Luận Văn Một số giải pháp phát triển Văn hóa Doanh Nghiệp tại công ty TNHH thương mại & DV An Huy

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    _____

    Những năm gần đây, nhiều Doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm rất nhiều
    đến việc xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp, thậm chí có những Doanh nghiệp
    không ngại chi phí để mời các công ty, chuyên gia nước ngoài vào hoạch định
    Văn hóa Doanh nghiệp cho công ty mình. Ap dụng Văn hóa Doanh nghiệp tiên
    tiến đã trở thành tư duy mới của các Doanh nghiệp Việt Nam. Văn hóa Doanh
    nghiệp khởi nguồn từ nước Mỹ, sau đó được Nhật Bản áp dụng và phát triển
    mạnh mẽ. Tuy nhiên, Văn hóa Doanh nghiệp phải phát triển trên nền văn hóa
    dân tộc mới phát huy được tối đa hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của
    mối quan hệ giữa Văn hóa Doanh nghiệp với bản sắc văn hóa dân tộc, người ta
    đã hình thành khái niệm văn hóa giao thoa, theo đó các công ty đa quốc gia luôn
    biết kết hợp lợi ích của mình với Văn hóa Doanh nghiệp của nước sở tại.
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
    nghĩa và sự chuyển đổi cơ chế kinh doanh, các Doanh nghiệp phải trở thành đơn
    vị sản xuất, kinh doanh tự chủ. Doanh nghiệp muốn đứng vững trong thị trường
    ngày càng cạnh tranh gay gắt thì nhất thiết phải tiến hành xây dựng Văn hóa
    Doanh nghiệp.
    Trong xã hội tri thức ngày nay, những mặt hạn chế dần được khắc phục bởi
    trình độ giáo dục của con người ngày càng được nâng cao. Cùng với sự thay đổi
    nhanh chóng của kinh tế thế giới nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành
    thành viên của Tổ chức Kinh tế thế giới, quản lý kinh doanh Doanh nghiệp cần
    phải được tổ chức lại trên các phương diện và giải quyết hài hòa các mối quan Một số giải pháp phát triển Văn hóa Doanh Nghiệp tại công ty TNHH TM & DV An Huy


    hệ: quan hệ thiên nhiên với con người, quan hệ giữa con người với con người,
    giữa cá nhân với cộng đồng Ngày nay, Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước
    những cơ hội mới, toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi việc xây dựng Văn hóa Doanh
    nghiệp với những bước tính khôn ngoan, sáng suốt. Không để xảy ra tình trạng
    quốc tế hóa Văn hóa Doanh nghiệp mà phải trên cơ sở văn hóa Việt Nam thu hút
    tinh hoa nhân loại, tạo ra Văn hóa Doanh nghiệp tiên tiến phù hợp với tình hình
    và bản sắc văn hóa Việt Nam. Một số giải pháp phát triển Văn hóa Doanh Nghiệp tại công ty TNHH TM & DV An Huy


    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
    1.1 VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
    1.1.1 KHÁI NIỆM

    Trong những năm thực hiện kế hoạch hóa tập trung, do thị trường và các quy
    luật của thị trường không được công nhận, các Doanh nghiệp nước ta tiến hành
    sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh được ban hành từ sản phẩm làm ra
    được giao nộp lên cấp trên, không tính đến nhu cầu thị trường, không hạch toán
    đến giá cả, bên cạnh đó tiền lương, tiền thưởng trong Doanh nghiệp không gắn
    với kết quả sản xuất, kinh doanh thể chế kế hoạch hóa tập trung cũng không
    bảo đảm trách nhiệm và quyền hạn của Doanh nghiệp với tư cách là một thực thể
    kinh doanh, hạn chế tính sáng tạo, tinh thần kinh doanh của người quản lý Doanh
    nghiệp. Tuy vậy, cũng trong thời kỳ này những cán bộ quản lý Doanh nghiệp tiên
    tiến đã mạnh dạn tìm tòi, thử nghiệm cách làm ăn mới, tạo ra một số mô hình
    kinh doanh có hiệu quả. Những mô hình này đã nêu lên một số đặc trưng của Văn
    hóa Doanh nghiệp Việt Nam thời đó: tinh thần dám nghĩ dám làm, năng động
    sáng tạo, vươn lên khắc phục khó khăn thiếu thốn. Truyền thống văn hóa đó đã
    có ảnh hưởng tốt đối với thế hệ doanh nhân ngày nay.
    Vậy Văn hóa Doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin
    chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong Doanh
    nghiệp cùng động thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành
    động của từng thành viên trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh
    doanh của Doanh nghiệp đó. Một số giải pháp phát triển Văn hóa Doanh Nghiệp tại công ty TNHH TM & DV An Huy


