Luận Văn Một số giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng nhằm xoá đói giảm nghèo cho các vùng dân tộc ít người từ

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    Một số giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng nhằm xoá đói giảm nghèo cho các vùng dân tộc ít người từ nay đến năm 2010
    Lời nói đầu


    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Trong lịch sử xã hội loài người, đặc biệt từ khi có giai cấp đến nay vấn đề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và tồn tại như một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.


    Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển không đồng đều, làm sâu sắc thêm sự phân hoá giữa các quốc gia, các châu lục và ngay cả các tầng lớp dân cư, và các vùng trong cùng một quốc gia.
    Do đó, xoá đói và giảm nghèo luôn là một trong những chính sách cơ bản và là một bộ phận quan trọng của mục tiêu phát triển ở Việt Nam. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã dành sự quan tâm lớn đến công tác xoá đói, giảm nghèo. Đặc biệt là cho đồng bào các dân tộc ít người. Nhiều chương trình, dự án lớn của Chính phủ đã được triển khai với mục tiêu xoá đói, giảm nghèo trên phạm vi cả nước cũng như cho các vùng dân tộc ít người, như việc đưa Chương trình Hỗ trợ đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn vào danh mục 15 Chương trình Mục tiêu Quốc gia năm 1996, sau chuyển thành Dự án Hỗ trợ các dân tộc đặc biệt khó khăn, thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xoá đói, Giảm nghèo giai đoạn 1998 – 2000 và nay là Chính sách Hỗ trợ Dân tộc Thiểu số Đặc biệt Khó khăn. Đặc biệt mới đây ngày 21/05/2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói, Giảm nghèo nhằm cụ thể hoá và thực hiện các mục tiêu, cơ chế chính sách, giải pháp chung của Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 10 năm 2001 - 2010 của đất nước. Những nỗ lực của Chính phủ bước đầu đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, được cộng đồng quốc tế thừa nhận (tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn khoảng 13%, trung bình mỗi năm giảm được 2%, với các vùng dân tộc ít người thì tỷ lệ này tuy không được như vậy nhưng cũng đã dành được những kết quả hết sức khả quan).


    Mặc dù vậy, tỷ lệ nghèo đói ở các vùng dân tộc ít người ở Việt Nam vẫn còn rất cao, đời sống của đồng bào còn vô cùng khó khăn và thiếu thốn. Vì thế, vấn đề xoá đói giảm nghèo cho các vùng dân tộc ít người vẫn là thách thức hết sức to lớn đối với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước hướng và mục tiêu xoá đói, giảm nghèo cho các vùng dân tộc ít người tuy đã đạt được một số kết quả khả quan nhưng những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế, tốc độ giảm nghèo còn chậm. Hơn nữa những kết quả này còn thiếu vững chắc, tình trạng tái nghèo còn xuất hiện phổ biến, thêm vào đó khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng dân tộc ít người và các vùng khác trong cả nước có xu hướng ngày một nới rộng ra.


    Mặt khác, đối với các dân tộc ít người, vấn đề đói nghèo đối với họ đã trở thành một vấn đề vô cùng nan giải, nó như một căn bệnh cố hữu bám chặt lấy cuộc sống của họ, hơn nữa do điều kiện tự nhiên về địa hình, thời tiết khí hậu không thuận lợi, phương thức canh tác lạc hậu, trình độ nhận thức thấp nên việc xoá đói, giảm nghèo cho các dân tộc ít người đặc biệt khó khăn là việc vô cùng khó khăn, phức tạp không chỉ một sớm, một chiều mà phải làm thường xuyên, liên tục, nó đòi hỏi phải có những chương trình, dự án, những chính sách đồng bộ, phù hợp để giúp đỡ người nghèo về phương tiện, kỹ thuật, về vốn, về cây con và phương thức sản xuất để họ có thể phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, tự thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo.
    Chính vì vậy, bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn của các Thầy cô giáo, Ths. Vũ Cương và Ths. Bùi Thị Lan tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng nhằm xoá đói giảm nghèo cho các vùng dân tộc ít người từ nay đến năm 2010” làm luận văn tốt nghiệp. Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian hạn chế, thông tin và nhận thức chưa đầy đủ nên đề tài của tôi còn rất nhiều khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và bạn bè để tôi có thể hoàn thiện bài viết được tốt hơn.


    Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Vũ Cương, Thạc sỹ Bùi Thị Lan, Thạc sỹ Đặng Thị Thu Hoài chuyên viên nghiên cứu Ban Khoa học Quản lý thuộc viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương đã góp ý, giúp tôi hoàn thiện đề tài.


    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Trên cơ sở phân tích những vấn đề cơ bản về nghèo đói - bản chất và sự tồn tại khách quan của nó trong nền kinh tế thị trường, thực trạng đói nghèo và thực trạng kết cấu hạ tầng của các vùng dân tộc ít người, tình hình thực hiện một số chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước có liên quan đến việc phát triển kết cấu hạ tầng nhằm xoá đói, giảm nghèo cho các dân tộc ít người đặc biệt khó khăn trong thời gian qua, đề tài đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để phát triển cơ sở hạ tầng nhằm xoá đói giảm nghèo cho vùng dân tộc ít người ở Việt Nam.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài lấy vấn đề là các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng của các chương trình xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc ít người nước ta làm đối tượng nghiên cứu. Giới hạn phạm vi nghiên cứu là thời gian chuyển đổi kinh tế gần đây (1993 - nay). Đề tài có sử dụng nhiều tài liệu trong nước cũng như các tài liệu trong các cuộc hội thảo với nước ngoài có chắt lọc.


