Thạc Sĩ Một số giải pháp phát triển vận tải hàng hoá của vietnam airlines đến năm 2015

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU Trang

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    4. Các phương pháp nghiên cứu
    5. Kết cấu của luận văn

    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
    1
    1.1. Khái niệm 1
    1.1.1. Các đặc trưng về vận tải Hàng Không 1
    1.1.2. Khái niệm về vận tải hàng hoá bằng đường Hàng Không 3
    1.2. Vai trò của vận tải hàng hoá đối với phát triển của Ngành Hàng
    không và đối với phát triển kinh tế xã hội của quốc gia
    4
    1.3. Tác động của môi trường đến vận tải hàng hoá của ngành Hàng
    không
    5
    1.3.1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô 5
    1.3.2. Các yếu tố môi trường vi mô 6
    1.4. Thực trạng về nền công nghiệp vận tải hàng không trên thế giới 8
    1.5. Bài học kinh nghiệm về vận tải hàng hoá bằng đường hàng không
    của các quốc gia trong khu vực
    12
    1.6. Một số công cụ để xây dựng và lựa chọn giải pháp 14

    Tóm tắt chương I 14

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VẬN TẢI HÀNG HOÁ CỦA VIETNAM AIRLINES TRONG THỜI GIAN QUA
    15
    2.1. Quá trình hình thành chung và quá trình hình thành vận tải hàng
    hoá của Vietnam Airlines
    15
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Vietnam Airlines 15
    2.1.2. Quá trình hình thành vận tải hàng hoá của Vietnam Airlines 16
    2.2. Phân tích các nguồn lực trong vận tải hàng hoá của Vietnam
    Airlines
    16
    2.3.1. Nguồn lực tự nhiên 16
    2.3.2. Nguồn lực của cải vật chất 19
    2.2.2.1. Tài chính 19
    2.2.2.2. Đội máy bay 22
    2.2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo khai thác bảo dưỡng 23
    2.2.2. Nguồn nhân lực 24
    2.2.3. Tổ chức quản lý 26
    2.3. Phân tích hoạt động vận tải hàng hoá của Vietnam Airlines 29
    2.3.1. Sản lượng kinh doanh hàng hoá và mức tăng trưởng hàng năm
    của Vietnam Airlines
    29
    2.3.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh 31
    2.3.2.1. Mạng đường bay 31
    2.3.2.2. Hoạt động Marketing 32
    2.3.2.2.1. Chất lượng dịch vụ 32
    2.3.2.2.2. Chính sách về giá cả 33
    2.3.2.2.3. Hoạt động phân phối 34
    Những điểm mạnh (S) 34
    Những điểm yếu (W) 34
    2.3.3. Tác động của môi trường bên ngoài đến vận tải hàng hoá của
    Vietnam Airlines
    37
    2.3.3.1. Tác động của môi trường vĩ mô 37
    2.3.2.1. Các yếu tố kinh tế 37
    2.3.2.2. Các yếu tố chính trị xã hội 38
    2.3.2.3. Các yếu tố tự nhiên - xã hội 39
    2.3.2.4. Các yếu tố về công nghệ và khoa học kỹ thuật 39
    2.3.3.2. Tác động của môi trường vi mô 40
    2.3.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh 40
    2.3.3.2.2. Sản phẩm thay thế 43
    2.3.3.2.3. Khách hàng 44
    Những cơ hội (O) 44
    Những đe doạ (T) 45

    Tóm tắt chương II 46

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HOÁ CỦA VIETNAM AIRLINES
    47

    3.1. Mục tiêu của vận tải hàng hoá của Vietnam Airlines từ 2005 đến
    năm 2015
    47
    3.1.1. Dự báo thị trường vận tải hàng hoá 47
    3.1.2. Dự báo thị trường vốn 49
    3.1.3. Mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng vận tải hàng hoá của Ngành
    HKDDVN đến năm 2015
    49
    3.1.3.1. Mục tiêu 49
    3.1.3.2. Chỉ tiêu tăng trưởng vận tải hàng hoá của Ngành HKDDVN 50
    3.2. Một số giải pháp 51
    3.2.1. Hình thành giải pháp qua phân tích ma trận SWOT 51
    3.2.2. Lựa chọn giải pháp thông qua ma trận QSPM cho nhóm (SO) 54
    3.2.3. Lựa chọn giải pháp thông qua ma trận QSPM cho nhóm (ST) 56
    3.2.4. Lựa chọn giải pháp thông qua ma trận QSPM cho nhóm (WO) 58
    3.2.5. Lựa chọn giải pháp thông qua ma trận QSPM cho nhóm (WT) 60
    3.2.3.1. Các giải pháp chủ yếu 62
    3.2.3.1.1. Giải pháp mở rộng qui mô về số lượng và năng lực đội máy
    bay và máy bay chuyên dụng chở hàng để cạnh tranh trên thị
    trường - (giải pháp- SO2)
    62
    3.2.3.1.2. Giải pháp sử dụng chính sách giá sản phẩm dịch vụ để nâng
    cao năng lực cạnh tranh (giải pháp- ST2)
    63
    3.2.3.1.3. Giải pháp tạo nguồn lực tài chính để khắc phục tình trạng
    thiếu vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
    - (giải pháp WT1)
    64
    3.2.3.1.4. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển, dịch vụ
    bổ trợ, cơ sở vật chất trong vận chuyển hàng hoá (giải pháp
    WO1)
    65
    3.2.3.2. Giải pháp bổ trợ 67
    3.2.3.2.1. Giải pháp lựa chọn thị trường mục tiêu - (giải pháp- ST1) 67

