Thạc Sĩ Một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của việt nam đến năm 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Lục

    Nội dung Trang
    Danh mục chữ viết tắt
    Mở đầu 1
    Chương 1. Tổng quan về thị trường cao su tự nhiên thế giới
    4
    1. Tình hình cung cầu, giá cả trên thị trường cao su tự nhiên thế giới 4
    1.1. Tình hình thị trường cao su tự nhiên thế giới trong những năm qua 4
    1.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên của các nước cung
    cấp chính
    8
    1.3. Động thái giá cả 12
    2. Thị trường các nước nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu 18
    2.1. Thị trường Trung Quốc 20
    2.2. Thị trường Hoa Kỳ 22
    2.3.Thị trường EU 23
    2.4.Thị trường Hàn Quốc 26
    3. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển thị trường và xuất khẩu
    cao su tự nhiên
    27
    3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 27
    3.2. Kinh nghiệm của Inđônêxia
    32
    3.3. Kinh nghiệm của Malaixia
    33
    3.4. Bài học rút ra cho Việt Nam
    36
    Chương 2. thực trạng sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam
    40
    1. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam
    40
    1.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên
    40
    1.2. Thực trạng xuất khẩu
    43
    1.3. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên
    51
    2. Thực trạng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam sang một số thị
    trường
    60
    2.1. Thực trạng xuất khẩu cao su tự nhiên sang thị trường Trung Quốc
    6
    1
    2.2. Thực trạng xuất khẩu cao su tự nhiên sang thị trường Hoa Kỳ 64
    2.3. Thực trạng xuất khẩu cao su tự nhiên sang thị trường EU 66
    2.4. Thực trạng xuất khẩu cao su tự nhiên sang thị trường Hàn Quốc 68
    3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam 69
    3.1. Những kết quả đạt được chủ yếu 69
    3.2. Hạn chế và nguyên nhân 70
    3.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 71
    Chương 3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triểnxuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam
    73
    1. Triển vọng thị trường cao su tự nhiên thế giới và khả năng xuất khẩu
    của Việt Nam
    72
    1.1. Triển vọng thị trường cao su tự nhiên thế giới 73
    1.2. Khả năng sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam 78
    2. Mục tiêu và quan điểm phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên 80
    2.1. Các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể về xuất khẩu cao su tự
    nhiên
    80
    2.2. Một số quan điểm chủ yếu nhằm phát triển xuất cao su tự nhiên của
    Việt Nam
    81
    3. Một số giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su tự
    nhiên của Việt Nam
    83
    3.1. Các giải pháp chung 83
    3.1.1. Giải pháp về nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong quy hoạch và
    định hướng phát triển
    85
    3.1.2. Giải pháp về phát triển thị trường 87
    3.1.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm 88
    3.1.4. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu 90
    3.1.5. Giải pháp nâng cao vai trò của Hiệp hội sản xuất và xuất khẩu cao su 92
    3.1.6. Giải pháp về nguồn nhân lực 93
    3.2. Các giải pháp đối với một số thị trường 94
    3.2.1. Thị trường Trung Quốc 94
    3.2.2. Thị trường Hoa Kỳ 96
    3.2.3. Thị trường EU 98
    3.2.4. Thị trường Hàn Quốc 98
    3.2.5. Các thị trường khác 99

    Kết luận và kiến nghị 101
    Tài liệu tham khảo 104



    Danh Mục bảng biểu, sơ đồ, phụ lục

    Bảng 1.1.Tiêu thụ cao su tự nhiên thế giới 4
    Bảng 1.2. Sản lượng cao su tự nhiên thế giới giai đoạn 1996 -2004 9
    Bảng 1.3. Xuất khẩu cao su tự nhiên thế giới 11
    Bảng 1.4. Nhập khẩu cao su tự nhiên thế giới 1997 - 2004 18
    Bảng 1.5. Nhập khẩu một số sản phẩm cao su tự nhiên chủ yếu 19
    Bảng 1.6. Nhập khẩu cao su tự nhiên của Trung Quốc theo thị trường 20
    Bảng 1.7. Nhập khẩu cao su tự nhiên của Trung Quốc theo nhóm hàng
    năm 2003
    21
    Bảng 1.8. Nhập khẩu cao su tự nhiên của Hoa Kỳ theo nhóm hàng
    năm 2003
    22
    Bảng 1.9. Nhập khẩu cao su tự nhiên của Pháp theo nhóm hàng năm 2003 24
    Bảng 1.10. Nhập khẩu cao su tự nhiên của Đức theo nhóm hàng năm
    2003
    24
    Bảng 1.11. Nhập khẩu cao su tự nhiên của Tây Ban Nha theo nhóm
    hàng năm 2003
    25
    Bảng 1.12. Nhập khẩu cao su tự nhiên của Anh theo nhóm hàng năm
    2003
    25
    Bảng 1.13. Nhập khẩu cao su tự nhiên của Italia theo nhóm hàng năm
    2003
    26
    Bảng 1.14. Nhập khẩu cao su tự nhiên của Hàn Quốc theo nhóm hàng
    năm 2003
    27
    Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cao su tự nhiên của Việt Nam 40
    Bảng 2.2. Tình hình xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam 44
    Bảng 2.3. Xuất khẩu cao su tự nhiên trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
    Việt Nam
    44
    Bảng 2.4. Thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam 45
    Bảng 2.5. So sánh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt
    Nam với các nước trong khu vực
    46
    Bảng 2.6. Thị phần của Việt Nam trên thị trường cao su tự nhiên thế giới 48
    Bảng 2.7. Giá xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam so với các nước

