Luận Văn Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NH thương mại cổ phần Á Châu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1
    Tổng quan về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng
    ngân hàng
    1.1 Hoạt động tín dụng
    1.1.1 Khái niệm

    Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay
    (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và
    các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng
    trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô
    điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
    Căn cứ theo khoản 01 Điều 03 của Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối
    với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
    31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Cho vay là một hình thức cấp
    tín dụng, theo đó Tổ chức Tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để
    sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có
    hoàn trả cả gốc và lãi.”
    Căn cứ theo Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX đã được
    Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ hai thông
    qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm
    1998 thì “Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, vốn
    huy động để cấp tín dụng”
    Căn cứ theo Điều 49 của Luật này về “Cấp tín dụng” thì Tổ chức tín dụng được
    cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương
    phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác
    theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
    1.1.2 Bản chất
    Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở
    hoàn trả và có các đặc trưng sau:
    - Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là
    cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản).
    - Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản
    cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn.
    Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng.
    - Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách
    khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.
    - Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở bên đi vay
    cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
    1.1.3 Phân loại hoạt động tín dụng
    Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên
    một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để
    thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín
    dụng. Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau đây:
    - Dựa vào mục đích của cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các
    loại sau:
    + Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.
    + Cho vay tiêu dùng cá nhân.
    + Cho vay mua bán bất động sản.
    + Cho vay sản xuất nông nghiệp.
    + Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
    - Dựa vào thời hạn cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại
    sau:
    cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.
    + Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 1 đến 5 năm. Mục đích của
    loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.
    + Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại
    cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.
    - Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, hoạt động tín dụng có thể phân
    chia thành các loại sau:
    + Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố
    hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay
    vốn để quyết định cho vay.
    + Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay
    như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
    - Dựa vào phương thức cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các
    loại sau:
    + Cho vay theo món vay: là loại cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ
    chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
    + Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại cho vay mà tổ chức tín dụng và khách
    hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời
    gian nhất định.
    + Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa
    thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản
    thanh toán của khách hàng.
    - Dựa vào xuất xứ tín dụng, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại
    sau:
    + Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng
    thời người đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...