    1.1.2 CƠ SỞ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGIỆP
    a. Các yếu tố hình thành Văn hóa Doanh nghiệp:
    + Yếu tố chủ quan: Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và
    tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Nó đồng hành cùng với
    sự phát triển của loài người. Tất cả các giá trị văn hóa đều hướng tới Chân -
    Thiện - Mỹ, hướng tới cuộc sống văn minh giữa con người với con người và con
    người với thiên nhiên. Tuy nhiên, sự tồn tại và phát triển của loài người lại mang
    đậm bản sắc văn hóa của từng quốc gia, dân tộc. Đồng thời, trong sự phát triển
    của mình, xã hội loài người đã đi tới phân công thành các ngành nghề và tổ chức
    tương ứng. Ví dụ như Ngành Quản lý nhà nước với các tổ chức chính quyền,
    Ngành Quân sự với các tổ chức binh nghiệp, Ngành Giáo dục với các tổ chức
    trường học và Ngành Kinh doanh gắn với các tổ chức Doanh nghiệp . Mỗi ngành
    nghề đều sử dụng những giá trị văn hóa để phục vụ cho mục đích của mình. Và vì
    vậy, yếu tố văn hóa mang những thuộc tính riêng của từng ngành nghề và tổ
    chức, như: văn hóa chính trị, văn hóa ngoại giao và Văn hóa Doanh nghiệp.
    + Yếu tố khách quan: Văn hóa Doanh nghiệp chính là sự tương tác giữa yếu
    tố văn hóa với tổ chức kinh tế. Văn hóa phục vụ phát triển kinh doanh. Cả hai
    yếu tố văn hóa và kinh doanh đều tồn tại và vận hành thống nhất trong một
    Doanh nghiệp.
    b. Các thuộc tính của Văn hóa Doanh nghiệp:
    + Văn hóa ứng dụng trong kinh doanh phải phù hợp với các mối quan hệ của
    Doanh nghiệp. Ví dụ: văn hóa đạo đức trong kinh doanh có những điểm khác với
    đạo đức trong gia đình, nhà trường và xã hội. Một số giải pháp phát triển Văn hóa Doanh Nghiệp tại công ty TNHH TM & DV An Huy

    SV Chu Việt Quốc Lớp Thương mại VB2 5
    + Văn hóa Doanh nghiệp là công cụ hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh
    của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có nền tảng Văn hóa Doanh nghiệp càng
    cao thì càng đảm bảo cho Doanh nghiệp phát triển bền vững và ổn định.
    + Văn hóa Doanh nghiệp có những thành tố riêng, nội dung riêng phù hợp
    với hoạt động của Doanh nghiệp: văn hóa trụ sở Doanh nghiệp, văn hóa tuyển
    dụng, văn hóa ứng xử giao tiếp, văn hóa tổ chức đời sống, văn hóa thương hiệu.
    Với sự phân loại các thành tố Văn hóa Doanh nghiệp như trên giúp chúng ta hình
    dung được văn hóa khi thâm nhập vào Doanh nghiệp phải gắn chặt với đặc tính
    và các bộ phận của Doanh nghiệp.
    Bên cạnh đó, Văn hóa Doanh nghiệp có cả biểu hiện hữu hình và biểu
    hiện vô hình. Những biểu hiện mà ta quan sát được, đó là lớp bề mặt của Văn
    hóa Doanh nghiệp mà Doanh nghiệp dùng để xây dựng quan hệ với cộng đồng.
    Còn những biểu hiện thiên về phần lõi sẽ có ảnh hưởng sâu và mạnh hơn đến
    hoạt động của Doanh nghiệp, mang tính quyết định để hình thành những xử sự
    ấy.
    + Biểu hiện hữu hình:
    - Môi trường làm việc.
    - Chính sách công ty.
    - Ứng xử trong và ngoài công ty.
    - Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
    - Các mối quan hệ xã hội. Một số giải pháp phát triển Văn hóa Doanh Nghiệp tại công ty TNHH TM & DV An Huy

    SV Chu Việt Quốc Lớp Thương mại VB2 6
    + Biều hiện vô hình:
    - Các giá trị - quy tắc.
    - Thái độ và niềm tin.
    - Tâm trạng và cảm xúc.
    - Sự nhận thức.
    - Các tiêu chuẩn - quy chuẩn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...