Luận Văn Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre
    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các bảng biểu
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị
    MỞ ĐẦU .1
    1-Đặt vấn đề: . .8
    2-Mục tiêu nghiên cứu: 10
    3-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .10
    4-Phương pháp nghiên cứu: .10
    4.1-Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: . 10
    4.2-Thước đo hiệu quả kinh tế trang trại .11
    4.2.1- Tổng thu nhập của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ (Total Revenue –
    TR) . 12
    4.2.2-Lợi nhuận của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ (Profit - P): .12
    4.2.3-Thu nhập lao động gia đình của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ
    (Family Labor Income - FLI): .12
    4.2.4-Tỉ suất lợi nhuận (Profit – Cost Ratio, PCR): 12
    4.3-Mô hình kinh tế lượng - giải thích các biến trong mô hình và giả thiết giá trị
    kỳ vọng của biến độc lập: 13
    CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 16
    1.1. Các lý thuyết liên quan trong quá trình phân tích của đề tài: .16
    1.1.1. Lý thuyết lợi thế kinh tế theo qui mô: .16
    1.1.2. Lý thuyết về chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp: 17
    1.1.3. Mô hình Harrod- Domar . .18
    1.1.4. Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng của World Bank: 18
    1.2. Các khái niệm cơ bản và xu hướng phát triển trang trại gia đình trên thế giới: .19
    1.2.1. Các khái niệm cơ bản : 19
    1.2.2. Xu hướng phát triển trang trại gia đình ở một số nước Châu Âu: .20
    1.2.3. Xu hướng phát triển trang trại gia đình ở một số nước Châu Á: .21
    1.3.Thực tiễn ở Việt Nam: .23
    1.3.1. Quá trình nhận thức và lý luận phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 23
    1.3.1.1 Kinh tế trang trại và kinh tế nông hộ trong nông nghiệp nông thôn Việt
    Nam .23
    1.3.1.2. Tính tất yếu khách quan trong việc phát triển kinh tế trang trại ở Việt
    Nam: 28 1.3.1.3. Vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam: .31
    1.3.2. Thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam: .32
    1.3.2.1- Thực trạng phát triển kinh tế trang trại giai đoạn trước khi có NQ
    03/2000/NQ-CP: . .32
    1.3.2.2-Thực trạng phát triển kinh tế trang trại giai đoạn sau khi có Nghị quyết
    03/2000/NQ-CP .33
    CHƯƠNG II-PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG .38
    2. 1.Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre: .38
    2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: 38
    2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre: 39
    2.1.3. Tổng quan về tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Bến Tre: 41
    2.2.Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre: .43
    2.2.1- Quá trình hình thành và phát triển: .43
    2.2.2. Phân tích hiệu quả phát triển kinh tế trang trại: 45
    2.2.2.1. Phân tích sơ bộ kết quả điều tra, khảo sát: .45
    2.2.2.2. So sánh hiệu quả kinh tế của trang trại và nông hộ: .52
    2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh
    nông nghiệp trong khu vực điều tra: 53
    CHƯƠNG III. HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP 59
    3.1.Cơ sở của việc xây dựng giải pháp 59
    3.1.1.Tính tất yếu của việc phát triển mô hình kinh tế trang trại 59
    3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế trang trại .60
    3.2. Nội dung các giải pháp: 61
    3.2.1. Các vấn đề cụ thể cần xem xét sau kết quả phân tích, đánh giá: .61
    3.2.2. Gợi ý giải pháp: .62
    KẾT LUẬN .60
    Tài liệu tham khảo 62
    Phụ lục 1 .63
    Phụ lục 2 .64
    Phụ lục 3 .65DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HỘP
    Bảng 1.1. Trang trại một số nước Châu Âu .214
    Bảng 1.2. Trang trại một số nước Châu Á .225
    Bảng 1.3. Số trang trại phân theo địa phương trước khi có NQ 03/2000/NQ-CP .336
    Bảng 1.4. Số trang trại phân theo địa phương 336
    Bảng 2.1. Tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2003 - 2007 4235
    Bảng 2.2. Tình hình phát triển trang trại Bến Tre năm 2007 458
    Bảng 2.3. Thống kê số mẫu điều tra theo khu vực địa giới hành chính .458
    Bảng 2.4. Thống kê giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và chuyên môn .39
    Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu về nguồn lực đầu vào của trang trại/nông hộ .47
    Bảng 2.6. Thiết bị sử dụng trong trang trại/nông hộ .42
    Bảng 2.7. Hiệu quả kinh tế của trang trại so với nông hộ 52
    Bảng 2.8. So sánh một số chỉ tiêu khu vực điều tra với số liệu chung của cả nước (tính
    bình quân cho một trang trại) .53
    Bảng 2.9 : Kết quả hồi qui với biến phụ thuộc Y (lnthu nhập) 54
    Hộp 1 - Ngành chăn nuôi kêu cứu .51
    Hộp 2 - Phát triển kinh tế trang trại Bến Tre 53
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
    Hình 2.1. Bản đồ địa lý tỉnh Bến Tre .39
    Đồ thị 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2007 .40
    Đồ thị 2.2. Nguồn thu thập thông tin kinh tế, kỹ thuật nông nghiệp của trang trại/nông
    hộ 51 MỞ ĐẦU
    1-Đặt vấn đề:
    Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông dân,
    được hình thành và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Hay nói một cách
    khác trang trại được hình thành từ cơ sở của các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ cái vỏ bọc
    sản xuất tự túc, tự cấp khép kín vươn lên sản xuất nhiều nông sản hàng hóa, tiếp cận
    với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh. Trải qua hàng mấy thế
    kỷ đến nay, kinh tế trang trại gia đình tiếp tục phát triển từ những nước tư bản công
    nghiệp lâu đời đến các nước đang phát triển, các nước công nghiệp mới và đi vào các
    nước xã hội chủ nghĩa với cơ cấu và qui mô sản xuất khác nhau. Ngày nay loại hình
    trang trại gia đình đã khẳng định là loại hình có qui mô hiệu quả nhất trong sản xuất
    nông nghiệp thay thế dạng nông hộ phân tán và xí nghiệp tư bản qui mô lớn.
