Luận Văn Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Lào

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt

    Lời nói đầu

    1. sự cần thiết của đề tài:
    Thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đại hội Đảng toàn Quốc đã đề ra, gần 20 năm qua nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển toàn diện, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế-chính trị-xã hội-an ninh quốc phòng. Thực chất công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng lãnh đạo đó là chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập chung bao cấp sang vận hành cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Hệ thống ngân hàng cũng đổi mới sâu sắc và toàn diện đã trở thành một trong những ngành đi đầu trong sự nghiệp đổi mới và đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Hoạt động ngày càng năng động và sáng tạo hơn, cơ chế chính sách cũng dần được hoàn thiện và đồng bộ, đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định tiền tệ, lạm phát được kiểm soát một cách hợp lý, giá trị đồng tiền ổn định.
    Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua cũng còn gặp không ít khó khăn trong việc đầu tư tín dụng. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh là điều tất yếu, song rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng nó không những gây ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh hoạt động của Ngân hàng thương mại mà còn ảnh hưởng tới toàn ngành Ngân hàng, thậm chí còn tác động xấu đến nền kinh tế. Vì vậy việc đề ra các biện pháp để hạn chế ngăn chặn rủi ro trong hoạt động Ngân hàng là cần thiết, đặc biệt là trong kinh doanh tín dụng. Đây không chỉ là mối quan tâm riêng của các NH mà còn là sự quan tâm chung của toàn ngành Ngân hàng. Với những kiến thức lý luận cơ bản tiếp thu tại trường và khảo sát thực tế trong thời gian thực tập tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt. Nhận thức rõ tính cấp thiết của vấn đề, ý thức trách nhiệm với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng liên doanh Lào-Việt. Em đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
    2. mục đích nghiên cứu của đề tài:
    Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề tín dụng Ngân hàng, đánh giá thực trạng thực tế ở Ngân hàng liên doanh Lào-Việt để đề xuất những giảI pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng ở Ngân hàng liên doanh Lào-Việt.
    3. đối tượng nghiên cứu:
    đối tựơng nghiên cứu của khoá luận là rủi ro tín dụng và rủi ro tín dụng ở Ngân hàng liên doanh Lào-Việt.
    4. phương pháp nghiên cứu:
    Khoá luận sử dụng kết hợp một số phương pháp: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp khảo nghiệm tổng kết thực tiễn, phương pháp điều tra, tổng hợp thống kê, phân tích hoạt động kinh tế và xử lý hệ thống.
    5. kết cấu khoá luận:
    Nội dung khoá luận được kết cấu thành 3 chương:
    Chươngi: Rủi ro và những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng.
    Chươngii: thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt.
    Chươngiii: Một số giảI pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt.
    Em muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro để nâng cao chất lượng tín dụng làm cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói chung và Ngân hàng liên doanh Lào-Việt nói riêng thực sự có hiệu quả. Ngân hàng không chỉ đứng vững mà ngày càng phát triển xứng đáng với vai trò và vị trí của mình.
    Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành bài viết một cách tốt nhất song quá trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề là quá trình nghiên cứu lý luận cơ bản áp dụng vào thực tiễn muôn màu muôn vẻ nên không sao tránh khỏi những thiếu sót. Do đó em mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong khoa và các cô chú, anh chị tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt để em có thể hoàn thiện hơn những kiến thức cơ bản và thực tiễn của mình.
    Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đặc biệt là PGS TS Nguyễn Văn Tiến cùng với các cô chú, anh chị đang công tác tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài này.
    Mục lục
    Lời nói đầu 1
    Chương i: Rủi ro và những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng. 3
    1.1-một số vấn đề cơ bản về NHTM: 3
    1.1.1-Khái niệm NHTM: 3
    1.1.2-Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường: 3
    1.1.3-Rủi ro trong kinh doanh của NHTM: 5
    1.2-một số vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng: 8
    1.2.1-Khái niệm của tín dụng ngân hàng: 8
    1.2.2-Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế : 10
    1.2.3-Các hình thức tín dụng ngân hàng: 10
    1.3 – rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTM: 11
    1.3.1-Khái niệm đặc điểm rủi ro tín dụng: 12
    1.3.2-Phân loại rủi ro trong kinh doanh tín dụng: 12
    1.3.3- Nguyên nhân gây rủi ro trong kinh doanh tín dụng của NHTM: 14
    1.3.4-Hậu quả của rủi ro tính dụng: 16
    1.3.5- Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng NHTM: 16
    Chươngii: Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh lào-việt, chi nhánh hà nội. 24
    2.1-kháI quát về ngân hàng liên doanh lào-việt, chi nhánh hà nội (lvb, chi nhánh hà nội) 24
    2.1.1- Quá trình thành lập và cơ cấu tổ chức của LVB, chi nhánh Hà Nội: 24
    2.1.2-Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tại LVB, chi nhánh Hà Nội: 30
    2.2-thực trạng rủi ro tín dụng tại lvb, chi nhánh hà nội: 36
    2.2.1-Tình hình nợ quá hạn tại LVB, chi nhánh HN: 36
    2.2.2-Một số tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại LVB, chi nhánh Hà Nội: 39
    2.2.3-Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại LVB, chi nhánh HN: 41
    Chươngiii: Một số giảI pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại lvb, chi nhánh hà nội 43
    3.1-mục tiêu, định hướng hoạt động tín dụng của lvb, chi nhánh hà nội trong năm 2006: 43
    3.1.1-Các yếu tố chi phối hoạt động kinh doanh năm 2007: 43
    3.1.2-Mục tiêu phát triển kinh doanh năm 2007: 44
    3.1.2.1-Mục tiêu chung: 44
    3.1.2.2-Mục tiêu cụ thể: . 46
    3.2-những giảI pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh của lvb, chi nhánh hà nội: 47
    3.2.1-Tăng cường công tác tổ chức đào tạo cán bộ và củng cố mạng lưới hoạt động: 47
    3.2.2-Tăng cường công tác thu thập thông tin và xử lý thông tin: 48
    3.2.3-Linh hoạt sáng tạo trong xử lý nghiệp vụ: 49
    3.2.4-Phân tán rủi ro tín dụng: 49
    3.2.5-Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay: 51
    3.2.6-Xử lý nợ khó đòi: 52
    3.2.7-Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát: 54
    3.2.8- Quan tâm tới điều kiện an toàn tín dụng: 55
    3.2.9-Tăng cường mối quan hệ với cấp uỷ, chính quyền địa phương: 55
    3.3- Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giảI pháp: 56
    3.3.1- Đối với ngân hàng Nhà nước: 56
    3.3.2-Đối với LVB, chi nhánh Hà nội: 58
    Kết luận 60

    Danh mục tài liệu tham khảo 61
     
Đang tải...