    50
    xuất khẩu khác trong khu vực
    Bảng 2.8. Giá xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam sang các thị trường 50
    Bảng 2.9. Lợi thế so sánh hiển thị về xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt
    Nam
    51
    Bảng 2.10. Tỷ trọng xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Trung
    Quốc
    63
    Bảng 2.11. Tỷ trọng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam sang thị
    trường Hoa Kỳ
    64
    Bảng 2.12. Tỷ trọng xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam sang thị
    trường EU
    67
    Bảng 2.13. Tỷ trọng xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam sang thị
    trường Hàn Quốc
    69
    Bảng 3.1. Dự báo sản xuất cao su tự nhiên thế giới đến năm 2010 74
    Bảng 3.2. Dự báo tiêu thụ cao su tự nhiên thế giới đến năm 2010 74
    Bảng 3.3. Dự báo xuất khẩu cao su tự nhiên thế giới đến năm 2010 75
    Bảng 3.4. Dự báo nhập khẩu cao su thế giới đến năm 2010 76
    Bảng 3.5. Dự báo triển vọng ngành cao su Việt Nam đến 2010 78
    Đồ thị 1.1: Phân bố sản xuất cao su theo khu vực 11
    Đồ thị 1.2. Diễn biến giá cả một số chủng loại cao su tự nhiên chủ yếu 15
    Đồ thị 2.1. Thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam 2004 61
    Đồ thị 2.2. Xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam sang Trung Quốc 61
    Đồ thị 2.3. Xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam sang Hoa Kỳ 64
    Đồ thị 2.4. Xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam sang EU 66
    Đồ thị 2.5. Xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam sang Hàn Quốc 68

    Mở đầu
    Sự cần thiết nghiên cứu đề tài:
    Đại hội IX của Đảng đã xác định chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước
    ta thời kỳ 2001 - 2010, trong đó, mục tiêu phát triển kinh tế là đưa GDP năm 2010
    ít nhất lên gấp đôi năm 2000, xuất khẩu tăng gấp trên 2 lần nhịp độ tăng GDP.
    Triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội IX của Đảng, Bộ Thương mại đã xây dựng
    Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010 ở nước ta và đã được
    Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu bao trùm là nỗ lực gia tăng xuất khẩu
    để thúc đẩy tăng trưởng GDP, phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu 14 - 16%/năm thời
    kỳ đến năm 2010. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu như đã xác định,
    cần mở rộng thị trường và mặt hàng xuất khẩu, giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm
    thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hoá, sản
    phẩm có hàm lượng chất xám và công nghệ cao.
    Cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực
    của Việt Nam. Trong những năm qua, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su
    tự nhiên đã tăng lên nhưng chưa thật ổn định. Thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên
    được mở rộng. Đồng thời với việc duy trì các thị trường truyền thống như Trung
    Quốc, Singapore, Đài Loan, .Việt Nam cũng đã phát triển thêm các thị trường mới
    ở các khu vực châu Âu, Bắc Mỹ. Năm 2004, ngành cao su Việt Nam phát triển
    vượt bậc, vươn tới vị trí thứ 4 chỉ sau Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia về giá trị xuất
    khẩu. Ngành công nghiệp chế biến cao su cũng được xác định là một trong những
    ngành công nghiệp quan trọng nên Nhà nước đã có quy hoạch chung phát triển
    diện tích trồng cây cao su và đã có nhiều cố gắng đầu tư cho khâu chế biến nguyên
    liệu phục vụ xuất khẩu cũng như cho sản xuất trong nước.
    Những năm gần đây, thị trường cao su tự nhiên thế giới phát triển rất đa
    dạng và đặc biệt là thị trường thế giới có nhiều biến động về nhu cầu nhập khẩu
    và giá cả. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành cao su Việt Nam vẫn còn nhiều bất
    cập: chất lượng và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chưa phù hợp với yêu cầu của thị
    trường thế giới, giá xuất khẩu thấp, chưa tạo lập được thị trường ổn định . Mặt
    khác, cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam còn chưa hợp lý,
    còn lệ thuộc quá lớn vào các thị trường châu á. Các khu vực thị trường khác có
    sức mua lớn, giá bán cao và ổn định hơn như EU, Bắc Mỹ chưa chiếm được tỷ
    trọng cao. Công nghệ và trang thiết bị lạc hậu, trình độ quản lý kinh doanh còn
    hạn chế. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển sản xuất và xuất khẩu
    cao su tự nhiên còn nhiều bất cập. Việc định hướng phát triển, phân công và phối
    hợp giữa trồng và khai thác mủ cao su, công nghiệp chế biến mủ và công nghiệp
    sản xuất sản phẩm còn nhiều hạn chế. Những tồn tại trên đây đã gây tác động
    không tốt tới phát triển sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhên theo hướng bền
    vững.
    Để khắc phục những hạn chế đối với sự phát triển của sản xuất và xuất
    khẩu cao su tự nhiên và nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, cần phải
    nghiên cứu, phân tích những yếu tố tác động, đặc điểm và xu hướng phát triển thị
    trường cao su tự nhiên thế giới, dự báo nhu cầu và triển vọng xuất khẩu cao su tự
    nhiên của Việt Nam. Đồng thời còn phải tìm ra những giải pháp nhằm phát triển
    bền vững và nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt
    Nam.
    Vì những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ với tên
    gọi: “Một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến
    năm 2010” là thực sự cần thiết và cấp bách.

    Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
    Những năm gần đây, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
    thôn và một số Bộ, Ngành đã tiến hành nghiên cứu một số đề tài và dự án về
    chính sách và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nói chung
    và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số hàng hoá cụ thể như rau, hoa, quả, hàng
    điện tử tin học, hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản, dệt may Tuy nhiên, chưa có
    đề tài nào nghiên cứu về phát triển xuất khẩu cao su. Trong khuôn khổ của
    Chương trình khoa học công nghệ KC.06 có một đề tài: “Nghiên cứu, điều tra và
    dự báo thị trường xuất khẩu cho một số chủng loại nông, lâm, thuỷ sản”; mã số:
    KC.06.01.NN do Viện Nghiên cứu thương mại chủ trì đã có một chuyên đề
    nghiên cứu về thị trường cao su thế giới và khả năng xuất khẩu của Việt Nam.
    Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của chuyên đề này chỉ dừng ở mức độ thông
    tin tổng quan về thị trường chứ chưa đi vào nghiên cứu thực trạng và các giải
    pháp. Ngoài ra, còn có một số báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài
    về thị trường sản phẩm cao su của một số nước nhưng tính hệ thống và tính cập
    nhật của thông tin còn hạn chế.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    - Tổng quan về cung cầu và đặc điểm thị trường cao su tự nhiên thế giới,
    các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường cao su tự nhiên thế giới và kinh nghiệm của
    một số nước về phát triển thị trường và xuất khẩu cao su tự nhiên.
    - Phân tích và đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về thực trạng sản
    xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam thời kỳ từ 1996 đến nay để tìm
    ra những mặt được, chưa được và nguyên nhân.
    - Đề xuất các giải pháp chung và giải pháp đối với một số thị trường nhằm
    phát triển và nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam thời kỳ
    đến năm 2010.
    Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cung cầu và giá cả trên thị trường thế
    giới đối với cao su tự nhiên, các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu cao su tự nhiên
    của một số thị trường nhập khẩu chủ yếu như Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn
    Quốc và các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Về nội dung: phạm vi nghiên cứu của đề tài là cung cầu, giá cả cao su tự
    nhiên trên thị trường thế giới, các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu cao su tự
    nhiên của một số thị trường nhập khẩu chủ yếu và các giải pháp nhằm phát triển
    xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam
    - Về không gian:
    Trong nước: là phạm vi cả nước, đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành
    phần kinh tế.
    Ngoài nước: Là một số thị trường có triển vọng đối với xuất khẩu cao su
    của Việt Nam như Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc.
    - Về thời gian: Phân tích thực trạng từ năm 1996 đến nay và các giải pháp
    cho đến năm 2010.
    Đề tài bao gồm 3 chương, nội dung cụ thể như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...