Thạc Sĩ Một số giải pháp phát triển thị trường vận tải dầu thô của tổng công ty dầu khí việt nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI DẦU THÔ . 5
    1.1- THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI DẦU THÔ 5
    1.1.1- Tình hình thị trường vận tải thế giới 5

    1.1.2- Tình hình thị trường vận tải Việt Nam . 7

    1.2- THỊ TRƯỜNG PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI CHUYÊN DÙNG 8
    1.3- THỊ TRƯỜNG DẦU THÔ THẾ GIỚI VÀ CHÂU Á . 12
    1.3.1- Thị trường dầu thô giai đoạn 1996 – 1997 12

    1.3.2- Thị trường giai đoạn 1998 đến nay 14

    1.4 - TẦM QUAN TRỌNG, LỢI ÍCH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NGÀNH VẬN TẢI VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ
    VẬN TẢI DẦU KHÍ NÓI RIÊNG. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ Ở NƯỚC TA THỜI GIAN QUA 22

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI DẦU THÔ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM (PETROVIETNAM) . 24
    2.1- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM . 24
    2.2.1. Chức năng nhiệm vụ . 24

    2.2.2- Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam 25

    2.2- TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DẦU THÔ VÀ THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI DẦU KHÍ CỦA VIỆT NAM
    . 29
    2.2.1. Sản lượng dầu thô xuất khẩu và dự kiến nhu cầu vận chuyển dầu thô 29

    2.2.2. Một số tập đoàn có tàu chở dầu thô khu vực Châu Á là khách hàng mua dầu tại Việt Nam
    30

    2.2.3. Đội tàu viễn dương vận tải xăng dầu hiện nay ở Việt Nam . 31

    2.2.4. Đội tàu chở dầu thô của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam . 31

    2.3- YÊU CẦU KỸ THUẬT TÀU VẬN TẢI DẦU THÔ 32
    2.3.1- Yêu cầu về chủng loại tàu 32

    2.3.2- Yêu cầu về kích cỡ tàu 32

    2.3.3- Yêu cầu về tuổi tàu . 33

    2.3.4- Yêu cầu đối với việc mua tàu dầu 33

    2.3.5- Vấn đề an toàn môi trường 34

    2.4 – ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VẬN TẢI DẦU THÔ, CƠ HỘI PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH, NHỮNG
    THÁCH THỨC CẦN KHẮC PHỤC . 34
    2.4.1. Hiệu quả của vận tải dầu thô . 34

    2.4.2. Những thách thức cần khắc phục . 35

    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI DẦU THÔ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM . 37
    -
    3.1 - NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN KHÁCH QUAN CỦA THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI DẦU THÔ ĐỐI VỚI
    TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM: . 37
    3.1.1- Những thuận lợi. 37

    a.Thuận lợi từ trong nước 37

    b. Thuận lợi từ bên ngoài: 38

    3.1.2- Những khó khăn khách quan: 38

    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI DẦU THÔ CỦA TỔNG CÔNG TY
    DẦU KHÍ VIỆT NAM 39
    3.2.1. Một số phương pháp phân tích để thiết lập các giải pháp phát triển thị trường vận tải dầu
    thô (5). 39

    3.2.1.1 :Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của Petro Vietnam 40

    3.2.1.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của Petro Vietnam . 41

    3.2.1.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh 42

    3.2.1.4 Ma trận SWOT và chiến lược cạnh tranh của PETRO VIETNAM 43

    3.2.1.5 Ma trận QSPM – NHÓM S/O . 44

    3.2.1.6 Ma trận QSPM – NHÓM S/T . 46

    3.2.1.7 Ma trận QSPM - Nhóm W/T 48

    3.2.2. Một số giải pháp ở tầm vĩ mô: 49

    3.2.3. Một số giải pháp ở tầm vi mô: 50

    3.3 - CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG: . 57
    3.3.1- Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường: . 57

    3.3.2- Các giải pháp bảo vệ môi trường: . 58

    KẾT LUẬN . 59
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 60
    PHỤ LỤC 59


