Tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán xuất khẩu tại vietcombank chi nhánh bình tây

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI VIETCOMBANK CHI NHÁNH BÌNH TÂY

    ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
    Khoa Quản Trị Kinh Doanh


    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



    ĐỀ TÀI :
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP PH̉NG NGỪA RỦI RO TRONG THANH TOÁN XUẤT KHẨU
    BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
    TẠI VIETCOMBANK CHI NHÁNH B̀NH TÂY



    GVHD : TS PHAN QUAN VIỆT
    SVTH : TRIỆU THỊ KHÁNH HÀ
    MSSV : 05067790
    KHÓA : 2005 – 2009

    TPHCM – THÁNG 6/2009
    NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP – VIETCOMBANK B̀NH TÂY





    Ngày Tháng Năm 2009
    NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN





    Ngày Tháng Năm 2009

    NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN






    Ngày tháng năm 2009

    LỜI CẢM ƠN

    Để hoàn thành bài luận văn này,tôi xin bày tỏ ḷng cảm ơn sâu sắc đối với gia đ́nh nhất là Ba Mẹ,người luôn bên cạnh và hỗ trơï hết mực về vật chất lẫn tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học tập.
    Tôi xin chân thành cảm ơn tới quư thầy cô khoa quản trị kinh doanh trường Đại học Hồng Bàng đă trang bị vốn kiến thức quư báu cho tôi trong quá tŕnh học tập.
    Tôi vô cùng biết ơn thầy Phan Quan Việt đă tận t́nh hướng dẫn,giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thưïc hiện bài luận văn này.
    Xin cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh B́nh Tây,các anh chị pḥng Thanh Toán Quốc Tế–Đặc biệt là anh Hưng,anh Khánh đă nhiệt t́nh giúp đỡ,cung cấp tài liệu,truyền đạt kinh nghiệm,tạo điều kiện tốt cho tôi trong quá tŕnh thực tập tại ngân hàng.
    Tôi cũng gởi lời cảm ơn đến các bạn đă giúp đỡ,động viên tôi.
    Sau cùng,kính chúc Quư thầy cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Hồng Bàng,Ban Giám Đốc, các cô chú, anh chị trong ngân hàng được nhiều sức khỏe và thành công.
    Dù đă cố gắng hết sức nhưng do kiến thức c̣n hạn chế,luận văn khó tránh khỏi những sai sót.Người viết rất mong sự cảm thông và góp ư từ quư thầy cô.


    Sinh Viên
    Triệu Thị Khánh Hà
    MỤC LỤC
    Lời mở đầu

    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Chương 1 : Lí luận cơ bản về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và rủi ro trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ 14
    1.1 Giới thiệu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ .14
    1.1.1 Thư tín dụng ( Letter of Credit – L/C ) .14
    1.1.1.1 Khái niệm .14
    1.1.1.2 Bản chất của L/C .14
    1.1.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 15
    1.1.2.1 Khái niệm 15
    1.1.2.2 Các bên tham gia 15
    1.1.2.3 Quy tŕnh nghiệp vụ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 17
    1.1.2.4 Các loại L/C 19
    1.1.2.5 Những quy tắc quốc tế áp dụng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 24
    1.2 Rủi ro đối với ngân hàng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng tư ø 25
    1.2.1 Khái niệm về rủi ro .25
    1.2.2 Rủi ro đối với ngân hàng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 26
    1.2.2.1 Rủi ro tác nghiệp .26
    1.2.2.2 Rủi ro tín dụng 27
    1.2.2.3 Rủi ro về ngân hàng 27
    1.2.2.4 Rủi ro pháp lư 27
    1.2.2.5 Rủi ro quốc gia 28
    1.2.2.6 Rủi ro về đạo đức 28
    1.3 Kinh nghiệm một số ngân hàng trên thế giới về hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ .28
    Chương 2 : Thực trạng rủi ro trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức thanh toán tín duïng chứng từ tại Vietcombank–B́nh Tây 30
    2.1 T́nh h́nh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 30
    2.2 Thực trạng rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ xuất khẩu tại Vietcombank – B́nh Tây 33
    2.2.1Giới thiệu về ngân hàng ngoại thương Việt Nam và chi nhánh Vietcombank B́nh Tây . 33
    2.2.2T́nh h́nh họat động thanh toán tín dụng chứng từ xuất khẩu tại Vietcombank–B́nh Tây . 41
    2.2.3 Quy tŕnh nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín duïng chứng từ tại Vietcombank–B́nh Tây . 47
    2.2.3.1 Nhận và thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C–xác nhận L/C 47
    2.2.3.2 Thương lượng và gởi chứng từ đi đ̣i tiền-chiết khấu 49
    2.2.3.3 Theo dơi và tra soát việc thanh toán chứng từ L/C 52
    2.2.3.4 Thanh toán L/C xuất khẩu 52
    2.2.3.5 Lưu hồ sơ . 53

