Tiểu Luận Một số giải pháp phát triển sức bền chung cho học sinh khối11 trường THPT Thống Nhất

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU(ĐẶT VẤN ĐỀ)
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1. Cơ sở pháp lý:
    Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa không chỉ đòi hỏi ở thế hệ trẻ giác ngộ lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức mà còn nâng cao nhận thức, kiến thức phổ thông cơ bản đối với xã hội hiện đại ngày nay . Bởi vậy căn cứ vào nghị quyết số 40/2001QĐ10 ngày 9/12/2002 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã chỉ rõ “mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”.
    - Căn cứ vào nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo, tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, đồng thời khắc phục và củng cố những yếu kém và xây dựng hệ thống giáo dục trong thời kì đổi mới.
    - Căn cứ vào mục đích giáo dục toàn diện từ ngành học mầm non cho đến các trường cao đẳng đại học. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học - THCS - THPT được thực hiện một cách triệt để cả ở vùng sâu vùng xa.
    - Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ của ngành giáo dục, đào tạo con người mới trên mọi lĩnh vực, mọi phương diện về (Đức - Trí -Thể -Mỹ) để đạt kết quả đó đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạo đưa ra những biện pháp thiết thực.
    - Căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đặt biệt là theo tinh thần nghị quyết TW 2 khoá VIII và chiến lược phát triển giáo dục trên cơ sở phát huy vai trò chủ đạo của người giáo viên và tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
    - Căn cứ vào nhiệm vụ đào tạo thế hệ học sinh năm 2011 - 2012 của trường THPT Thống Nhất, của ngành giáo dục huyện Yên Định.
    - Luật Giáo dục quy định “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, lao động , tham gia xây dựng bảo vệ tổ quốc.
    - Nhiều Chỉ thị - Thông tư - Nghị quyết đã nhấn mạnh và chấn chỉnh cải tiến công tác dạy và học, đặc biệt là phương pháp dạy và học bộ môn thể dục (Giáo dục thể chất cho học sinh). Để đạt được những mục tiêu chiến lược đó thì việc xem xét và chọn lọc, việc áp dụng phương pháp dạy và học bộ môn thể dục(GDTC) một cách khoa học là việc làm cấp thiết trong thời kì công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước hiện nay .
    - Để có những phương pháp, giải pháp mới và những bài tập phát triển các tố chất thể lực có hiệu quả đối với tất cả các đối tượng học sinh lại là một vấn đề đòi hỏi người giáo viên phải có sự sáng tạo, phát huy được tính chủ động tích cực và khai thác triệt để từ đối tượng học sinh. Mặt khác để phát huy khả năng của học sinh và có kế hoạch bồi dưỡng giảng dạy (tập luyện ngoại khoá và chính khoá) với từng đối tượng học sinh nhằm tạo gây hưng phấn, hứng thú và sự chủ động của học sinh trong quá trình tập luyện. Do vậy bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn thể dục(GDTC) ở trường THPT Thống Nhất theo chương trình giáo dục con người toàn diện Qua nhiều năm thực tế giảng dạy điều mà tôi trăn trở là làm thế nào để học sinh nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tác dụng của tập luyện TDTT trong việc phát triển thể lực sức bền toàn diện. Để từ đó có sự yêu thích say mê tập luyện tôi đã chọn đề tài.
    “Một số giải pháp phát triển sức bền chung cho học sinh khối 11 trường THPT Thống Nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...