Thạc Sĩ Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN



    BCH : Ban chấp hành

    Cần : Cần thiết

    CĐ : Cao đẳng

    CL – C. Lập : Công lập

    CM : Chuyên môn

    CP : Chính phủ

    DL – D. Lập : Dân lập

    ĐH : Đại học

    GV : giáo viên

    GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo

    HB : Hoà Bình

    HVT : Hoàng Văn Thụ

    LHP : Lê Hồng Phong

    NĐ - N. Định : Nam Định

    NB – N. Bình : Ninh Bình

    TB : Trung bình

    THCS : Trung học cơ sở

    THPT : Trung học phổ thông

    TN : Thanh niên

    TTHN : Trung tâm hướng nghiệp

    TW – TƯ : Trung Ương

    Y :Yếu








    MỞ ĐẦU

    --------------



















    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.

    1.1. Lý do chọn đề tài.

    T

    R ong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu sự phát

    triển về mọi mặt của các nước có tốc độ phát triển nhảy vọt như Nhật Bản, Hàn Quốc . Từ kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học, UNESCO và các nước phát triển đã đúc rút và khẳng định: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; Thế kỷ 21 là thế kỷ cạnh tranh về Giáo dục. Trên thực tế điều đó đã và đang xảy ra với mức độ ngày càng mạnh mẽ. Các quốc gia coi “Phát triển Giáo dục” là chìa khoá vàng đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước, là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của một quốc gia.

    Đối với nước Việt Nam ta, ngay từ khi thành lập, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến phát triển giáo dục, đặc biệt là Đại hội VI,VII,VIII và Đại hội IX của Đảng. Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta đã xác định: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững”. Đại hội chủ trương: “ Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp, hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện: chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá .” (Văn kiện Đại hội Đảng IX).

    Giáo dục và đào tạo là nền móng để tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước. Đánh giá về Giáo dục, Đảng ta đã luôn xác định những thành tựu quan trọng của Giáo dục đã góp phần tích cực vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên Đảng ta cũng thẳng thắn đánh giá : chất lượng giáo dục nói chung vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thời đại. Điều đó do nhiều nguyên nhân song cơ bản là do công tác quản lý giáo dục như Nghị quyết Trung ương II (khoá VIII) đã chỉ: “Công tác quản lý giáo dục còn những mặt yếu kém, bất cập”. Cho đến nay nguyên nhân này vẫn chưa khắc phục được bao nhiêu.

    Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2001 - 2010, Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh:

    “Đối với mục tiêu, nội dung phương pháp chương trình giáo dục các cấp bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực để phát triển giáo dục”

    Mục tiêu và nhiệm vụ của ngành Giáo dục - Đào tạo là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Như vậy “bồi dưỡng nhân tài” là một trong ba nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi ba bậc học: phổ thông, giáo dục nghề nghiệp; giáo dục đại học và sau đại học phải chú trọng, trong đó cấp học THPT là cấp học tiền đề; phát hiện và bồi dưỡng để tạo nguồn cho các bộ phận giáo dục khác thực hiện nhiệm vụ này.

    Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010 cũng đã đề ra bảy nhóm giải pháp lớn để đổi mới và phát triển Giáo dục, trong đó "đổi mới công tác quản lý Giáo dục" là giải pháp đột phá.

    Sơn La là một tỉnh miền núi khó khăn khó về giao thông, nghèo về tài nguyên và tiềm lực, kinh tế chậm phát triển, nguồn nhân lực có trình độ cao nghèo, nhân tài hiếm và khó thu hút. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh, để có thể đi tắt, đón đầu, ngày càng rút ngắn khoảng cách với các tỉnh miền xuôi, hơn bao giờ hết, Sơn La cần có một nguồn nhân lực có trình độ và một đội ngũ nhân tài ngày càng đông đảo để phục vụ nhu cầu phát triển nhanh và bền vững. Chính vì vậy, nhiệm vụ của ngành GD&ĐT Sơn La hơn bao giờ hết đang đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá và hiện đại hoá Sơn La.

