Luận Văn Một số giải pháp phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2015

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2015
    MỞ ĐẦU
    Cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Nhận thức được vai trò này, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi phát triển DNN&V là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
    Thời gian qua, DNN&V là động lực phát triển cho nền kinh tế đất nước. Từ năm 2001 đến 6/2008 đã có 285.900 doanh nghiệp, chủ yếu là các DNN&V đã đăng ký mới với số vốn đăng ký 1.233.000 tỷ đồng, đưa tổng số các doanh nghiệp trong cả nước lên 349.300 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 1.389.000 tỷ đồng.Việt Nam ra nhập Tổ chức thương mại thế giới( WTO) đã trở thành cột mốc đánh dấu sự hoà nhập đầy đủ hơn của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy trong những năm qua, các DN nói chung và DNN&V Việt Nam nói riêng có nhiều cơ hội để hoà nhập và phát triển nhưng cũng gặp nhiều khó khăn thách thức.Do đó trong xu hướng phát triển, Nhà nước ta đã xác định xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển DNN&V ở Việt nam đến năm 2020 là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng có tính chất đột phá, tạo ra động lực phát triển KT – XH cho đất nước.
    Đối với tỉnh Phú Thọ, trong những năm qua, DNN&V trên địa bàn tỉnh đã phát triển khá mạnh cả về số lượng và quy mô, đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển KT-XH của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, các DNN&V trên địa bàn tỉnh hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế như: vốn, lao động, công nghệ, khả năng quản lý, tiếp cận thị trường, thiếu định hướng lâu dài trong hoạt động kinh doanh bên cạnh đó Tỉnh cũng chưa có những định hướng và chính sách ưu đãi tốt nhất để cho các DNN&V phát triển một cách bền vững dẫn đến năng lực cạnh tranh của các DNN&V kém, hiệu quả của sản xuất kinh doanh (SXKD) thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh .
    Việc phát triển DNN&V ở Phú Thọ không những đóng góp vào việc phát triển kinh tế của tỉnh mà còn tạo ra sự ổn định về mặt xã hội thông qua tạo việc làm cho người lao động, giảm khoảng cách giàu nghèo và tệ nạn xã hội. Vì vậy, trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh theo hướng CNH-HĐH thời gian tới, tỉnh rất coi trọng vai trò của DNN&V. Để làm được điều này, tỉnh Phú Thọ phải đưa ra các giải pháp để phát triển DNN&V, tìm ra các mô hình, các chính sách ưu đãi hợp lý nhằm phát triển các DNN&V một cách có hiệu quả và bền vững sao cho phù hợp với đặc điểm KT-XH của tỉnh, huy động được các nguồn lực, tiềm năng và lợi thế vốn có của tỉnh.
    Do tầm quan trọng của DNN&V, em xin chọn đề tài “ Một số giải pháp phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2015” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
    Nội dung nghiên cứu của em gồm 3 phần chính là:
    Chương I: Vai trò của DNN&V với phát triển KT – XH Việt Nam.
    Chương II: Thực trạng phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001 – 2008.
    Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2015.
    Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng và sự tạo điều kiện giúp đỡ của các cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ, Cục Thống Kê Phú Thọ đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA DNN&V VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 3
    1. ĐẶC ĐIỂM CỦA DNN&V: 3
    1.1. Khái niệm DNN&V: 3
    1.2. Đặc điểm của DNN&V: 4
    1.2.1. Về vốn kinh doanh: 5
    1.2.2. Về tổ chức quản lý doanh nghiệp và người lao động: 6
    1.2.3. Về công nghệ: 7
    1.2.4. Về lĩnh vực hoạt động: 8
    1.2.5. Về địa bàn hoạt động: 8
    2. VAI TRÒ CỦA DNN&V VỚI PHÁT TRIỂN KT – XH Ở VIỆT NAM. 10
    2.1. DNN&V đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. 10
    2.2. Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 11
    2.3. Đóng góp vào ngân sách nhà nước. 12
    2.4. DNN&V góp phần giải quyết việc làm, giảm áp lực về thất nghiệp. 12
    2.5. DNN&V làm đối tác liên kết làm tăng sức mạnh của các doanh nghiệp lớn: 13
    3. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DNN&V: 14
    3.1. Ưu, nhược điểm của DNN&V: 14
    3.1.1. Ưu điểm: 14
    3.1.2. Hạn chế, tồn tại: 15
    3.2. Các nhân tố tác động đến DNN&V: 16
    3.2.1. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. 16
    3.2.2. Môi trường pháp lý và các chính sách vĩ mô. 17
    4. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DNN&V Ở VIỆT NAM. 19
    4.1. Sự phát triển về số lượng các DNN&V ở Việt Nam. 20
