Luận Văn Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường Trung học phổ thôn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường Trung học phổ thông Chuyên Sơn La

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    MỞ ĐẦU
    -------œ{-------

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.
    1.1. Lý do chọn đề tài.
    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD="align: left"]T
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    R ong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu sự phát
    triển về mọi mặt của các nước có tốc độ phát triển nhảy vọt như Nhật Bản, Hàn Quốc . Từ kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học, UNESCO và các nước phát triển đã đúc rút và khẳng định: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; Thế kỷ 21 là thế kỷ cạnh tranh về Giáo dục. Trên thực tế điều đó đã và đang xảy ra với mức độ ngày càng mạnh mẽ. Các quốc gia coi “Phát triển Giáo dục” là chìa khoá vàng đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước, là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của một quốc gia.
    Đối với nước Việt Nam ta, ngay từ khi thành lập, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến phát triển giáo dục, đặc biệt là Đại hội VI,VII,VIII và Đại hội IX của Đảng. Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta đã xác định: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững”. Đại hội chủ trương: “ Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp, hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện: chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá .” (Văn kiện Đại hội Đảng IX).
    Giáo dục và đào tạo là nền móng để tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước. Đánh giá về Giáo dục, Đảng ta đã luôn xác định những thành tựu quan trọng của Giáo dục đã góp phần tích cực vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên Đảng ta cũng thẳng thắn đánh giá : chất lượng giáo dục nói chung vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thời đại. Điều đó do nhiều nguyên nhân song cơ bản là do công tác quản lý giáo dục như Nghị quyết Trung ương II (khoá VIII) đã chỉ: Công tác quản lý giáo dục còn những mặt yếu kém, bất cập. Cho đến nay nguyên nhân này vẫn chưa khắc phục được bao nhiêu.
    Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2001 - 2010, Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh:
    “Đối với mục tiêu, nội dung phương pháp chương trình giáo dục các cấp bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực để phát triển giáo dục”
    Mục tiêu và nhiệm vụ của ngành Giáo dục - Đào tạo là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Như vậy “bồi dưỡng nhân tài” là một trong ba nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi ba bậc học: phổ thông, giáo dục nghề nghiệp; giáo dục đại học và sau đại học phải chú trọng, trong đó cấp học THPT là cấp học tiền đề; phát hiện và bồi dưỡng để tạo nguồn cho các bộ phận giáo dục khác thực hiện nhiệm vụ này.
    Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010 cũng đã đề ra bảy nhóm giải pháp lớn để đổi mới và phát triển Giáo dục, trong đó "đổi mới công tác quản lý Giáo dục" là giải pháp đột phá.
    Sơn La là một tỉnh miền núi khó khăn khó về giao thông, nghèo về tài nguyên và tiềm lực, kinh tế chậm phát triển, nguồn nhân lực có trình độ cao nghèo, nhân tài hiếm và khó thu hút. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh, để có thể đi tắt, đón đầu, ngày càng rút ngắn khoảng cách với các tỉnh miền xuôi, hơn bao giờ hết, Sơn La cần có một nguồn nhân lực có trình độ và một đội ngũ nhân tài ngày càng đông đảo để phục vụ nhu cầu phát triển nhanh và bền vững. Chính vì vậy, nhiệm vụ của ngành GD&ĐT Sơn La hơn bao giờ hết đang đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá và hiện đại hoá Sơn La.
    Trong những năm gần đây, giáo dục Sơn La đã có nhiều bước tiến, nhiều cố gắng trong đổi mới. Tuy nhiên giáo dục Sơn La vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các nhà trường nói chung, trường THPT nói riêng chưa đẩy nhanh được tốc độ đổi mới. Công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý của hiệu trưởng trong các nhà trường nói riêng chậm đổi mới, nghiệp vụ quản lý ở trình độ không chuẩn, ít được đào tạo chính quy.
    Trường THPT Chuyên Sơn La, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ của một trường THPT bình thường, nhà trường còn có nhiệm vụ: phát hiện và bồi dưỡng những tài năng cho tỉnh nói riêng và cho đất nước nói chung. Trường THPT Chuyên Sơn La được thành lập từ năm 1995, đã trải qua 9 năm phát triển, Nhà trường đã đóng góp được nhiều thành tích quan trọng góp phần phát triển giáo dục Sơn La. Là một trường THPT chuyên miền núi, non trẻ, song với sự sáng tạo trong quản lý, nhà trường đã từng bước trưởng thành, lớn mạnh. Đến nay, nhà trường đã có tới 30 lớp với trên một ngàn học sinh có 64 cán bộ, giáo viên làm công tác giảng dạy và phục vụ. Nhà trường đã có 8 môn chuyên và cần phải mở thêm các môn chuyên tin học và ngoại ngữ. Trong quá trình phát triển của mình, nhà trường đã đạt được những thành tích quan trọng: luôn đạt trường tiên tiến xuất sắc, tỷ lệ thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt trên 60%, số giải học sinh giỏi quốc gia tăng dần .
    Tuy nhiên khi xem xét kết quả giáo dục thì thấy rằng: một số năm đầu kết quả thấp, kết quả về chất lượng giáo dục tăng dần ở vài năm sau đó, song kết quả đó lại giảm dần hoặc không tăng trong những năm gần đây; đặc biệt là kết quả “giáo dục mũi nhọn ” được thể hiện qua kết quả thi tuyển sinh vào đại học và các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia đã thể hiện rõ sự không bền vững và chưa phát huy hết tiềm năng.
    Tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục của nhà trường không tăng và không bền vững, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của tỉnh, như: nguyên nhân từ phía người dạy và khâu dạy, nguyên nhân từ phía người học, nguyên nhân từ cơ sở vật chất . Song
     
Đang tải...