    Trong những năm gần đây, giáo dục Sơn La đã có nhiều bước tiến, nhiều cố gắng trong đổi mới. Tuy nhiên giáo dục Sơn La vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các nhà trường nói chung, trường THPT nói riêng chưa đẩy nhanh được tốc độ đổi mới. Công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý của hiệu trưởng trong các nhà trường nói riêng chậm đổi mới, nghiệp vụ quản lý ở trình độ không chuẩn, ít được đào tạo chính quy.

    Trường THPT Chuyên Sơn La, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ của một trường THPT bình thường, nhà trường còn có nhiệm vụ: phát hiện và bồi dưỡng những tài năng cho tỉnh nói riêng và cho đất nước nói chung. Trường THPT Chuyên Sơn La được thành lập từ năm 1995, đã trải qua 9 năm phát triển, Nhà trường đã đóng góp được nhiều thành tích quan trọng góp phần phát triển giáo dục Sơn La. Là một trường THPT chuyên miền núi, non trẻ, song với sự sáng tạo trong quản lý, nhà trường đã từng bước trưởng thành, lớn mạnh. Đến nay, nhà trường đã có tới 30 lớp với trên một ngàn học sinh có 64 cán bộ, giáo viên làm công tác giảng dạy và phục vụ. Nhà trường đã có 8 môn chuyên và cần phải mở thêm các môn chuyên tin học và ngoại ngữ. Trong quá trình phát triển của mình, nhà trường đã đạt được những thành tích quan trọng: luôn đạt trường tiên tiến xuất sắc, tỷ lệ thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt trên 60%, số giải học sinh giỏi quốc gia tăng dần .

    Tuy nhiên khi xem xét kết quả giáo dục thì thấy rằng: một số năm đầu kết quả thấp, kết quả về chất lượng giáo dục tăng dần ở vài năm sau đó, song kết quả đó lại giảm dần hoặc không tăng trong những năm gần đây; đặc biệt là kết quả “giáo dục mũi nhọn ” được thể hiện qua kết quả thi tuyển sinh vào đại học và các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia đã thể hiện rõ sự không bền vững và chưa phát huy hết tiềm năng.

    Tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục của nhà trường không tăng và không bền vững, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của tỉnh, như: nguyên nhân từ phía người dạy và khâu dạy, nguyên nhân từ phía người học, nguyên nhân từ cơ sở vật chất . Song một trong những nguyên nhân chính là công tác quản lý của hiệu trưởng chưa đổi mới kịp thời với yêu cầu chung của sự đổi mới giáo dục.

    Vì vậy, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý của hiệu trưởng, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường là rất cần thiết trong điều kiện hiện nay đối với giáo dục Sơn La. Đối với cán bộ quản lý giáo dục, nhất là những người trực tiếp làm một phần việc quản lý của hiệu trưởng trong nhà trường THPT Chuyên Sơn La – nơi được đặc trách giao nhiệm vụ giáo dục mũi nhọn, việc nghiên cứu thực trạng, tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường là cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

    Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tế trên, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La”; nhằm đóng góp một phần công sức của mình vào việc xây dựng hệ thống các giải pháp quản lý nhà trường THPT, và quản lý nhà trường THPT chuyên.