    4. Nội dung của luận văn
    Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương riêng biệt với nội dung cụ thể như sau:
    Chương I: Lý luận chung về đói nghèo, cơ sở hạ tầng và sự cần thiết phải xoá đói, giảm nghèo cho các vùng dân tộc ít người ở Việt Nam.
    Chương II: Thực trạng nghèo đói và kết cấu hạ tầng tại các vùng dân tộc ít người ở Việt Nam giai đoạn 1993 – 2002.
    Chương III: Một số giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng nhằm xoá đói, giảm nghèo cho các vùng dân tộc ít người ở nước ta, từ nay đến năm 2010.


    Lời cam đoan 1
    Tôi xin cam đoan, luận văn này là do tôi tự tìm hiểu và nghiên cứu độc lập, không có sự sao chép các bài viết và đề tài nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.


    Lời nói đầu 2
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 2
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
    4. Nội dung của luận văn 4
    Mục LụcDanh mục các bảng và biểu 5
    Danh mục các bảng và biểu 6
    Chương I: Lý luận chung về đói nghèo và cơ sở hạ tầng 7
    I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO 7
    1. Một số định nghĩa về đói nghèo 7
    2. Phương pháp xác định đói nghèo 9
    2.1. Lý do Bộ LĐTBXH đưa ra chỉ tiêu xác định chuẩn nghèo đói 10
    2.2. Chuẩn nghèo đói của Bộ LĐTBXH 11
    II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG 13
    1. Quan niệm và phân loại cơ sở hạ tầng 13
    1.1. Quan niệm về cơ sở hạ tầng (CSHT) 13
    1.2. Phân loại cơ sở hạ tầng: 14
    2. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với xoá đói, giảm nghèo 16
    2.1. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với tăng trưởng, phát triển kinh tế. 16
    Vốn đầu tư phát triển CSHTKT 18
    2.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với xoá đói giảm nghèo 19
    3. Một số đặc điểm chung của các dân tộc ít người có liên quan đến việc xoá đói, giảm nghèo cho các vùng này 22
    3.1. Đặc điểm về tự nhiên. 22
    3.2. Đặc điểm về nhân khẩu học. 23
    3.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội. 24


    Chương II: Thực trạng nghèo Đói và kết cấu hạ tầng 26
    I. THỰC TRẠNG ĐÓI, NGHÈO Ở CÁC VÙNG DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1993 - 2002. 26
    1. Tình hình đói nghèo ở các vùng dân tộc ít người của Việt Nam giai đoạn 1993 - 2002. 26
    1.1. Tình hình nghèo đói theo dân tộc 26
    1.2. Nghèo đói theo vùng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1993 - 2002 29
    1.3. Tình hình đói nghèo qua các năm ở 3 vùng dân tộc ít người nghèo nhất giai đoạn 1996 - 2000 32
    2. Đặc trưng chung của hộ nghèo thuộc các dân tộc ít người ở nước ta tính đến 2002. 33
    II. THỰC TRẠNG KẾT CẤU HẠ TẦNG TẠI CÁC VÙNG DÂN TỘC ÍT NGƯỜI NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1992 - 2002 35
    1. Thực trạng về mạng lưới điện quốc gia: 37
    2. Thực trạng về hệ thống giao thông: 38
    3. Thực trạng về hệ thống giáo dục: 38
    4. Thực trạng hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. 41
    III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ KẾT CẤU HẠ TẦNG NHẰM GÓP PHẦN XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO CHO CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN 1992 - 2002 45
    1. Quá trình hình thành và phát triển chính sách hỗ trợ dân tộc ít người 45
    2. Khái quát chung về một số chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm góp phần xoá đói, giảm nghèo cho các dân tộc ít người của Đảng và Nhà nước: 46
    2.1. Chương trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn. 46
    3. Đánh giá chung về kết quả thực hiện các chương trình dự án xoá đói, giảm nghèo trong thời gian qua 56


    Chương III: Một số giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng nhằm xoá đói, giảm nghèo cho các vùng dân tộc 58
    I. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIÊM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI ĐẾN NĂM 2010 58
    1. Bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế 58
    1.1. Một số thuận lợi cơ bản 58
    1.2. Một số khó khăn 59
    2. Một số quan điểm cơ bản 59
    3. Mục tiêu phát triển tại các vùng dân tộc ít người của Việt Nam 61
    3.1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2010 61
    3.2. Mục tiêu đến năm 2005 62
    II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO CÁC VÙNG DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 63
    1. Nhóm giải pháp chung 63
    1.1. Cần có những quy hoạch và định hướng phát triển theo vùng một cách chi tiết. 64
    1.2. Giải pháp về vốn 65
    1.2.1. Giải pháp về huy động vốn 65
    1.2.2. Giải pháp về mặt sử dụng vốn 66
    1.2.3. Giải pháp về quản lý sử dụng vốn 67
    2. Nhóm giải pháp riêng 68
    2.1. Các giải pháp phát triển mạng lưới điện quốc gia cho các vùng dân tộc ít người 68
    2.1.1. Các giải pháp hỗ trợ 68
    2.1.2. Các giải pháp về nhân sự 69
    2.2. Các giải pháp phát triển hệ thống đường giao thông 70
    2.3. Phát triển giáo dục 71
    2.4. Các giải pháp phát triển mạng lưới y tế 74
     
Đang tải...