Luận Văn Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I: Khái quát chung về đầu tư phát triển nguồn nhân lực

    I. Khái quát về nguồn nhân lực
    1. Khái niệm nguồn nhân lực

    Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người, được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
    - Với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thì nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư trong xã hội có khả năng lao động.
    - Với tư cách là yếu tố của sự phát triển kinh tế- xã hội thì nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội.
    - Với tư cách là tổng thể cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động thì nguồn nhân lực bao gồm cả yếu tố thể lực và trí lực của những người từ 15 tuổi trở lên.

    Định nghĩa trên mới phản ánh về mặt số lượng chưa nói lên mặt chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện trên các khía cạnh: sức khỏe, trình độ học vấn, kiến thức, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm tích lũy được, ý thức tác phong của người lao động.
    Như vậy, mặc dù có các biểu hiện khác nhau về định nghĩa, khái niệm về nguồn nhân lực của một quốc gia nhưng có thể hiểu 1 cách nôm na nguồn nhân lực chính là nguồn lao động. Theo người Việt Nam, khái niệm ít tranh cãi thì nguồn lao động là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động.

    2. Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực.
    Nguồn nhân lực ở đây được biểu hiện qua hai khía cạnh là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, vì vậy để đánh giá nguồn nhân lực thì chúng ta có hai nhóm chỉ tiêu sau.
    2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá số lượng nguồn nhân lực.

    Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá số lượng nguồn nhân lực nhưng tiêu biểu thì người ta hay dùng các chỉ tiêu sau :
    -Tỷ lệ nguồn nhân lực trong dân số.
    -Tỷ lệ lực lượng lao động trong dân số
    -Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của người trong độ tuổi lao động.
    -Tỷ lệ lao động có việc làm trong lực lượng lao động.

    2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
    Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau:
    2.2.1. Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực.
    Một người có sức khoẻ không đơn thuần là người đó không có bệnh tật. Sức khoẻ theo định nghĩa chung nhất chính là trạng thái thoải mái về vật chất, tinh thần, là tổng hoà nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần.
    Chúng ta có thể đánh giá tình trạng sức khoẻ qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
    - Tuổi thọ bình quân.
    - Chiều cao và cân nặng trung bình của người lao động.
    - Chỉ tiêu phân loại sức khoẻ.
    - Chỉ tiêu dân số trong độ tuổi lao động không có khả năng lao động và suy giảm sức khoẻ.
    - Một số chỉ tiêu cơ bản về y tế, bệnh tật: tỉ suất chết, tỉ suất dân số trong độ tuổi bị mắc HIV/AIDS
    2.2.2. Chỉ tiêu trình độ văn hoá của nguồn nhân lực.
    Đây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực, và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trình độ văn hoá cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thực tiễn. Những chỉ tiêu đó là:
    - Tỉ lệ người lớn biết chữ.
    - Tỉ lệ đi học chung.
    - Tỉ lệ đi học ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
    2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kĩ thuật của nguồn nhân lực.
    Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó( nó biểu hiện trình độ đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học), có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc chuyên môn nhất định. Do đó, trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực được đo bằng:
    - Tỉ lệ cán bộ tổ chức.
    - Tỉ lệ cán bộ cao đẳng, đại học
    - Tỉ lệ cán bộ trên đại học.
    2.2.4. Chỉ số phát triển con nguời HDI
    HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển con người trên ba phương diện sức khoẻ, tri thức và thu nhập. Ba chỉ tiêu thành phần phản ánh các khía cạnh sau:
    - Một cuộc sống dài lâu và khoẻ mạnh, được đo bằng tuổi thọ trung bình.
    - Kiến thức được đo bằng tỉ lệ nguời lớn biết chữ ( với quyền số 2/3) và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học,trung học và đại học (với quyền số 1/3)
    - Mức sống đo bằng GDP thực tế đầu người (tính theo sức mua tương đương PPP USD Mỹ)
    Chỉ số HDI không chỉ đánh giá sự phát triển con người về mặt kinh tế mà còn nhấn mạnh đến chất lượng cuộc sống và sự công bằng xã hội.

    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU . 1
    Chương I: Một số hiểu biết chung về đầu tư phát triển nguồn nhân lực . 2
    I. Nguồn nhân lực 2
    1. Khái niệm nguồn nhân lực 2
    2. Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực. 2
    II. Nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực 5
    1. Vĩ mô . 5
    2. Vi mô . 13
    3 Vai trò của đầu tư phát triển nguồn nhân lực . 18

    Chương 2
    : Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực Việt Nam từ năm 2000 đến nay 23
    I. Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam từ năm 2000 đến nay . 23
    1. Tình hình đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo . 23
    2. Đầu tư cho y tế 32
    3. Đầu tư cho tiền lương . 35
    4. Đầu tư cải thiện môi trường lao động . 40
    II. Thành tựu và thách thức đặt ra cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay 49
    1.Thành tựu . 49
    2. Hạn chế . 52

    Chương 3: Một số giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực Việt Năm giai đoạn hiện nay. 56
    1 Giải pháp cho việc đầu tư phát triển giáo dục đào tạo 56
    1.1 Vĩ mô: 56
    1.2. Vi mô: . 58
    2.Một số giải pháp đối với ngành y tế . 60
    2.1. Đối với vấn đề thiếu vốn 60
    2.2. Đối với vấn đề quản lý vốn trong ngành y tế . 61
    2.3. Cải cách chế độ viện phí và chính sách đãi ngộ đối với y bác sỹ . 61
    3. Một số giải pháp cho vấn đề tiền lương 62
    4. Giải pháp cho vấn đề môi trường lao động 62
    KẾT LUẬN . 65
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...