    2.2.4 Nhận diện rủi ro qua hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín duïng chứng từ tại Vietcombank–B́nh Tây . 53
    2.2.4.1 Vai tṛ là ngân hàng thông báo .53
    2.2.4.2 Vai tṛ là ngân hàng xác nhận 55
    2.2.4.3 Vai tṛ là ngân hàng chuyển chứng từ 56
    2.2.4.4 Vai tṛ là ngân hàng thương lượng–Chiết khấu 57

    2.2.5 Nguyên nhân rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín duïng chứng từ tại Vietcombank–B́nh Tây . . 64
    2.2.5.1 Nguyên nhân chủ quan .64
    2.2.5.2 Nguyên nhân khách quan 64
    2.2.5.3 Nguyên nhân xuất phát từ tính chất của các mặt hàng xuất khẩu 65
    2.2.6 Quản lư rủi ro trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank–B́nh Tây 67

    Chương 3:Giải pháp pḥng ngừa rủi ro trong thanh toán xuất khẩu bằng tín dụng chứng từ tại Vietcombank–B́nh Tây 67
    Kết luận
    Phụ lục






    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    B/L:Bill of Lading–Vận đơn đường biển
    ICC:International Chamber of Commerce–Pḥng thương mại quốc tế
    ISBP:International Standard Banking Practice–Quy tắc thực hành ngân hàng chuẩn quốc tế
    L/C:Letter of Credit – Tín dụng thư
    NH:Ngân hàng
    NHNTVN:Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
    VCB:Vietcombank
    NHTM:Ngân hàng thương mại
    NHTB:Ngân hàng thông báo
    NHPH:Ngân hàng phát hành
    NHXN:Ngân hàng xác nhận
    NHTW:Ngân hàng Trung Ương
    SWIFT:Society for Worldwide Interbank Finance Telecommunication–Hệ thống truyền tin điện tử liên ngân hàng
    T/T:Telegraphic Transfer-Chuyển tiền bằng điện
    UCP:Uniform Customs and Practice for Document Credits–Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ



    DANH MỤC CÁC BẢNG , SƠ ĐỒ , BIỂU ĐỒ


    Trang
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Sơ đồ 1:Quy tŕnh nghiệp vụ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ[/TD]
    [TD]17[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam từ năm 2001 – 2008[/TD]
    [TD]30[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 2.1 : Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam từ năm 2001-2008[/TD]
    [TD]30[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]H 2.2 Cơ cấu tổ chức VCB – B́nh Tây[/TD]
    [TD]37[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.2 Cơ cấu các phương thức thanh toán tại VCB B́nh Tây[/TD]
    [TD]42[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các phương thức thanh toán tại VCB B́nh Tây[/TD]
    [TD]43[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.3: Doanh số thanh tóan L/C của VCB B́nh Tây
    [/TD]
    [TD]43[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 2.3 Doanh số thanh tóan L/C của VCB B́nh Tây[/TD]
    [TD]44[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.4 Kim ngạch thông báo và thanh tóan L/C xuất khẩu[/TD]
    [TD]45[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 2.4b Kim ngạch thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu[/TD]
    [TD]46[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]






