Chuyên Đề Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát t

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế xã hội đất nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, mọi mặt đời sống xã hội được cải thiện, chúng ta đã kýđược hiệp định thương mại Việt - Mỹ và đang trong quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Vì vậy, trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam đang là những thời cơ và thách thức mới đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn trong cạnh tranh. Không nằm ngoài xu thế chung đó, ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Tây nói riêng cũng có những thời cơ và thách thức trong tình hình mới.
    Thực tế cho thấy, môi trường kinh doanh ngân hàng trong thời gian qua ngày càng trở nên khó khăn, lãi suất trên thị trường thế giới liên tục giảm gây áp lực lên hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mặt khác, bản thân các ngân hàng trong nước cũng có sự cạnh tranh quyết liệt với nhau nên càng gây ra nhiều khó khăn, buộc các ngân hàng phải nới lỏng các yêu cầu khi cho vay cũng như cắt giảm lãi suất sẽ tạo ra nhiều nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và do đó gián tiếp ảnh hưởng đến các ngân hàng. Các doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận có thể sử dụng vốn vay của ngân hàng không đúng mục đích hoặc đầu tư không hiệu quả, thu nhập không đủ bù đắp chi phí . dẫn đến không thể trả được nợ ngân hàng khi đến hạn, tất cả những điều đó đều có thể gián tiếp gây ra rủi ro cho ngân hàng đặc biệt là rủi ro đối với hoạt động tín dụng. Vì vậy, trong thời gian tới việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là thực sự có ý nghĩa và luôn là một đề tài bức xúc đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tìm được các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng để tăng hiệu quả trong kinh doanh ngân hàng là mong muốn của tất cả các nhà kinh doanh tiền tệ khi phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt, giành giật thị phần để mang lại lợi nhuận.
    Nhận thức được điều đó, cùng với mong muốn sử dụng những kiến thức đã học cũng như các kết quả quan sát học hỏi từ thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Hà Tây
    Mục đích nghiên cứu của luận văn:
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
    - Khảo sát thực trạng và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh tỉnh Hà Tây trong giai đoạn hiện nay.
    - Đề suất vàđưa ra một số giải pháp và kiến nghị góp phần phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung vàđối với chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Tây nói riêng.
    Kết cấu của luận văn bao gồm 3 phần:
    Chương I: Những vấn đề lý luận chung về rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại.
    Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Tây.
    Chương III: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Tây.




    MỤCLỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    DANHMỤCCÁCTỪVIẾTTẮT 3
    CHƯƠNG I: NHỮNGVẤNĐỀLÝLUẬNCHUNGVỀRỦIROTRONGHOẠTĐỘNGTÍNDỤNGCỦANGÂNHÀNGTH¬ƯƠNGMẠI 4

    1.1 Hoạt động kinh doanh tín dụng và những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại. 4
    1.1.1 Hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng thương mại 4
    1.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 4
    1.1.1.2 Đặc trưng và vai trò của tín dụng ngân hàng 6
    1.1.2 Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng của NHTM. 8
    1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 9
    1.1.2.2 Đặc điểm rủi ro tín dụng 10
    1.1.2.3 Dấu hiệu rủi ro tín dụng 11
    1.1.2.4 Hậu quả rủi ro tín dụng 12
    1.1.2.5 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 14
    1.2 Nguyên nhân rủi ro tín dụng và biện pháp phòng ngừa, hạn chế 16
    1.2.1 Nguyên nhân rủi ro tín dụng 16
    1.2.1.1 Nguyên nhân khách quan 17
    1.2.1.2 Nguyên nhân chủ quan 20
    1.2.2 Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 23
    1.2.2.1 Xây dựng các nguyên tắc vàđiều kiện đảm bảo tín dụng. 23
    1.2.2.2 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng 24
    CHƯƠNG II: THỰCTRẠNGRỦIROTÍNDỤNGTẠICHINHÁNH
    NGÂNHÀNGĐẦUTƯVÀPHÁTTRIỂNTỈNHHÀTÂY 30

    2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây 30
    2.1.1 Môi trường kinh doanh của NHĐT&PT Chi nhánh tỉnh Hà Tây 30
    2.1.1.1 Một sốđặc điểm kinh tế của Hà Tây 30
    2.1.1.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn. 32
    2.1.1.3 Mảng thị trường ngân hàng hướng tới 34
    2.1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây 35
    2.1.2.1 Khái quát chung về chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây 35
    2.1.2.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. 38
    2.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHĐT&PT Hà tây. 44
    2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà tây 44
    2.2.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây 46
    2.2.2.1 Thực trạng chung về rủi ro tín dụng thông qua diễn biến NQH. 44
    2.2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng thể hiện qua NQH phân theo loại tín dụng 47
    2.2.2.3 Rủi ro tín dụng phân theo ngành kinh tế 48
    2.2.2.4 Rủi ro tín dụng phân theo thành phần kinh tế 50
    2.2.2.5Rủi ro tín dụng thể hiện qua NQH phân theo thời gian quá hạn 50
    2.2.2.6 Rủi ro tín dụng thể hiện qua NQH phân theo tính chất tiền tệ 51
    2.2.2.7 Rủi ro tín dụng phân theo tài sản bảo đảm trong cho vay 52
    2.2.2.8 Trích dự phòng rủi ro tín dụng. 53
    2.2.2.9 Rủi ro tín dụng được phản ánh qua nợ xấu: 54
    2.3 Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây. 55
    2.3.1 Đánh giá chung về rủi ro tín dụng tại chi nhánh 55
    2.3.2 Những yếu tố dẫn đến nợ quá hạn tại Chi nhánh 56
    2.3.2.1 Từ phía khách hàng 56
    2.3.2.2 Từ phía ngân hàng 56
    2.3.3 Thực tế phòng ngừa, rủi ro tín dụng và các biện pháp xử lý của Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây khi xuất hiện rủi ro tín dụng 56
    2.3.3.1 Thực tế phòng ngừa rủi ro tín dụng ở Chi nhánh. 56
    2.3.3.2 Biện pháp xử lý các khoản rủi ro tín dụng 60
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH HÀ TÂY 63
    3.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của chi nhánh NHĐT&PT Hà tây 63
    3.1.1 Định hướng chung 63
    3.1.2 Một số chỉ tiêu cụ thể của chi nhánh phấn đấu đạt năm 2006 64
    3.2 Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà tây. 65
    3.2.1 Phân tích khách hàng thường xuyên và chủđộng 66
    3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định 68
    3.2.3 Thực hiện đúng quy trình tín dụng 68
    3.2.4 Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ 69
    3.2.5. Thường xuyên chăm lo đến khách hàng 70
    3.2.6 Nâng cao hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro, dự báo rủi ro tiềm ẩn. 71
    3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 72
    3.2.8 Thực hiện bảo hiểm tín dụng. 72
    3.2.9 Khai thác có hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng 74
    3.2.10 Phát huy vai trò tư vấn của chi nhánh. 75
    3.2.11 Tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. 75
    3.2.12 Xây dựng các hệ thống tín dụng 76
    3.3 Một số kiến nghị 78
    3.3.1 Kiến nghịđối với Chính phủ 78
    3.3.2 Kiến nghịđối với Ngân hàng Nhà nước 82
    3.3.3 Kiến nghịđối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam 83
    3.3.4. Đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây 84
    KẾTLUẬN 86
    TÀILIỆUTHAMKHẢO 87
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...