Báo Cáo Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Đồ gỗ – Nội thất

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra rất mạnh mẽ và khẩn trương. Hiện nay hội nhập kinh tế với các quốc gia trong khu vực và thế giới đang là một thách thức, đồng thời cũng là một cơ hội phát triển kinh tế cho quốc gia nào biết khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế cho quốc gia mình. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh trên thị trường nội địa, vì quy mô thị trường rất rộng lớn, khó kiểm soát, khoảng cách địa lý lớn doanh nghiệp khó cập nhật được thông tin từ thị trường, khác nhau về văn hoá tiêu dùng, tuôn thủ tập quán, thông lệ Quốc tế và luật pháp của các quốc gia khác. Nhưng đổi lại, doanh nghiệp sẽ có một thị trường rộng lớn, với sức mua lớn thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh.
    Thủ công mỹ nghệ là một mặt hàng mang tính truyền thống, đậm nét văn hoá dân tộc, ngoài việc đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, còn mang tính chất phục vụ cho đời sống tinh thần của người tiêu dùng. Nhu cầu tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ tăng dần theo sự tiến bộ trong văn hoá tiêu dùng của loài người, cùng với sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia trên thế giới. Mặc dù, hàng thủ cộng mỹ nghệ không được nhà nước ta chú ý nhiều cho đầu tư phát triển thành mặt hàng mũi nhọn như gạo, thuỷ sản, dầu mỏ, than đá, dệt may, giày dép, nhưng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, hàng năm, đã đem lại cho nước ta một lượng ngoại tệ không nhỏ, góp phần vào bảo tồn và phát triển văn hoá của dân tộc, giải quyết tình trạng dư thừa lao động, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, đẩy lùi các mặt tiêu cực của xã hội hiện đại .
    Xuất phát từ vai trò của thị trường xuất khẩu với các doanh nghiệp kinh doanh XNK, tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Đồ gỗ – nội thất Vạn Lợi nói riêng và lợi ích của việc đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, được sự hướng dẫn của Thạc sỹ Nguyễn Tường Anh – Giảng viên Trường Đại Học Ngoại Thương Hà nội, tôi xin chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Đồ gỗ – Nội thất Vạn Lợi”.
    Trên cơ sở những kiến thức đã được nghiên cứu tại nhà trường, cơ quan thực tập và những hiểu biết từ xã hội của mình, bài báo cáo thực tập của tôi bao gồm ba chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
    Chương II: Nghiên cứu thực trạng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ .
    Chương III: Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG I.
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ .
    I. Tổng quan về thị trường xuất khẩu hàng hoá
    1.Tầm quan trọng của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân .
    2.Thị trường xuất khẩu và vai trò của nó đối với doanh nghiệp .
    II. Hàng thủ công mỹ nghệ và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân.
    1.Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ.
    2.Vai trò hàng thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế quốc dân.
    3.Tình hình cung, cầu của hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới .
    III. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường
    1.Các yếu tố khách quan
    2.Các yếu tố chủ quan
    IV. Một số mô hình marketing áp dụng cho việc nghiên cứu các biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu.
    1. Phân đoạn thị trường quốc tế
    2. Lựa chọn và tiếp cận thị trường

    CHƯƠNG II :
    NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ.
    I. Khái quát chung về Công ty Đồ gỗ – nội thất Vạn Lợi.
    1.Quá trình phát triển của Công ty Vạn Lợi.
    2.Chức năng của công ty.
    3. Bộ máy quản lý của công ty.
    4.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
    II.Đánh giá.
    1. Những thành tựu đã đạt được.
    2. Những tồn tại.

    CHƯƠNG III:
    MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ.
    I. Quan điểm phát triển thị trường xuất khẩu.
    1. Sự cần thiết phải phát triển thị trường cho công ty.
    2. Nội dung phát triển thị trường xuất khẩu.
    II. Dự báo nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ của thế giới.
    1. Thị trường Mỹ.
    2. Thị trường EU
    3. Thị trường Nhật
    4. Thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc.
    III. Phân tích mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của công ty Vạn Lợi. IV. Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thu công mỹ nghệ ở công ty Vạn Lợi.
    1. Nghiên cứu, tìm kiếm thị trường và xây dựng chính sách phát triển thị trường
    2. Tổ chức tốt công tác tạo nguồn và thu mua hàng.
    3. Đào tạo cán bộ nâng cao năng lực về nghiệp vụ.
    4. Một số kiến nghị với nhà nước về khuyến khích xuất khẩu thủ công mỹ

    KẾT LUẬN:

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...