    4.2. Sự phát triển của DNN&V phân theo nguồn vốn, lao động và ngành nghề kinh doanh. 21
    5. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DNN&V Ở MỘT SỐ TỈNH. 26
    5.1. Chính sách phát triển DNN&V ở tỉnh Đồng Nai: 26
    5.2. Chính sách phát triển DNN&V của tỉnh Bình Dương. 29
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNN&V TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001- 2008. 31
    1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ THỌ: 31
    1.1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý. 31
    1.1.1. Vị trí địa lý: 31
    1.1.2. Khí hậu: 32
    1.1.3. Đặc điểm địa hình: 32
    1.2. Tình hình KT – XH của tỉnh: 32
    1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế: 32
    1.2.2. Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: 34
    1.2.3. Về chuyển dịch cơ cấu lao động: 35
    1.2.4. Về đầu tư phát triển: 36
    2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNN&V Ở TỈNH PHÚ THỌ: 38
    2.1. Quá trình hình thành và sự phát triển về số lượng của các DNN&V. 38
    2.2. Tình hình giải thể, phá sản và chuyển đổi hình thức sở hữu của các DNN&V Phú Thọ trong giai đoạn 2001 – 2008: 39
    2.3. Sự phát triển DNN&V theo loại hình doanh nghiệp. 40
    2.4. Thực trạng về vốn của các DNN&V. 41
    2.4.1. Số lượng DNN&V theo quy mô vốn đăng ký. 41
    2.4.2. Vốn TB của các DNN&V: 44
    2.4.3. Về cơ cấu vốn. 46
    2.5. Thực trạng về nguồn nhân lực của các DNN&V. 46
    2.5.1. Số lượng lao động trong các DNN&V. 46
    2.5.2. Chất lượng nguồn nhân lực: 47
    2.6. Sự phát triển DNN&V theo cơ cấu ngành. 48
    2.7. Sự phân bố DNN&V trên địa bàn tỉnh. 50
    2.8. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNN&V. 51
    3. THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DNN&V: 52
    3.1. Thực trạng về môi trường kinh doanh: 52
    3.1.1. Môi trường hành chính, pháp lý. 52
    3.1.2. Thực trạng môi trường kinh tế. 54
    3.1.3. Thực trạng các chính sách vĩ mô đối với DNN&V Phú Thọ. 55
    3.1.4. Thực trạng về môi trường công nghệ. 58
    3.2. Thực trạng về hoạt động của thị trường. 59
    4. ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN DNN&V Ở TỈNH PHÚ THỌ. 61
    4.1. Đóng góp của DNN&V với sự phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Phú Thọ. 61
    4.1.1. Đóng góp về mặt kinh tế. 61
    4.1.2. Đóng góp về mặt xã hội. 63
    4.2. Một số tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển DNN&V. 63
    4.2.1. Một số tồn tại, hạn chế: 63
    4.2.2. Một số nguyên nhân chủ yếu: 66
    CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DNN&V TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 69
    2009- 2015. 69
    1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DNN&V Ở TỈNH PHÚ THỌ: 69
    1.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DNN&V CỦA TỈNH: 69
    1.1.1. DNN&V có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển KT – XH của tỉnh Phú Thọ. 69
    1.1.2. Tỉnh sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các DNN&V hoạt động. 70
    1.1.3. DNN&V được ưu tiên phát triển trong các ngành mà tỉnh có lợi thế. 73
    1.1.4. DNN&V được khuyến khích phát triển trong những ngành và lĩnh vực khai thác được lợi thế của DNN&V. 73
    1.2. Định hướng phát triển DNN&V giai đoạn 2009 – 2015. 74
    1.2.1. Định hướng về quy mô và số lượng DNN&V. 74
    1.2.2. Định hướng theo cơ cấu ngành kinh tế. 76
    1.2.3. Định hướng phát triển theo lãnh thổ. 78
    1.2.4. Định hướng theo loại hình doanh nghiệp: 79
    1.2.5. Định hướng về phát triển nguồn lực. 81
    2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DNN&V Ở PHÚ THỌ. 82
    2.1. Đổi mới quản lý Nhà nước đối với DNN&V Phú Thọ. 82
    2.2. Khuyến khích thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội DNN&V ở Phú Thọ. 84
    2.3. Hoàn thiện các chính sách vĩ mô đối với các DNN&V Phú Thọ. 87
    2.3.1. Chính sách về khuyến khích thành lập các DNN&V. 87
    2.3.2. Chính sách ưu đãi về vốn và tín dụng. 88
    2.2.3. Chính sách đất đai 89
    2.3.4. Chính sách khuyến khích cạnh tranh 89
    2.3.5. Chính sách hỗ trợ về công nghệ 90
    2.3.6. Chính sách phát triển nhân lực 91
    2.4. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp lớn và DNN&V trên địa bàn tỉnh. 92
    2.5. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNN&V Phú Thọ. 94
    2.5.1. Biện pháp khai thác và mở rộng thị trường 95
    2.5.2. Biện pháp đổi mới công tác quản lý trong DNN&V: 98
    KẾT LUẬN 100
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
     
Đang tải...