    Ở nước ta, trang trại đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhưng có những giai
    đoạn việc phát triển loại hình kinh tế này chưa được coi trọng. Tuy nhiên từ khi có chủ
    trương đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo nền kinh tế thị trường định
    hướng Xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách khuyến khích
    phát triển nên số lượng trang trại tăng lên nhanh chóng, hình thức tổ chức sản xuất và
    cơ cấu thành phần chủ trang trại cũng ngày càng đa dạng.
    Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến nay cả nước có khoảng 120.000 trang
    trại, bình quân mỗi năm số trang trại tăng gần 6%, diện tích đất sử dụng trên 900.000
    ha, đa số trang trại là quy mô nhỏ. Các trang trại chuyên trồng cây nông nghiệp chiếm
    55,3%, chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 10,3 %, lâm nghiệp chiếm 2,2%, nuôi trồng
    thuỷ sản chiếm 27,3% và sản xuất kinh doanh tổng hợp chiếm 4,9%. Hàng năm, các
    trang trại tạo khoảng 30 vạn việc làm thường xuyên và 6 triệu ngày công lao động thời
    vụ, đóng góp cho nền kinh tế trên 12.000 tỷ đồng giá trị sản lượng. Việc phát triển nhanh cả số lượng lẫn chất lượng trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    nông nghiệp nông thôn.
    Kinh tế trang trại ở tỉnh Bến Tre, cũng như các địa phương khác trong cả nước,
    đã và đang từng bước khẳng định vai trò – vị trí của nó trong sản xuất nông nghiệp.
    Tuy nhiên, do việc phát triển kinh tế trang trại ở Bến Tre thời gian qua mang tính tự
    phát nên tính bền vững không cao, đa số trang trại gặp khó khăn trong tổ chức liên kết
    sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường, định hướng đầu tư phát triển
    sản xuất kinh doanh. Những vấn đề vướng mắc cần nhanh chóng giải quyết để phát
    triển kinh tế trang trại, đặc biệt là trang trại chăn nuôi, trong giai đoạn hiện nay ở Bến
    Tre là:
    [1] Các loại hình trang trại phát triển một cách tự phát, thiếu qui hoạch, phụ
    thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên chưa hiệu
    quả, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng hóa sinh học.
    [2] Năng lực chuyên môn, tay nghề, trình độ quản lý, khả năng tiếp cận thị
    trường, tiếp thu – vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật còn yếu, kiến thức về pháp
    luật, đặc biệt là về các chủ trương chính sách phát triển kinh tế trang trại của các chủ
    trang trại còn hạn chế.
    [3] Chất lượng sản phẩm hàng hóa của trang trại chưa cao, chủ yếu dưới dạng
    nông sản thô; sản phẩm tiêu thụ khó khăn. Nhiều chủ trang trại chưa nắm được nhu cầu
    của thị trường nên sảu xuất còn thụ động, hiệu quả thấp. Tuy nhiên đa số trang trại còn
    e ngại trong việc mở rộng sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
    Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả của kinh tế trang trại trong nông nghiệp
    nông thôn tỉnh Bến Tre có so sánh với hiệu quả kinh tế hộ để góp phần nghiên cứu tìm
    phương án giải quyết những vướng mắc, tồn đọng từ đó khẳng định tầm quan trọng của
    việc phát triển kinh tế trang trại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh
    quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. 2-Mục tiêu nghiên cứu:
    - Đánh giá thực trạng phát triển của kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre trong bối
    cảnh kinh tế xã hội của cả nước và với xu hướng toàn cầu hóa có so sánh với hiệu quả
    kinh tế trang trại với kinh tế hộ từ đó rút ra nhận định về những thành tựu, hạn chế và
    tiềm năng phát triển.
    - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi
    tỉnh Bến Tre.
    - Trên cơ sở lý thuyết, thực tiễn kiến nghị, đề xuất các giải pháp phát triển trang
    trại chăn nuôi.
