Thạc Sĩ Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông t

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 25/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    1. LÝ DO NGHIÊN CỨU

    Với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và quốc tế đang gặp nhiều khó khăn do sự khủng hoảng và suy thoái kinh tế, hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước cũng đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng với nhiều yếu tố không thuận lợi tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó, hệ thống NHTM trong nước còn phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là với các Ngân hàng nước ngoài có nhiều tiềm năng lẫn kinh nghiệm đang dần xâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam.

    Để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt như hiện nay đòi hỏi các NHTM tất yếu phải luôn tìm hướng tự làm mới bản thân mình với việc ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố thương hiệu, đa dạng hóa hoạt động và các loại hình sản phẩm - dịch vụ cung cấp đến khách hàng, v.v . mà đặc biệt phải nhắc đến đó là lĩnh vực hoạt động ngân hàng bán lẻ. Đây cũng là lĩnh vực mà hầu hết các ngân hàng phát triển theo mô hình hiện đại trên thế giới đã và đang tập trung định hướng đầu tư và phát triển.

    Nếu xét về góc độ tài chính và quản trị ngân hàng thì hoạt động ngân hàng bán lẻ mang lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng nhưng rủi ro thì lại được hạn chế vì đây là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. Ngoài ra, ngân hàng bán lẻ còn giữ một vai trò quan trọng trong mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng.

    Mặt khác, trong sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước trong lĩnh vực bán lẻ nói chung và về hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng thì ưu thế vẫn thực sự nghiêng về các NHTM cổ phần - với mô hình hoạt động gọn nhẹ, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động cùng những sản phẩm bán lẻ đa dạng và thường xuyên thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong khi đó, các NHTM quốc doanh lại thường chỉ tập trung chủ yếu phục vụ các đối tượng khách hàng lớn như các tập đoàn, tổng công ty, xí nghiệp, v.v. mà chưa để ý nhiều đến thị trường bán lẻ đầy tiềm năng, đó chính là hạn chế lớn cần khắc phục trong tương lai của các NHTM quốc doanh.

    Chính thực trạng trên đã dẫn đến lý do vì sao đề tài này được đặt ra nhằm xây dựng một số giải pháp liên quan đến sự phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung với trọng yếu tập trung vào lĩnh vực tín dụng bán lẻ của các NHTM quốc doanh, đây là lĩnh vực thực sự đang bị bỏ ngõ nên tất yếu cần được đẩy mạnh phát triển trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

    2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là một trong những NHTM quốc doanh của Việt Nam có bề dày lịch sử hình thành và phát triển lâu đời cùng với mạng lưới hoạt động rộng khắp trên toàn quốc thực sự là tạo thế mạnh cũng như là lợi thế trong việc phát triển mô hình ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua, cũng như các NHTM quốc doanh khác, hoạt động tín dụng của Agribank tuy đã được phát triển rất mạnh nhưng lại chỉ chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng là các tập đoàn, công ty, tổng công ty và các doanh nghiệp quốc doanh, dẫn đến tỷ trọng tín dụng của đối tượng này chiếm rất lớn trong tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống Agribank, trong khi mảng hoạt động tín dụng bán lẻ với đối tượng khách hàng cá nhân tuy đã được xây dựng nhưng lại chưa thực sự được tập trung phát triển một cách đúng mực.

    Đứng trước tình hình này, vấn đề nghiên cứu của đề tài được đặt ra là xây dựng “Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” với phạm vi nghiên cứu tập trung vào hoạt động của chi nhánh 6 trực thuộc hệ thống Agribank, đây là một trong những chi nhánh trẻ của một ngân hàng quốc doanh đồng thời cũng mang đầy đủ những đặc trưng của một NHTM Việt Nam đang từng bước phát triển theo mô hình ngân hàng hiện đại.

    Mục đích nghiên cứu như vừa được xác định xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện hơn nữa về lý luận cũng như thực tiễn về sự phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của Agribank nói riêng và cả hệ thống NHTM Việt Nam nói chung theo định hướng của một Ngân hàng hiện đại trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế quốc tế.

    3. MỤC TIÊU VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

    Mục tiêu nghiên cứu:

    Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đã phát biểu trên đây, đề tài này nhằm vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau đây:

    ã Hệ thống hóa về lý luận cơ bản của các hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng bán lẻ của các NHTM.

    ã Nghiên cứu những thách thức và cơ hội trong phát triển lĩnh vực tín dụng bán lẻ của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

    ã Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh chung của Agribank toàn hệ thống Agribank.

    ã Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ của Agribank chi nhánh 6 cũng như toàn hệ thống Agribank.

    ã Đề ra một số giải pháp giúp Agribank nói riêng và các NHTM trong nước khác nói chung xây dựng chính sách phát triển lĩnh vực tín dụng bán lẻ một cách phù hợp và hiệu quả nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

    Giới hạn nghiên cứu.

    Đề tài tập trung nghiên cứu vào hoạt động tín dụng bán lẻ của Agribank chi nhánh 6 trong giai đoạn từ năm 2004 đến nay; từ đó nhận định được những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của nó tạo; từ đó tạo cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng ban lẻ tại Agribank chi nhánh 6 trong tương lai.

    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    - Tiếp cận hoạt động của Agribank chi nhánh 6 và toàn hệ thống Agribank, qua đó đánh giá tình hình hoạt động chung, thực trạng và định hướng phát triển trong tương lai của Ngân hàng. Đồng thời, rút ra những thế mạnh, điểm yếu cùng cơ hội và thách thức của Agribank trong thời kỳ hội nhập.

    - Sử dụng phương pháp hệ thống, thống kê, so sánh và phân tích các số liệu trên báo cáo.

    - Kết hợp những lý luận đã học, thực tế và các luật định trong nước để đưa ra một số giải pháp cần thiết góp phần phát triển tín dụng bán lẻ của hệ thống Agribank.

    - Đề tài còn sử dụng nguồn số liệu trong báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, các giáo trình về kinh tế, các tài liệu công khai của các cơ quan thông tin chính thức của Nhà nước và một số tài liệu của nước ngoài, v.v.

    5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    Đề tài này được bố cục thành 3 chương nhằm tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau đây:

    - Chương 1: trình bày cơ sở lý luận về NHTM cùng những hoạt động tín dụng bán lẻ của một NHTM.

    - Chương 2: phân tích tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ của Agribank chi nhánh 6 trong thời gian qua

    - Chương 3: xây dựng căn cứ và đề ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank chi nhánh 6.

    6. Ý NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG CỦA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

    Việc thực hiện nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn.

    - Về lý luận, đề tài này tóm tắt và củng cố lại những kiến thức nền tảng về hoạt động tín dụng bán lẻ của một NHTM cùng vị trí của hoạt động này trong tổng thể hoạt động kinh doanh của NHTM trong xu hướng hội nhập nền kinh tế quốc tế.

    - Về thực tiễn, đề tài này giúp bản thân Agribank chi nhánh 6 nói riêng và các NHTM trong nước nói chung rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế từ quá trình hoạt động, từ đó xác định được cơ sở để có thể xây dựng được những chiến lược phát triển tín dụng bán lẻ một cách thật phù hợp với tiềm lực sẵn có của Ngân hàng đồng thời cũng phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Đây là xu hướng tất yếu mà các Ngân hàng phải thực hiện mới có thể tồn tại và đứng vững trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Mặt khác, người thực hiện cũng rất hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...