    1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

    Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt của loài người. Giáo dục là sự truyền thụ những tri thức, kinh nghiệm sống từ thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau, đồng thời thế hệ sau vừa lĩnh hội, vừa sáng tạo ra những tri thức mới. Chính vì vậy giáo dục ra đời và tồn tại cùng sự phát triển của xã hội loài người, do đó giáo dục đã được loài người sớm quan tâm, thúc đẩy phát triển và được mọi quốc gia dân tộc chú trọng nghiên cứu. Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục từ thời cổ đại, trung cận đại để lại các tư tưởng, các giá trị được phát huy đến tận ngày nay như: Xô cơ rát(429-347) với “Phương pháp đỡ đẻ trong giáo dục”, Khổng Tử và nhiều học trò của ông nổi tiếng với “cái đạo” và hệ thống phương pháp giáo dục do ông sáng tạo ra Trong xã hội hiện đại hiện nay, các dân tộc, các quốc gia đều chú trọng giáo dục. Các nước phát triển đã có nhiều công trình nghiên cứu vĩ đại về giáo dục, các công trình đó đều kết luận: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục là chìa khoá để đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước. Nhiều quốc gia coi giáo dục là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển; và giáo dục đang trở thành một lĩnh vực cạnh tranh trên toàn cầu. Điều đó cho thấy các công trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cũng như nghiên cứu về công tác quản lý của hiệu trưởng có rất nhiều.

    Ở nước ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục nói chung và về quản lý giáo dục nói riêng. Quản lý giáo dục là một lĩnh vực rất rộng lớn nên có rất nhiều công trình nghiên cứu. Dưới đây xin giới thiệu một số công trình nghiên cứu về quản lý nhà trường, trường chuyên và quản lý của Hiệu trưởng phục vụ mục đích nâng cao chất lượng giáo dục của một nhà trường, như một số đề tài sau đây:

    + Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề dạy thêm học thêm ở giáo dục phổ thông (Đề tài khoa học của Mạc Văn Trang - 2001): Nghiên cứu đánh giá về tình hình dạy thêm, học thêm trong các nhà trường phổ thông. Đề tài đã tìm ra những cơ sở của việc dạy thêm, học thêm, đề cập đến thực trạng về việc quản lý hoạt động này.

    + Nghiên cứu đánh giá kết quả thực hiện chủ trương chính sách phát triển loại hình trường chuyên (Đề tài khoa học của Đào Vân Vy - 2000): Nghiên cứu tổng hợp, đánh giá việc thực hiện các chủ trương chính sách của các trường chuyên. Đề tài đã nghiên cứu về hệ thống chính sách đối với trường chuyên; đánh giá tổng hợp thực trạng tác dụng của hệ thống chính sách đối với trường chuyên.

    + Những giải pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy và học của trường THPT Ngan Dừa, Hồng Dân, Bạc Liêu (Luận văn Thạc sỹ của Trương Hồng Việt): Từ việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT Ngan Dừa, tác giả đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động Dạy – Học trên lớp.

    + Những biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh trường THPT Nam Sách, Hải Dương (Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Tiến): Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường THPT Nam Sách, tác giả đề xuất một số giải pháp quản lý học sinh ngoài giờ chính khoá trong nhà trường.

    + Cải tiến công tác kiểm tra quá trình dạy học và giáo dục của hiệu trưởng (Luận văn thạc sỹ của Đỗ Ngọc Bích - 1997): Đề xuất một số biện pháp cải tiến công tác kiểm tra của hiệu trưởng.

    + Các biện pháp cải tiến quản lý dạy học của hiệu trưởng trường THPT chuyên thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Bác Dụng - 2004): Từ thực trạng quản lý của 6 trường chuyên ở thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng trong nhà trường chuyên.




    Tuy các công trình nghiên cứu về quản lý của hiệu trưởng đối với một nhà trường THPT chuyên là rất nhiều, song chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý của hiệu trưởng đối với trường THPT Chuyên Sơn La - một trường THPT chuyên ở một tỉnh miền núi khó khăn, mới được thành lập.

    Điều đó đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài:

    “Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La ”.

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.

    Trên cơ sở vận dụng các kiến thức về khoa học quản lý vào nghiên cứu thực trạng công tác quản lý của hiệu trưởng trường THPT Chuyên Sơn La; tập trung nghiên cứu sâu về các nội dung quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy - học, đối chiếu so sánh với các trường THPT trong tỉnh và một số trường chuyên ở các tỉnh bạn, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng để nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La.