    3-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: Là các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của loại hình
    trang trại chăn nuôi tại Bến Tre.
    - Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung vào phân tích, định lượng các yếu tố tác
    động đến doanh thu của trang trại và nông hộ để so sánh đối chiếu. Nghiên cứu hiện
    trạng và đề xuất các giải pháp phát triển trang trại căn cứ trên kết quả định lượng các
    yếu tố tác động thông qua việc chạy mô hình hồi quy trong phạm vi số liệu trang trại
    chăn nuôi và nông hộ tỉnh Bến Tre.
    - Địa bàn khảo sát: đề tài chỉ tập trung phân tích đánh giá số liệu thống kê, số
    liệu điều tra thu thập của tỉnh Bến Tre có so sánh với số liệu chung của cả nước.
    4-Phương pháp nghiên cứu:
    Thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu, số liệu lịch sử. Điều tra trực tiếp, khảo sát
    thực tế. Thống kê mô tả, ứng dụng mô hình kinh tế lượng. Phân tích, đối chiếu, so
    sánh.
    4.1-Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: - Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu: Sử dụng phương pháp điều tra trực
    tiếp - dùng phương pháp bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu thực tế của các biến độc lập
    và phụ thuộc để phân tích. Việc điều tra thử được tiến hành trên 9 trang trại để rút kinh
    nghiệm cho người phỏng vấn và điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp. Trong quá trình
    tổ chức thu thập dữ liệu và trực tiếp lấy mẫu phỏng vấn có phối hợp với cán bộ khuyến
    nông huyện. Cở mẫu được xác định dựa trên cơ sở số liệu thống kê số lượng trang trại
    chăn nuôi năm 2007 của tỉnh Bến Tre. Thời gian bắt đầu điều tra từ 01/04/2008 đến
    01/06/2008. Mẫu được phân bố tập trung vào 4 huyện Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày
    và Thị Xã Bến Tre. Số lượng mẫu trang trại được lấy nhiều gấp đôi nông hộ vì đây là
    đối tượng chính để nghiên cứu, mẫu nông hộ lấy chủ yếu để so sánh đối chiếu. Tiêu chí
    định lượng để phân loại hộ/trang trại chăn nuôi trong quá trình chọn mẫu được dựa trên
    thông tư liên tịch Hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại số
    69/2000/TTLT/BNN-TCTK ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2000. 210 hộ, trang trại đã
    được phỏng vấn. Số bảng câu hỏi hợp lệ là 170 bảng, đạt tỷ lệ 80,95%.
    - Phương pháp phân tích số liệu:
    Sử dụng Excel và phần mềm SPSS để nhập, xử lý dữ liệu điều tra. Sau giai đoạn
    làm sạch dữ liệu căn bản tiến hành lọc dữ liệu lập các bảng thống kê mô tả, kiểm định,
    phân tích Anova và chạy mô hình hồi qui tuyến tính.
    Áp dụng mô hình kinh tế lượng hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng và
    mức độ ảnh hưởng lên doanh thu của trang trại/hộ chăn nuôi.
    4.2-Thước đo hiệu quả kinh tế trang trại
    Đề tài phân tích thu nhập (doanh thu), chi phí, lợi nhuận, thu nhập lao động gia
    đình và tỉ suất lợi nhuận để phản ánh hiệu quả của kinh tế trang trại so với kinh tế nông
    hộ.
    Sử dụng hàm số:
    Y = f(X i ), với i є [0,7] (0.1) Trong đó, Y là biến phụ thuộc để chỉ doanh thu của trang trại/nông hộ trong
    năm điều tra. X i là các biến độc lập đại diện cho các yếu tố tác động đến thu nhập của
    trang trại/nông hộ trong năm điều tra.
    4.2.1- Tổng thu nhập của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ (Total
    Revenue – TR)
    Tổng thu nhập được tính bằng tổng các loại sản phẩm nhân với giá sản phẩm
    tương ứng
    1
    n
    i i
    i
    TR Q P
    =
    = ∑ (0.2)
    Trong đó:
    Q i : khối lượng sản phẩm thứ i
    P i : giá đơn vị sản phẩm thứ i
    4.2.2-Lợi nhuận của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ (Profit - P):
    Lợi nhuận (P) được tính bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong quá trình
    sản xuất kinh doanh nông nghiệp của trang trại/nông hộ
    P = TR – TC (0.3)
    4.2.3-Thu nhập lao động gia đình của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ
    (Family Labor Income - FLI):
    Thu nhập lao động gia đình được tính từ thu nhập ròng của hoạt động kinh tế
    trang trại/nông hộ và thu nhập của lao động gia đình trong quá trình lao động, trực tiếp
    tổ chức sản xuất:
    FLI = P + LC o (0.4)
    Trong đó, LC o = ngày công x đơn giá thị trường (Chi phí cơ hội của lao động
    gia đình)
    4.2.4-Tỉ suất lợi nhuận (Profit – Cost Ratio, PCR):
    Tỉ suất lợi nhuận được tính bằng lợi nhuận/tổng chi phí.
     
Đang tải...