    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.Lí do chọn đề tài
    Sau 2 năm Việt Nam gia nhập tổ chưùc thương mại thế giới (WTO),hệ thống các ngân hàng Việt Nam đă có sự chuyển ḿnh thích ứng với thị trường. Hầu hết ngân hàng thương mại đều đạt được sự tăng trưởng cao cả veà quy mô và loại h́nh hoạt động,đóng góp nhiều hơn và chủ động hơn vào sự phát triển chung của nền kinh tế.Cùng với quá tŕnh hội nhập quốc tế,hoạt động ngoại thương của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.Đó là yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của dịch vụ thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam.
    Trước những thánh thức của tiến tŕnh hội nhập kinh tế Thế giới, những năm gần đây,Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) không ngừng cải tiến về các mặt hoạt động,tạo sự chuyển hoá mạnh mẽ cả về lượng và về chất,tiếp tục giữ vững vị trí là một trong những Ngân hàng Thương mại Nhà Nước hàng đầu,có uy tín trên thị trường trong nước và thị trường thế giới .
    Thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động chính của các NHTM đặc biệt là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.Dịch vụ này mang lại cho các ngân hàng nguồn lợi nhuận đáng kể.Thông qua các hoạt động thanh toán quốc tế,các ngân hàng có thể phát triển các nghiệp vuï khác như mua bán ngoại tệ,bảo lănh,tài trợ xuất nhập khẩu.Hơn thế nữa,hoạt động thanh toán quốc tế c̣n nâng cao uy tín và h́nh ảnh của các ngân hàng Việt Nam trên trường quốc tế.
    Trong những phương thức thanh toán quốc tế được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam ưa chuộng hơn cả như phương thức Tín dụng chứng từ,Nhờ thu, Chuyển tiền th́ phương thức Tín dụng chứng từ là phổ biến khi các nhà xuất khẩu chưa tin vào khả năng và uy tín của nhà nhập khẩu bởi việc thanh toán đă được đảm bảo bởi ngân hàng phát hành.
    Tuy nhiên,phương thức Tín dụng chứng từ vẫn chưa hoàn toàn ưu việt.Rủi ro vẫn có thể xảy ra cho nhà xuất khẩu vaø cả ngân hàng phục vụ họ.V́ vậy với vai tṛ là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ việc đối diện với rủi ro là điều không tránh khỏi tại bất cứ ngân hàng nào trong đó có ngân hàng Vietcombank–B́nh Tây.
    Do đó để pḥng tránh được rủi ro cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng của dịch vụ thanh toán xuất khẩu bằng tín dụng chứng từ,ngân hàng Vietcombank–B́nh Tây cần xác định rủi ro có thể gặp và nguyên nhân gây ra rủi ro đó để đưa ra giải pháp pḥng ngừa rủi ro phù hợp.Đó là lí do người viết chọn đề tài“Một số giải pháp pḥng ngừa rủi ro trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Vietcombank–B́nh Tây“.
    2.Mục tiêu nghiên cứu
    - Nêu thực trạng hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín duïng chứng từ tại Vietcombank–chi nhánh B́nh Tây.
    - Phân tích những rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng qua hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức Tín dụng tín dụng chứng từ tại Vietcombank–chi nhánh B́nh Tây.
    - Trên cơ sở những rủi ro đă xác định t́m ra những giải pháp pḥng ngừa rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín duïng chứng từ tại Vietcombank–chi nhánh B́nh Tây.
    3.Phạm vi,đối tượng nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu:hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín duïng chứng từ tại Vietcombank–chi nhánh B́nh Tây.
    Đối tượng nghiên cứu:những rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng trong dịch vụ thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ.
    4.Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thống kê:
    + Các tài liệu về môn học Thanh toán quốc tế.
    + Thu thập tài liệu liên quan đến hoạt động xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank–chi nhánh B́nh Tây và Vietcombank Việt Nam,quy tŕnh thanh toán xuất nhập khẩu theo h́nh thức tín dụng chứng từ trong hệ thống ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam,các tạp chí của NHNTVN.
    + Các ấn phẩm liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ của ICC.
    - Phương pháp tổng hợp:
    Đúc kết từ thực tiễn kết hợp với lư luận để đưa ra giaûi pháp cho vấn đề đặt ra.
    5.Kết cấu của luận văn
    Luận văn gồm các phần:
    Phần mở đầu
    Chương 1:
    Lư luận cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ và rủi ro.
    Chương 2:
    Thực trạng rủi ro trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín duïng chứng từ tại Vietcombank–chi nhánh B́nh Tây.
    Chương 3:
    Một số giải pháp pḥng ngừa rủi ro trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank–chi nhánh B́nh Tây.
    Kết luận:





