    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.

    3.1. Đối tượng nghiên cứu.

    Công tác quản lý của hiệu trưởng trường THPT Chuyên Sơn La.

    3.2. Khách thể nghiên cứu.

    Quản lý nhà trường ở trường THPT Chuyên Sơn La.


    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

    Quản lý của Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Sơn La từ năm 2000 đến 2005.

    Trong đó nghiên cứu sâu về các vấn đề sau:

    + Quản lý quá trình dạy – học và giáo dục của Nhà trường THPT Chuyên Sơn La.

    + Quản lý đội ngũ giáo viên, học sinh của Nhà trường.

    + Một số hoạt động quản lý khác có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy – học và giáo dục trong nhà trường THPT Chuyên Sơn La.

    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

    5.1. Nghiên cứu tổng quan về lý luận quản lý, quản lý của hiệu trưởng trong nhà trường và nhà trường THPT chuyên. Trong đó đi sâu về các nội dung:

    - Một số quan niệm cơ bản về các vấn đề:

    .) Quản lý và các chức năng quản lý .

    .) Quản lý của hiệu trưởng một nhà trường.

    .) Chất lượng Giáo dục của một nhà trường THPT và trường THPT chuyên.

    - Nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng nhân tài đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trước xu thế hội nhập.

    - Vai trò của hệ thống trường chuyên trong “phục vụ nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài”.

    5.2. Đánh giá thực trạng về công tác quản lý của hiệu trưởng đối với trường THPT Chuyên Sơn La.

    5.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng để nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Chuyên Sơn La.

    5.4. Thử nghiệm tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất.

    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

    6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận, tham khảo tài liệu: Nghiên cứu các văn bản về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là về hệ thống trường chuyên; các báo cáo tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm về giáo dục của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Sơn La và trường THPT Chuyên Sơn La; các tài liệu, giáo trình về khoa học sư phạm, khoa học quản lý; các văn bản pháp luật hiện hành về giáo dục và đào tạo; các điều lệ, nội qui, qui chế trong giáo dục - đào tạo .

    6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

    + Phương pháp quan sát: quan sát công tác quản lý của hiệu trưởng trường THPT Chuyên Sơn La. Quan sát việc quản lý giáo viên và hoạt động dạy của họ, quan sát việc quản lý học sinh và hoạt động học. Quan sát việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra của hiệu trưởng đối với các lĩnh vực khác trong nhà trường .

    + Phương pháp phỏng vấn: trao đổi với các cán bộ quản lý giáo dục ở Sở Giáo dục - Đào tạo Sơn La, các hiệu trưởng, hiệu phó một số trường THPT trong tỉnh, một số hiệu trưởng, hiệu phó trường THPT chuyên về công tác quản lý của hiệu trưởng. Trao đổi với giáo viên và học sinh trong nhà trường THPT Chuyên Sơn La.

    + Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xin ý kiến khảo sát đối với cán bộ quản lý giáo dục, các giáo viên trực tiếp giảng dạy trong trường THPT Chuyên Sơn La.

    6.3 Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến về tính khả thi của các giải pháp của một số đối tượng sau: Cán bộ quản lý giáo dục trong tỉnh; các chuyên gia xây dựng chương trình giáo dục; giáo viên dạy trường chuyên của một số tỉnh khác như: Nam Định, Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình, Hoà Bình

    6.4 Phương pháp thống kê.








    7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN.

    Luận văn gồm:

    * Mở đầu

    * Chương I

    Một số vấn đề lý luận.

    * Chương II

    Thực trạng công tác quản lý của hiệu trưởng trường THPT Chuyên Sơn La.

    * Chương III

    Một số giải pháp cơ bản tăng cường hiệu quả quản lý của hiệu trưởng để nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La.


    * Kết luận và kiến nghị.

    * Danh mục các tài liệu tham khảo.

    * Phụ lục: mẫu phiếu trưng cầu ý kiến.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...