    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Để từng bước triển khai thực hiện những nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế xã
    hội của Đảng đã được khẳng định tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Tổng
    Công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã và đang hoàn thiện mô hình tổ chức cho
    phù hợp với tiến trình đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước, từng bước mở rộng
    hoạt động dầu khí ra các nước trong khu vực và trên thế giới.
    Theo chiến lược phát triển ngành dầu khí từ nay đến năm 2005 và 2010, cùng với
    nhiệm vụ gia tăng trữ lượng, tăng sản lượng khai thác dầu khí và mở rộng hoạt động dầu
    khí ra nước ngoài, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam còn mở rộng các hoạt động sản xuất
    kinh doanh từ khâu tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến vận chuyển, tàng trữ, chế
    biến, phân phối sản phẩm dầu khí và các dịch vụ kỹ thuật cao trong công nghiệp dầu khí
    nói riêng cũng như trong nền kinh tế quốc dân nói chung.
    Từ cuối năm 1986, những thùng dầu thô Việt Nam đầu tiên đã được khai thác tại
    mỏ Bạch Hổ và xuất khẩu. Từ đó đến nay, sản lượng khai thác ở các mỏ dầu ngày càng
    gia tăng, kim ngạch xuất khẩu dầu thô đã nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong nền
    kinh tế quốc dân.
    Hiện nay Việt Nam chưa có nhà máy lọc dầu nên toàn bộ dầu thô khai thác đều
    được xuất khẩu. Tuy nhiên từ khi chúng ta tham gia vào thị trường xuất khẩu dầu thô cho
    đến nay, hầu hết số lượng dầu khai thác đều được bán theo điều kiện FOB, có rất ít hợp
    đồng bán theo điều kiện CFR - một loại hình thương trường mà các nước đều mong
    muốn nhằm nâng cao giá trị thương mại của sản phẩm xuất khẩu - do ngành vận tải biển
    Việt Nam chưa thể đảm nhận việc chuyên chở dầu thô.
    Mặc dù đã có những bước phát triển đáng kể về số lượng, cỡ tàu và vùng hoạt động
    nhưng ngành Vận tải biển Việt Nam chỉ đáp ứng phần nào yêu cầu vận chuyển của các
    ngành xuất nhập khẩu hàng hoá thông thường, còn riêng đối với vận tải dầu thô xuất
    khẩu bằng những tàu dầu cỡ lớn (trọng tải 90.000 đến 110.000 DWT trở lên) cùng với kỹ
    thuật điều hành quản lý cao thì cho đến nay tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa thể
    hình thành và phát triển, do vậy hầu như toàn bộ lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam
    đều do các tàu nước ngoài vận chuyển. Năm 1992, Chính phủ đã có văn bản chỉ thị về
    việc phát triển đội tàu vận tải dầu thô Việt Nam để từng bước đảm nhận vận chuyển 30%
    lượng dầu thô xuất khẩu. Hàng năm lượng dầu thô cần vận chuyển rất lớn, nhưng thực tế
    trong nước chỉ đảm đương được 1% khối lượng xuất khẩu, điều này không những làm
    lãng phí một nguồn ngoại tệ rất lớn mà còn hạn chế sự phát triển của đội tàu vận tải dầu
    thô cũng như của đội tàu quốc gia nói chung.
    Mặt khác trong thời gian tới hai Nhà máy lọc dầu với quy mô lớn sẽ được xây dựng
    và đi vào hoạt động đưa đến một thực tế khách quan là không thể để việc chuyên chở dầu
    thô cung cấp cho hai nhà máy này bị phụ thuộc vào các tàu vận tải nước ngoài. Đây
    không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề bảo đảm tính độc lập, an toàn vận
    hành cho các cơ sở lọc hoá dầu của đất nước. Ngoài việc tất yếu phải có đội tàu riêng
    đảm bảo nhu cầu sản xuất của nhà máy, việc vận tải dầu thô còn mang lại nguồn thu
    ngoại tệ lớn, vì vậy để phục vụ lợi ích lâu dài của toàn ngành Dầu khí Việt Nam cần có
    chiến lược đầu tư thành lập và phát triển đội tàu vận tải dầu thô của Tổng Công ty Dầu
    khí Việt Nam.
    Vấn đề nghiên cứu của đề tài này là nhu cầu bức thiết trong việc đầu tư phát triển
    đội tàu dầu thô Việt Nam và chiến lược phát triển của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam
    trên con đường trở thành một tập đoàn dầu khí vững mạnh và đa dạng trên trường quốc
    tế.Vì vậy tác giả chọn vấn đề nghiên cứu “MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ
    TRƯỜNG VẬN TẢI DẦU THÔ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM” làm
    đề tài Luận văn Thạc sỹ Kinh tế của mình.

    2. Mục đích của đề tài:
    Đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp phát triển thị trường vận tải dầu thô của Tổng
    Công ty Dầu khí Việt Nam nhằm phát triển thi trường vận tải dầu thô mà từ trước tới nay
    tại Việt Nam thị trường này hầu như còn bỏ ngỏ.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài giới hạn việc nghiên cứu trong lĩnh vực vận tải dầu thô thuộc ngành dầu khí
    Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài được thực hiện bằng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp
    thống kê định lượng, logic kết hợp với lịch sử, trừu tượng hóa khoa học trong nghiên cứu
    và tính toán từ các số liệu báo cáo về thị trường vận tải dầu thô khu vực và trên thế giới.
    Hạn chế của đề tài: Đề tài mới chí thiên về hướng mở rộng thị trường theo chiều
    rộng mà chưa quan tâm đến chiều sâu, do đặc điểm của ngành vận tải dầu thô của Việt
    Nam còn mới mẻ, những nghiên cứu tiếp theo sẽ đi theo chiều sâu để tăng sự khác biệt
    hóa của dịch vụ vận tải.
    5. Kết cấu Luận văn: ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
    phụ lục, nội dung Luận văn gồm 3 chương:
    - Chương 1: Tổng quan về tình hình thị trường vận tải dầu thô.

    - Chương 2: Thực trạng thị trường vận tải dầu thô của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.

    - Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường vận tải dầu thô của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...