quyết toán ngân sách của các đơn vị sự 49
    2.2.5. Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra tài chính đối với đơn vị sự 50
    2.3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 50
    2.3.1. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính chung. 50
    2.3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính Trường Chính trị tỉnh BR-VT. 53
    2.4. THỰC TRẠNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ 58
    2.5. THỰC TRẠNG HẠ TẦNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT. 59
    2.6. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC 61
    2.6.1. Những ưu điểm về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu. 61
    2.6.2. Những tồn tại về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu. 63
    2.7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 65
    CHƯƠNG 3. 66
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 66
    ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 66
    3.1. NGHỊ ĐỊNH 43/2006/NĐ-CP CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 66
    a) Những cơ hội đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. 66
    b) Những thách thức đặt ra đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp có thu phải trang bị hành trang cho mình. 67
    3.2. GIẢI PHÁP 1: ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU THEO NGHỊ ĐỊNH 43/2006/NĐ-CP 70
    3.2.1. Mục tiêu của giải pháp. 70
    3.2.2. Các căn cứ để thực hiện giải pháp. 72
    3.2.3. Nội dung thực hiện giải pháp. 72
    3.2.4. Dự toán tài chính cho giải pháp. 75
    3.2.5. Tạm đánh giá tài chính của đề án. 76
    3.2.6. Kế hoạch triển khai thực hiện. 77
    3.2.7. Lợi ích thu được từ giải pháp[Phụ lục 2]. 77
    3.2.8. Các khuyến nghị 78
    3.3. GIẢI PHÁP 2: XÂY DỰNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ THEO 80
    THÔNG TƯ SỐ 71/2006/TT-BTC 80
    3.3.1. Mục tiêu, nguyên tắc xây dựng giải pháp. 80
    3.3.2. Các căn cứ xây dựng giải pháp. 80
    3.3.3. Nội dung và phạm vi thực hiện giải pháp. 80
    3.3.4. Dự toán tài chính của giải pháp. 81
    3.3.5. Kế hoạch triển khai thực hiện. 82
    3.3.6 Lợi ích thu được từ giải pháp. 90
    - Lợi ích về xã hội: Tổng ích lợi tăng thì thu nhập của xã hội sẽ tăng nếu việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ có hiệu quả làm tăng thu nhập của người lao động dẫn tới người lao động có động cơ làm việc chăm chỉ hơn, nhiều hơn. 3.3.7. Các khuyến nghị 90
    3.4. GIẢI PHÁP 3: DỰ ÁN CẢI TẠO NÂNG CẤP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ 91
    THUẬT CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU TRƯỜNG CHÍNH TRỊ 91
    TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU 91
    3.4.1. Mục tiêu của giải pháp. 91
    3.4.2. Các căn cứ để thực hiện giải pháp. 92
    3.4.3. Nội dung thực hiện giải pháp. 93
    3.4.4. Dự toán tài chính cho giải pháp. 97
    3.4.5. Kế hoạch triển khai thực hiện. 99
    3.4.6. Lợi ích thu được từ dự án. 102
    3.4.7. Các khuyến nghị 104
    3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 105
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 107
    1. KẾT LUẬN 107
    2. KHUYẾN NGHỊ 107
    a) Đối với các cấp quản lý. 107
    b) Đối với đơn vị 108
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...