    3.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước 68

    Tóm tắt chương III 69

    KẾT LUẬN 70

    Tài liệu tham khảo
    PHỤ LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Với xu thế hội nhập mang tính toàn cầu, kinh doanh vận tải hàng không là
    hoạt động không thể không bị ảnh hưởng và là một trong những ngành kinh tế
    mũi nhọn của mỗi quốc gia, ngành Hàng không không những chỉ phục vụ sự
    phát triển của nền kinh tế quốc dân mà còn đóng vai trò như chiếc cầu nối trong
    quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa của mỗi đất nước với các quốc gia,
    dân tộc khác trên thế giới.
    Từ thực tiễn hoạt động của ngành trong những năm qua và kinh nghiệm phát
    triển ngành HKDD của các nước trên thế giới cho thấy, ngành HKDD chỉ có thể
    phát huy được hết tiềm năng, tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn khi được sự
    quan tâm đầu tư đúng mức của Nhà nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
    Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010 của Kỳ họp
    thứ 9, Quốc hội khóa XI đã khẳng định: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,
    nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi
    tình trạng kém phát triển. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát
    triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
    công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Tiếp tục củng cố và mở rộng
    các quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên
    trường quốc tế”. là những yếu tố cần phải được chú trọng khi phát triển kinh tế
    quốc dân, do đó ta nhận thấy:
    - HKDD là ngành có hệ số tác động cao đến sự phát triển của hầu hết các
    ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó sự phát triển của Vận
    tải hàng không là yếu tố không thể thiếu được để hình thành các trung tâm
    thương mại - dịch vụ hiện đại.
    - Các định hướng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong vận tải hàng không có tác
    dụng thúc đẩy cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc
    dân.
    - Tính quốc tế hoá cao của ngành Vận tải Hàng Không tạo cơ sở dài hạn cho
    - sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng xuất khẩu và nhập khẩu của toàn nền
    kinh tế.
    - Sự phát triển của Vận tải hàng không trong đó có hai mảng là vận tải Hành
    khách và vận tải Hàng hoá cho phép khai thác một cách có hiệu quả các
    nguồn lực kinh tế rất lớn và ngày càng tăng của đất nước đó là thương quyền
    hàng không.
    Với sự đầu tư ban đầu thích đáng, Vận tải hàng không nói chung và vận tải
    hàng hoá nói riêng sẽ trở thành ngành kinh tế có hiệu quả cao, góp phần tạo
    nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, trước hết là thu ngoại tệ.
    Với vai trò to lớn đó, nếu một khi ngành này phát triển tốt nhờ những định
    hướng chiến lược đúng, nó sẽ có những tác dụng tác động tích cực đến sự phát
    triển kinh tế của đất nước. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, tác giả mạnh dạn chọn
    đề tài: " MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HOÁ
    CỦA VIETNAM AIRLINES ĐẾN NĂM 2015”

    2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: tác giả sẽ tập trung vào việc nghiên cứu phân tích các
    hoạt động vận tải hàng không của Vietnam Airlines chủ yếu là mảng vận tải
    hàng hoá thông qua việc phân tích các môi trường nội bộ và môi trường bên
    ngoài của Vietnam Airlines tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.

    Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ đi sâu vào phân tích một số hoạt động
    trực tiếp liên quan đến lĩnh vực vận tải hàng hoá bằng đường hàng không của
    Vietnam Airlines.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Vận dụng các vấn đề lý luận về phân tích chiến lược để đưa ra những định
    hướng phát triển Vietnam Airlines phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, và xu thế
    mở cửa bầu trời, qua đó Vietnam Airlines có thể đứng vững trong bối cảnh cạnh
    tranh gay gắt cũng như chính sách mới về kinh doanh vận tải hàng không như
    hiện nay (thể hiện trong dự thảo Luật Hàng không sửa đổi năm 2005), đề xuất
    các giải pháp góp phần thực hiện mục tiêu đề ra cho lĩnh vữc vận tải hàng hoá
    của Việt Nam Airlines đến năm 2015.
    3 Các phương pháp nghiên cứu
    Tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như: Điều tra
    trực tiếp, chuyên gia, tổng hợp từ nhiều nguồn số liệu, phân tích, thống kê, mô
    tả để làm cơ sở phân tích và đánh giá từ đó rút ra những kết luận và những giải
    pháp mang tính lý luận ứng với thực tiễn phù hợp với điều kiện thực tế tình hình
    của vận tải hàng hoá bằng đường hàng không tại Việt Nam hiện nay.
    4. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận văn gồm ba chương chính:

    Chương I: Tổng quan về lý luận và thực tiễn về Vận Tải Hàng Không
    Chương II: Thực trạng về Vận Tải Hàng Hoá của Vietnam Airlines trong
    thời gian qua
    Chương III: Một số giải pháp phát triển Vận Tải Hàng Hoá của Vietnam
    Airlines
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...