Luận Văn Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiềm năng du lịch sông nước tại ĐBSCL

    ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành phố với diện tích tự nhiên toàn vùng là 39.747km2
    , dân số khoảng 17 triệu
    người, là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phần hạ lưu sông Mêkông tách ra hai nhánh sông lớn
    đổ bộ vào Việt Nam là sông Tiền và sông Hậu và một hệ thống kênh rạch chằng chịt. Sông ở cửa sau
    nhà, sau lưng nhà, chạy cặp theo những con lộ, ghe thuyền sinh hoạt ngày đêm xuôi ngược. Hình ảnh
    đó làm cho du khách cảm nhận như có một điều gì đó bí ẩn cần phải khám phá nhưng lại vừa có cảm
    giác thanh bình, dễ chịu. Đặc biệt, trên các hệ thống cù lao cũng như những vùng ven bờ, tập trung
    nhiều nhà vườn, vườn cây ăn trái gắn liền với cuộc sống hiền hòa hiếu khách của người dân Nam Bộ.
    Ngoài ra, tài nguyên sinh vật ở ĐBSCL cũng vô cùng phong phú với những loài đặc hữu tập trung tại
    các vườn quốc gia, các sân chim, tràm chim, những vùng đất ngập mặn ven biển cũng như trong vùng
    bưng trũng Đồng Tháp Mười và lung Ngọc Hoàng đã tạo nên sự đa dạng sinh học có sức hấp dẫn cao
    cho vùng sông nước miệt vườn này. ĐBSCL còn là nơi tập trung khá nhiều tài nguyên du lịch nhân
    văn, các di chỉ khảo cổ, những lễ hội phản ánh sinh động nét đa văn hóa của cộng đồng người Việt,
    Hoa, Khơme, Chăm Hơn nữa, so với các quốc gia có dòng Mêkông chảy qua, ĐBSCL là nơi có mật
    độ dân cư sinh sống ven bờ đông đúc nhất, so với cả nước, hoạt động giao thông đường thủy ở
    ĐBSCL sầm uất hơn hẳn. Trong khi tỷ lệ hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy trên cả nước
    trung bình là 34.5% thì ở ĐBSCL là 66%, tỷ lệ vận chuyển hành khách cả nước là 15.3% thì ở ĐBSCL
    là 32%. Đặc biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh, việc giao lưu hàng hóa với ĐBSCL bằng đường thủy
    chiếm đến 82%.

    Bên cạnh đó, với một vùng sông nước được phù sa bồi đắp quanh năm thì những hoa trái và sản vật
    dồi dào đã trở thành nguồn nguyên liệu đặc sắc tại chỗ để chế biến những món ăn đậm chất của
    phương Nam như: cá lóc nướng trui, cá tai tượng chiên xù, lẩu mắm ăn kèm với các loại rau vườn
    như: kèo nèo, lá cách, bông sua đũa, bông bí, bông điên điển rất hấp dẫn. Cùng với những đặc sản
    nổi tiếng lâu đời gắn liền với các địa danh như: kẹo dừa Bến Tre, nem Lai Vung Đồng Tháp, bưởi
    Năm Roi Bình Minh, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, bánh pía Sóc Trăng, mắm thái Châu
    Đốc Tất cả đã tạo nên một hương vị khó phai trong lòng du khách khi đến với ĐBSCL.

    Mặc khác, các tài nguyên du lịch của ĐBSCL được phân bố tương đối tập trung thành các cụm du lịch
    tiêu biểu như:
    ã Cụm du lịch tả ngạn sông Tiền ( Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp)
    ã Cụm du lịch hữu ngạn sông Tiền và sông Hậu ( Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang,
    Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau)

    Sản phẩm du lịch của hai cụm này là chủ yếu là du lịch sinh thái sông nước , tham quan cuộc sống đời
    thường trên các cù lao sông Tiền như Long - Lân – Qui – Phụng ở Tiền Giang và Bến Tre, tham quan
    chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Cái Răng ( Cần Thơ ), Vàm Láng ( Phong Điền ), Ngã bảy Phụng Hiệp ( Hậu
    Giang ), Sông Gành Hào ( Cà Mau ), Vĩnh Thuận ( Kiên Giang ),tham quan làng nghề như làm kẹo
    dừa ở Bến Tre, làm chiếu ở Tân Châu, tham quan các vườn quốc gia tràm chim Tam Nông, du lịch
    sinh thái ngập nước Đồng Tháp Mười, vườn quốc gia U Minh , du lịch văn hóa lễ hội cộng đồng
    Khơme, kết hợp tham quan di tích văn hóa lịch sử, di chỉ khảo cổ Oc Eo với loại hình homestay và
    đặc biệt là du lịch đường sông liên tuyến quốc tế sông Tiền – sông Hậu – Campuchia.

    ã Cụm du lịch An Giang – Kiên Giang:
    Với đặc trưng của mùa nước lũ và các lễ hội tôn giáo ở An Giang nên các sản phẩm: du lịch lễ hội (lễ
    hội vía bà, lễ hội đua bò Bảy núi ), sinh thái sông nước (tham quan tràm chim Trà Sư – búng Bình
    Thiên), du lịch tôn giáo tín ngưỡng và nghĩ dưỡng Núi Cấm là nét đặc trưng của tỉnh. Cùng với các
    sản phẩm du lịch của Kiên Giang: biển đảo Hà Tiên – Phú Quốc, du lịch MICE ở Phú Quốc đã tạo
    nên một vùng du lịch biên giới An Giang – Kiên Giang hiện nay hoạt động rất sôi nổi, tàu thuyền chở
    khách qua lại tấp nập trên con kênh Vĩnh Tế.
    Với những tiềm năng du lịch mạnh mẽ như thế, ĐBSCL sẽ phát triển nhiều loại hình du lịch nói chung
    và tạo ra những sản phẩm du lịch sông nước đặc thù cho mình nói riêng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...