Luận Văn Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Hà Tây

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, song song với quá trình hội nhập quốc tế, thương mại quốc tế ngày càng có điều kiện phát triển. Trong nền kinh tế mỗi nước, hoạt động kinh tế đối ngoại giữ vai trò cầu nối với các nước khác trên thế giới.
    Với nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế thị trường nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước, Việt Nam đang dần hội nhập với thế giới thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại giúp cho Việt Nam sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nhân lực, tài nguyên và các lợi thế so sánh của mình để tạo được vị trí thích hợp trong dây chuyền hợp tác và phân công lao động quốc tế. Nền kinh tế mở cửa đã thực sự tạo đà phát triển mạnh cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, cho các doanh nghiệp và Ngân hàng tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt là trong công tác thanh toán quốc tế (TTQT). Công tác TTQT được coi là một trong những trọng tâm của các hoạt động phục vụ kinh tế đối ngoại của đất nước.
    Là một phương thức thanh toán phổ biến, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có nhiều ưu điểm hơn các phương thức khác. Tuy nhiên trong quá trình tham gia thương mại quốc tế chúng ta chưa đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi phức tạp về nghiệp vụ, vì thế trên thực tế hiệu quả sử dụng phương thức này còn thấp và bị hạn chế nhiều. Điều này thúc đẩy các ngân hàng hơn bao giờ hết phải nâng cao hiệu quả sử dụng phương thức tín dụng chứng từ nhằm bảo vệ quyền lợi cho chính ngân hàng cũng như quyền lợi của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước. Đây cũng là nghiệp vụ rất được quan tâm tại Ngân hàng Công thương Hà Tây (NHCT HT) - một chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT VN).
    2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
    Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng Công thương Hà Tây, được tìm hiểu về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng. Cùng với sự vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế tìm hiểu tại Chi nhánh em đã chọn đề tài: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Hà Tây.
    Với mục đích tìm hiểu kỹ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT HT, luận văn tập trung vào nghiên cứu thực trạng hoạt động và những tồn tại trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Hà Tây, từ đó thử tìm ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ.
    Phạm vi nghiên cứu mang tính chất vi mô, tập trung vào hoạt động thanh toán quốc tế mà chủ yếu là thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Hà Tây.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như tổng hợp, phân tích, thống kê, liệt kê so sánh, kết hợp vận dụng lý thuyết với phân tích thực tiễn tại NHCT HT để làm cơ sở cho các kết luận từ đó đề ra các giải pháp phát triển.
    4. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
    Chương I: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế và phương thức tín dụng chứng từ
    Chương II: Thực trạng thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Hà Tây
    Chương III: Một số giải pháp phát triển thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Hà Tây
    Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các cô chú, anh chị trong NHCT Hà Tây để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, tạo mọi điều kiện về mọi mặt của Ban lãnh đạo, của các Anh, Chị phòng kinh doanh đối ngoại, các Thầy cô giáo khoa Thương mại, đặc biệt thầy giáo - TS Đỗ Ngọc Tước đã hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình để em hoàn thành luận văn này.
    Em xin chân thành cám ơn!
     
Đang tải...