    CHƯƠNG 1:LƯ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO.
    1.1 Giới thiệu về phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ.
    1.1.1 Thư tín dụng ( Letter of Credit – L/C )
    1.1.1.1 Khái niệm
    L/C là một văn bản pháp lư trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả tiền cho người thụ hưởng một số tiền nhất định,trong một thời hạn nhất định với điều kiện là người này phải xuất tŕnh bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C.
    Trong ngoại thương,người yêu cầu ngân hàng phát hành L/C là người mua hàng (nhà nhập khẩu) và người thụ hưởng là người bán hàng (nhà xuất khẩu).
    Thuật ngữ tín dụng–Credit ở đaây được dùng theo nghĩa rộng,nghĩa là tín nhiệm chứ không phải để chỉ một khoản vay theo nghĩa thông thường.Điều này thể hiện rơ trong trường hợp khi ngườøi nhập khẩu kư quỹ 100% trị giá L/C,th́ thực chất ngân hàng không cấp bất cứ một khoản tín dụng mà chỉ cho người nhập khẩu“ vay“sự tín nhiệm của ḿnh.Ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu không hề kư quỹ th́ một khoản tín dụng thực sự chỉ xảy ra khi ngân hàng phát hành L/C tiến hành trả tiền cho nhà xuất khaåu và ghi Nợ nhà nhập khẩu.
    1.1.1.2Bản chất của L/C
    L/C được h́nh thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán,nhưng sau khi được thiết lập,nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này.Khi người bán xuất tŕnh bộ chứng từ phù hợp về mặt h́nh thức với những điều khoản quy định trong L/C,th́ ngân hàng phát hành L/C phải trả tiền cho người bán,mặc dù trên thực tế hàng hoá có thể không đúng như đă ghi trên chứng từ.Như vậy,việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào t́nh h́nh thực tế của hàng hoá;nếu hàng hoá không khớp với chứng từ,th́ hai bên mua bán trưïc tiếp giải quyết với nhau.Trong thực tế, người mua có thể sử dụng L/C để cụ thể hoá,chi tiết hoá hoặc bổ sung những điều khoản mà hợp đồng thương mại c̣n sót,ngoài ra c̣n để đính chính,sửa chữa những nội dung bất lợi trong hợp đồng ngoại thương.
    1.1.2 Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ
    1.1.2.1 Khái niệm
    Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ (Document Credit) là phương thức,trong đó,theo yêu cầu của khách hàng,một ngân hàng sẽ phát hành một bưùc thư gọi là thư tín dụng (Letter of Credit –L/C) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất tŕnh cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoaûn quy định trong thư tín dụng.
    Từ khái niệm trên cho thấy,phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ có thể được áp dụng trong nội thương và ngoại thương.Trong ngoại thương,theo yeâu cầu của người nhập khẩu,ngân hàng phát hành một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.Ngân hàng phát hành sẽ trả tiền cho người xuất khẩu khi người xuất khẩu xuất tŕnh bộ chứng từ phù hợp với điều kiện và điều khoản của thư tín dụng.
    1.1.2.2 Các bên tham gia
    Một giao dịch thanh toán bằng phương thức Tín dụng chứng từ thường có boán bên tham gia chính sau đây:
    · Người xin mở L/C (Applicant):là người yêu cầu ngân hàng phục vụ ḿnh phát hành một L/C.Tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà người xin mở L/C có thể có những tên gọi khác nhau như:người mua (buyer),người nhập khẩu (importer),người mở L/C (opener),người trả tiền (accountee).
    · Người thụ hưởng L/C (Beneficiary):theo quy định của L/C,là người đựơc hưởng số tiền thanh toán của L/C.Tùy hoàn cảnh cụ thể mà người thụ hưởng L/C có thể có những tên gọi khác nhau như:người bán (seller),người xuất khẩu (exporter),người kư phát hối phiếu (drawer) .
    · Ngân hàng phát hành L/C (Issuing bank) hay ngân hàng mở L/C (Opening bank):là ngân hàng theo yêu cầu của ngườiø nhập khẩu phát hành L/C cho người xuất khẩu hưởng.Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thoả thuận và quy định trong hợp đồng mua bán.Nếu không có sự thoả thuận trước th́ người xin mở L/C tự chọn.
     
Đang tải...